

Đặng Ngọc Diệp
Giới thiệu về bản thân



































câu 2
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông thể hiện sự tự do, phóng khoáng mà hàm súc và sâu lắng, suy tư. Từng câu thơ, câu văn của ông đều hướng ngòi bút về cuộc chiến tranh anh dũng của nhân dân, về tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa hòa chung vào tình yêu to lớn của quê hương. Bài thơ “Nhớ” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, là một trong những tác phẩm hay nhất của ông viết về tình yêu và nỗi nhớ của người chiến sĩ nơi sa trường gửi gắm về hậu phương. Tình yêu ấy thiêng liêng, cao cả, được nhân lên với tình yêu đất nước, tạo nên một bức tranh tình yêu vừa thấm đượm hình ảnh lứa đôi, vừa trang nghiêm trong hình hài Tổ quốc.
Những anh bộ đội cụ Hồ cống hiến tuổi xuân của mình trong cuộc chiến tranh Vệ quốc. Họ mang theo hy vọng của dân tộc, kì vọng của gia đình, khát vọng của bản thân và những tình yêu lứa đôi ngọt ngào tuổi xuân thì. Bị ngăn cách bởi chiến tranh, họ mang nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người đang yêu nào cũng có để mà nhung nhớ, để làm động lực cho bản thân:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây
Tình yêu và nỗi nhớ ấy không thể hiện khi người chiến sĩ đơn độc, mà tình yêu ấy lại được bộc phát khi người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những vị trí khó khăn, nhọc nhằn, tình cảm ấy lại như động lực thôi thúc nâng bước các anh hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nơi giữa đèo mây chông chênh giá lạnh, hay dưới ngàn cây oai phong hùng vĩ, tình yêu và nỗi nhớ như một ánh lửa, soi sáng, sưởi ấm và dẫn đường họ để tiến bước lên phía trước. Nỗi nhớ trong thơ, trong ca dao thường đi kèm với nỗi buồn da diết vì phải xa rời bạn đời của mình:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Nhưng nỗi nhớ trong thơ Nguyễn Đình Thi lại đi cùng với lí tưởng và sự sẵn sàng hy sinh. Yêu cho trọn kiếp, yêu đến khi nào có thể, yêu hôm nay nhưng không chắc ngày mai còn sống để nhớ nhung về người bạn đời của mình. Họ mang trong mình những tinh thần cảm tử, sẵn sàng ngã xuống bất cứ lúc nào để bảo vệ từng tấc đất quê nhà. Tình yêu ấy luôn đồng hành, sẻ chia, đồng cảm với người chiến sĩ, vừa “soi sáng đường”, vừa “sưởi ấm” tâm hồn người. Càng nhớ, càng thương, càng yêu thì ngôi sao ấy càng lấp lánh, ngọn lửa ấy lại càng bập bùng. Nỗi buồn mà chiến sĩ mang bên mình không ủy mị mà tràn đầy niềm vui, sự lạc quan. Đây là nét khai thác mới trong thơ của Nguyễn Đình Thi, chưa từng có trong thơ Việt Nam trước đó. Nhưng, sự lạc quan ấy lại bắt nguồn từ một thứ tình yêu bất diệt, trường tồn và cao đẹp hơn bất cứ thứ gì:
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn
Nỗi nhớ của người chiến sĩ Cộng sản ban đầu là tình yêu lứa đôi thuần túy, nhưng sau đó được nhân lên thành tình yêu Tổ quốc – thứ tình cảm đáng trân quý, đáng trân trọng và hết mực cao đẹp. Họ biết đặt mình vào bối cảnh hiện tại của đất nước, xã hội, biết gắn tình cảm riêng vào tình cảm chung của cả dân tộc. Nhưng không vì vậy mà bài thơ mất đi sự tự nhiên và cảm xúc dạt dào vốn có. Đọc bài thơ này, chúng ta không hề thấy nặng nề bởi trách nhiệm chính trị, tình hình xã hội rối ren, mà chỉ thấy tâm hồn cháy bỏng của một người chiến sĩ đang yêu. Ngọn lửa tình yêu luôn rực cháy, thể hiện xuyên suốt hành trình người lính đã trải qua. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là kim chỉ nam giúp họ vượt qua những ngày tháng khó khăn, gian khổ thời kì cứu nước:
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.
