Nguyễn Thu Hồng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thu Hồng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

“Dân ta phải biết sử ta – cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Câu nói giản dị mà sâu sắc của Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh vai trò của lịch sử mà còn hàm ý về tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống – vốn là gốc rễ tinh thần của một dân tộc. Trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, việc giữ gìn những nét đẹp truyền thống đang trở thành một thách thức lớn, nhưng lại vô cùng cần thiết. Giá trị văn hóa truyền thống là toàn bộ những tinh hoa vật chất và tinh thần do cha ông ta tích lũy và lưu truyền qua bao thế hệ, thể hiện qua phong tục tập quán, trang phục, ngôn ngữ, lễ hội, ẩm thực, đạo lý sống, nghệ thuật dân gian,… Đây chính là bản sắc riêng biệt làm nên hồn cốt của dân tộc Việt Nam, giúp phân biệt ta với các quốc gia khác. Giữ gìn và bảo vệ những giá trị ấy chính là gìn giữ bản sắc dân tộc, là cách để ta biết mình là ai, đến từ đâu, và đang gìn giữ điều gì cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội và sự du nhập ồ ạt của văn hoá ngoại lai, nhiều giá trị truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Không ít người trẻ dần xa rời tiếng Việt chuẩn mực, không còn mặn mà với áo dài, ca dao tục ngữ hay phong tục ngày Tết cổ truyền. Trái lại, họ dễ dàng chạy theo những trào lưu hiện đại mà thiếu sự chọn lọc. Nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ đã và đang nỗ lực gìn giữ truyền thống bằng những hành động cụ thể: mặc áo dài vào ngày lễ lớn, tham gia các CLB hát dân ca, phục dựng trò chơi dân gian trong trường học, viết blog giới thiệu văn hoá Việt bằng tiếng Anh… Nhóm bạn trẻ “Vietnam Centre” đã đưa văn hóa Việt ra thế giới bằng cách tái hiện lịch sử, phong tục Việt qua hình ảnh đồ họa hiện đại, thu hút sự quan tâm của giới trẻ cả trong và ngoài nước. Hay như ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã thành công trong việc lồng ghép nhạc cụ dân tộc, chất liệu văn hóa truyền thống vào các sản phẩm âm nhạc hiện đại, tạo nên sự giao thoa thú vị và độc đáo. Mỗi người trẻ hôm nay cần tự ý thức rõ vai trò của mình trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc. Bản thân em, em luôn tự hào về nguồn gốc quê hương mình. Em chọn mặc áo dài trong các dịp lễ, cố gắng sử dụng tiếng Việt chuẩn, tham gia vào các hoạt động tìm hiểu di sản văn hoá, đọc và học những câu chuyện lịch sử, ca dao tục ngữ mà ông bà, thầy cô truyền dạy. Em tin rằng, từ những điều nhỏ ấy, mình có thể góp phần bảo vệ hồn cốt của dân tộc. Gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước hay một thế hệ, mà là sứ mệnh chung của tất cả chúng ta. Đó là cách để chúng ta giữ được bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập, là cách để Việt Nam vững vàng và tỏa sáng giữa dòng chảy văn hóa toàn cầu.

Nhân vật “em” trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và đậm chất truyền thống của người con gái thôn quê. Với “áo cánh nâu”, “quần lụa đen”, “tay hay làm” – “em” không chỉ là hình ảnh của một cô gái đảm đang mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, chân chất nơi làng quê Việt Nam. Khi “em” bắt đầu thay đổi: “em hôm nay khác rồi”, với “áo mới”, “tóc vấn tròn”, “môi son” – thì người “anh” cảm thấy xa lạ, tiếc nuối. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu với vẻ đẹp truyền thống và nỗi buồn trước sự thay đổi quá nhanh, mất đi sự hồn hậu vốn có. Đoạn thơ thể hiện quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Bính: trân trọng cái đẹp mộc mạc, tự nhiên và phê phán sự chạy theo vẻ đẹp hào nhoáng, giả tạo. Trong xã hội hiện đại hôm nay, thông điệp của bài thơ vẫn còn nguyên giá trị khi con người cần biết giữ gìn bản sắc, vẻ đẹp truyền thống giữa vòng xoáy của thời đại mới.