Bất kì ai sống, cống hiến và yêu trong những năm tháng mưa bom bão đạn ấy mà có lương tri, có ý thức và lòng tự tôn dân tộc thì không thể tách khỏi cộng đồng. Họ đau đáu nỗi đau của dân tộc, của sự khao khát tự do và hòa bình, vì vậy sẽ “yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Tuổi trẻ ấy nếu không cầm súng bảo vệ Tổ quốc, thì giặc ngoại xâm sẽ cướp đi tuổi trẻ của họ, tình yêu của họ, đất nước của họ . Đến khi ấy, họ sẽ mất tất cả – mất động lực sống, cống hiến. Vì vậy, chỉ có cùng chiến đấu thì mới có thể “yêu nhau kiêu hãnh làm người”. Tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước cũng được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học Việt, đề cao sự gắn kết không rời giữa cá nhân nói riêng và đất nước nói chung:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu”
Tình yêu đôi lứa cùng với tình yêu Tổ quốc trở thành điểm tựa, thành đề tài đi vào thơ ca giai đoạn này như một lựa chọn tất yếu. Hòa cái tôi riêng vào cái ta chung của đất nước.
Những triết lý tình yêu của Nguyễn Đình Thi trong thơ giai đoạn này như đốm lửa nhỏ, gộp chung vào ngọn lửa lớn của dân tộc. Tình yêu lứa đôi được thổi hồn từ tình yêu đất nước, triết lý ấy luôn đúng trong bất cứ thời kì nào, kể cả trong thời bình. Vì vậy, dễ hiểu vì sao những tác phẩm của Nguyễn Đình Thi có giá trị lâu bền cho tới tận hôm nay. “Nhớ” của ông đã thể hiện một tâm trạng phổ biến của bất cứ đôi nam nữ nào đang chìm đắm trong tình yêu đôi lứa. Nhưng tình cảm ấy lại được chắp cánh một cách trang trọng, trân quý bởi gắn liền với nó là tình yêu đất nước cao đẹp, đưa thứ tình cảm cá nhân gắn chung với tình cảm lớn của đất nước. Cảm xúc thực ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh đẹp và lời thơ trong sáng đã thể hiện được lý tưởng sống cao đẹp và tạo nên sức sống trường tồn của bài thơ.
câu 1
Lao động và ước mơ là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau. Lao động không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là con đường dẫn đến ước mơ. Qua lao động, chúng ta rèn luyện ý chí, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Quá trình lao động miệt mài giúp ta khám phá năng lực bản thân, định hình và hiện thực hóa ước mơ.
Ước mơ, ngược lại, là động lực thúc đẩy con người lao động. Ước mơ lớn lao giúp ta nỗ lực không ngừng, vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu. Lao động cần thiết để biến ước mơ thành hiện thực, và ước mơ là ngọn lửa thắp sáng con đường lao động. Khi kết hợp hài hòa cả hai, con người có thể sống trọn vẹn và đạt được thành công. Vì vậy, chúng ta cần xác định ước mơ rõ ràng và lao động chăm chỉ để biến ước mơ ấy thành hiện thực. Lao động và ước mơ song hành, tạo nên cuộc sống ý nghĩa và thành công.
c1Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản này là nghị luận.
c2Văn bản bàn về vấn đề ý nghĩa to lớn của lao động đối với sự tồn tại và hạnh phúc của con người cũng như vai trò của lao động đối với cộng đồng xã hội.