Bài thơ "Chân quê" thể hiện sự trân trọng của người đàn ông đối với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người yêu. Qua việc so sánh trang phục của người yêu khi đi chơi tỉnh với vẻ đẹp quen thuộc, dung dị thường ngày, bài thơ ngầm đề cao nét đẹp chân quê, thuần hậu. Thông điệp chính của bài thơ là sự đề cao vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, không cần cầu kì, xa hoa. Người đàn ông yêu thích vẻ đẹp "quê mùa" của người yêu, cho thấy sự trân trọng những giá trị truyền thống và sự chân thật trong tình cảm. Việc anh ta muốn người yêu giữ nguyên vẻ đẹp đó cho thấy tình yêu chân thành, không bị cám dỗ bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài.

Câu thơ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” sửdụng biện pháp tu từ ẩn dụ. “Hương đồng gió nội" là ẩn dụ cho những gì tinh túy nhất, thân thuộc nhất của làng quê. Từ “bay đi” gợi tả sự phai nhạt, mất mát của những giá trị ấy theo thời gian. “Ít nhiều” là một phép nói giảm nói tránh, thể hiện sự tiếc nuối, day dứt của tác giả trước sự biến đổi của làng quê. Sự mơ hồ của “ít nhiều" càng làm tăng thêm nỗi buồn man mác, khó diễn tả thành lời.


Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm, yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen. Những loại trang phục này đại diện cho sự đối lập giữa vẻ đẹp hiện đại, thời trang của thành thị và vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của làng quê.

Nhan đề "Chân quê" gợi lên cảm giác gần gũi, thân thuộc với những gì giản dị, bình yên của làng quê Việt Nam. Nó gợi nhớ về những hình ảnh quen thuộc như cánh đồng lúa chín vàng, con đường làng nhỏ, tiếng chim hót véo von, sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm. Đồng thời, nhan đề cũng hàm chứa một nỗi nhớ da diết, một sự trân trọng đối với vẻ đẹp hồn hậu, chất phác của cuộc sống nơi thôn dã. "Chân quê" không chỉ là một địa danh, mà còn là một không gian chứa đựng nhiều kỷ niệm, tình cảm sâu sắc.

-Nếu là H, em sẽ lựa chọn góp ý trực tiếp với M một cách lịch sự hoặc nhờ ​giáo viên hỗ trợ để cùng tìm hướng giải quyết thay vì chia sẻ số điện thoại và xúc phạm ​​bạn công khai như vậy.

- Nếu làm M ​em sẽ chủ động nhận lỗi sửa sai và nói chuyện thẳng thật với H để hòa giải thay vì chỉ yêu cầu gỡ bài một cách thụ động.

a,

- Theo em, hành động của B là xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Điện thoại là tài sản cá nhân và nội dung tin nhắn là thông tin riêng tư của A. Dù tò mò, B không nên tự ý đọc hay chia sẻ thông tin đó​

- Nếu là B, em sẽ không đọc hay chụp lại nội dung tin nhắn của A. Nếu tin nhắn hiện lên mà em vô tình thấy, em sẽ bỏ qua và không can thiệp.

b,

-Theo em, hành động của H là xâm phạm quyền ​bất khả xâm phạm về thư tín. Việc tự ý mở thư của người khác là không tôn trọng và xâm phạm vào quyền riêng tư của họ, gây nhiều ảnh hưởng.

- Nếu là H, em​​​​ sẽ không mở thư ra mà đưa lại nguyên vẹn cho chú. Nếu tò mò, em có thể hỏi chú sau khi chú đọc xong, nhưng không được tự ý xâm phạm quyền riêng tư.