Câu 3. Để làm rõ ý kiến "Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống", tác giả đã sử dụng những bằng chứng là các ví dụ cụ thể về hoạt động kiếm ăn của các loài động vật: chim yến tự kiếm mồi khi lớn, hổ và sư tử tự mình lao động để tồn tại. Những bằng chứng này rất cụ thể, dễ hiểu và thuyết phục, giúp người đọc hình dung rõ hơn về vai trò của lao động trong sự sống của các loài động vật.
Câu 4. Câu nói "Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không" cho thấy thái độ tích cực của tác giả đối với lao động. Lao động không chỉ là hoạt động kiếm sống mà còn là nguồn hạnh phúc, là yếu tố quyết định đến sự thành công và viên mãn trong cuộc đời mỗi người. Điều này thôi thúc mỗi người cần phải tìm thấy niềm vui trong công việc mình làm, biến lao động trở thành một phần ý nghĩa của cuộc sống.
Câu 5. Một biểu hiện cho thấy hiện nay vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động là sự ỷ lại, dựa dẫm, không muốn lao động chân chính, chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp. Nhiều người coi lao động là gánh nặng, là sự bắt buộc, thiếu đi sự tự hào và trách nhiệm trong công việc của mình. Điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết về giá trị đích thực của lao động đối với bản thân và xã hội.
Thuật toán kiểm tra số nguyên tố:
- Nhập số nguyên n.
- Nếu n ≤ 1, trả về "Không phải số nguyên tố".
- Nếu n ≤ 3, trả về "Số nguyên tố".
- Nếu n chia hết cho 2 hoặc 3, trả về "Không phải số nguyên tố".
- Lặp từ i = 5 đến √n với bước nhảy là 6:
- Nếu n chia hết cho i hoặc n chia hết cho i + 2, trả về "Không phải số nguyên tố".
- Trả về "Số nguyên tố".
Thuật toán kiểm tra tính chẵn lẻ của tổng dãy số:
- Nhập dãy số a gồm n phần tử.
- Khởi tạo tổng sum = 0.
- Lặp từ i = 0 đến n - 1:
- sum = sum + a[i]
- Nếu sum chia hết cho 2, trả về "Tổng là số chẵn".
- Ngược lại, trả về "Tổng là số lẻ".
Chuyển thuật toán thành chương trình Python:
python
import math
def is_prime(n):
if n <= 1:
return False
if n <= 3:
return True
if n % 2 == 0 or n % 3 == 0:
return False
for i in range(5, int(math.sqrt(n)) + 1, 6):
if n % i == 0 or n % (i + 2) == 0:
return False
return True
def check_sum_even_odd(arr):
sum = 0
for num in arr:
sum += num
if sum % 2 == 0:
return "Tổng là số chẵn"
else:
return "Tổng là số lẻ"
# Ví dụ sử dụng
print(is_prime(17)) # Output: True
print(check_sum_even_odd([1, 2, 3, 4, 5])) # Output: Tổng là số lẻ
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lập trình. Nó giúp đảm bảo chất lượng của phần mềm, phát hiện lỗi sớm và ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn trước khi phần mềm được phát hành. Kiểm thử giúp tăng độ tin cậy, hiệu suất và bảo mật của phần mềm. Ví dụ: Trước khi phát hành một ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các nhà phát triển sẽ tiến hành kiểm thử để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu người dùng, kiểm tra xem ứng dụng có hoạt động chính xác khi xử lý các giao dịch tài chính hay không, và đảm bảo ứng dụng hoạt động ổn định trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau.
python
def sap_xep(arr):
chan = []
le = []
for x in arr:
if x % 2 == 0:
chan.append(x)
else:
le.append(x)
chan.sort()
le.sort()
return chan + le
# Ví dụ
danh_sach = [3, 1, 4, 1, 5, 9, 2, 6, 5, 3, 5]
ket_qua = sap_xep(danh_sach)
print(ket_qua) # Output: [2, 4, 6, 1, 1, 3, 3, 5, 5, 5, 9]