Đỗ Thị Phương Thảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đỗ Thị Phương Thảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, để không chùn bước trước nghịch cảnh, thế hệ trẻ cần rèn luyện bản lĩnh và ý chí kiên cường. Trước tiên, mỗi người trẻ nên xây dựng cho mình tư duy tích cực, xem thất bại là bài học chứ không phải là điểm dừng. Việc này có thể bắt đầu từ thói quen nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, chủ động tìm hướng giải quyết thay vì buông xuôi. Thứ hai, cần trau dồi kỹ năng sống và kiến thức nền tảng để có đủ hành trang vượt qua thử thách. Đọc sách, học hỏi từ người đi trước, tham gia các hoạt động xã hội là cách hiệu quả để phát triển bản thân. Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường sống tích cực – nơi có những người bạn đồng hành đáng tin cậy, truyền cảm hứng – cũng rất quan trọng. Cuối cùng, lòng kiên trì và sự tự tin sẽ giúp người trẻ vững vàng tiến bước, bởi như lời nhà văn Nguyễn Hiến Lê từng nói: "Nghịch cảnh có thể là bàn đạp cho thành công, nếu ta biết tận dụng nó." Câu 2 Bài thơ Những dòng sông quê hương của Bùi Minh Trí là một bản hòa ca trữ tình sâu lắng, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê – biểu tượng gắn bó máu thịt với lịch sử, văn hóa và tâm hồn dân tộc Việt. Với giọng thơ tha thiết, hình ảnh giàu tính biểu cảm và cấu trúc linh hoạt, tác phẩm đã khắc họa dòng sông không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là chứng nhân của thời gian, là biểu tượng thiêng liêng của quê hương đất nước. Một trong những nét nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ là việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa. Dòng sông hiện lên vừa gần gũi, cụ thể – với phù sa, bến nước, thuyền chài – lại vừa được nâng tầm thành biểu tượng tâm linh, ghi dấu bao kỷ niệm và biến cố. Khi tác giả viết:

“Chỉ có lòng sông mới hiểu

nước mắt, mồ hôi, máu thấm ruộng đồng”,

dòng sông trở thành nhân chứng lặng lẽ của lịch sử, của những đau thương và khát vọng dựng xây của dân tộc. Hình ảnh ấy vừa nên thơ, vừa chất chứa chiều sâu tâm linh, gợi sự thiêng liêng đầy xúc cảm. Bên cạnh đó, thi phẩm còn sử dụng thành công chất liệu ngôn ngữ giàu nhạc tính. Những câu thơ ngắn, nhịp thơ linh hoạt khiến bài thơ không chỉ dễ thấm mà còn tạo nên tiết tấu nhẹ nhàng như dòng chảy của sông quê. Sự ngắt nhịp hợp lý giúp chuyển mạch cảm xúc mượt mà, từ hoài niệm quá khứ, đến hiện tại sống động và niềm tin vào tương lai tươi sáng: “Mùa xuân tới

Chim bay theo dòng

Núi rừng lưu luyến

Sông trôi xuôi bỗng sáng mênh mông…”. Sự chuyển biến hình ảnh cũng thể hiện tài hoa của nhà thơ trong việc kết nối giữa không gian thiên nhiên và không gian lịch sử, giữa hồi tưởng và hiện thực. Một đặc sắc nữa không thể bỏ qua chính là tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho quê hương, đất nước. Tình cảm ấy không được thể hiện một cách ồn ào mà lắng đọng, thấm qua từng dòng chữ, từng hình ảnh. Dòng sông hiện diện như một phần máu thịt, là nơi cội nguồn ký ức và niềm tin được gìn giữ. Cái đẹp của bài thơ không nằm ở ngôn từ hoa mỹ, mà ở sự chân thành, trong sáng, giàu chất suy tư và nhân văn. Tóm lại, với lối viết cô đọng, ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh giàu sức gợi, bài thơ Những dòng sông quê hương không chỉ làm sống dậy những ký ức đẹp đẽ về quê hương mà còn khẳng định vị trí vững chắc của dòng sông trong tâm hồn người Việt. Tác phẩm là một minh chứng tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và cảm xúc, giữa cái đẹp thiên nhiên và cái đẹp tinh thần, để từ đó gieo vào lòng người đọc một niềm tự hào và yêu thương quê hương tha thiết.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2. Luận đề của văn bản: Nghịch cảnh giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực và thường giữ vai trò quan trọng trong sự thành công. Câu 3. Bằng chứng: Tác giả đã nêu hàng loạt tấm gương tiêu biểu như: Edison thất bại hàng ngàn lần trước khi thành công với bóng đèn. Voltaire, Proust, Beethoven, Milton, Darwin… đều lập nên sự nghiệp nhờ nghịch cảnh về sức khỏe. Hellen Keller vượt qua mù, điếc, câm để trở thành một diễn giả nổi tiếng. Ben Fortson dù cụt chân vẫn trở thành thống đốc. J.J. Rousseau, Phan Bội Châu, Tư Mã Thiên, Gandhi… tận dụng nghịch cảnh để học tập và sáng tạo nên tác phẩm lớn. Nhận xét: Các bằng chứng rất phong phú, cụ thể, tiêu biểu, thuộc nhiều lĩnh vực và thời đại khác nhau. Những dẫn chứng ấy vừa xác thực vừa giàu sức thuyết phục, cho thấy tác giả có sự nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng để làm sáng rõ luận điểm. Câu 4. Mục đích: Khích lệ tinh thần vượt khó, cổ vũ ý chí và nghị lực vươn lên trong nghịch cảnh cho người đọc, đặc biệt là thanh niên. Nội dung: Nêu và chứng minh rằng nghịch cảnh không phải là trở ngại mà chính là cơ hội, động lực giúp con người rèn luyện bản thân và vươn đến thành công. Câu 5. Nhận xét: Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ và sinh động. Ông trình bày vấn đề rõ ràng, có sự giải thích, phân tích và kết hợp với hàng loạt dẫn chứng cụ thể. Giọng văn giàu cảm xúc, đôi lúc pha chất văn học, lời lẽ thuyết phục và dễ đi vào lòng người. Cách sử dụng hình ảnh, câu nói nổi tiếng, so sánh khéo léo góp phần tăng tính hấp dẫn và hiệu quả lập luận.


Trong dòng chảy không ngừng của xã hội hiện đại, con người ngày càng tiếp cận với những luồng văn hoá mới, hiện đại,đa dạng và hấp dẫn. Tuy nhiên, trong sự hội nhập ấy có một câu hỏi lớn đặt ra cho ta một câu hỏi làm thế nào để giữ gìn và bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống nó vốn là cội nguồn tạo nên bản sắc dân tộc? Đây không chỉ là một nhiệm vụ lâu dài của mỗi cá nhân trong xã hội

Văn hoá truyền thống là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó có thể là ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, trang phục ,nghệ thuật dân gian, lễ hội dân tộc... Nhưng do chị ấy không chỉ phản ánh bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc mà còn là nền tảng tinh thần vững chắc, giúp cộng đồng gắn kết và phát triển bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nếu không giữ gìn được giá trị đó chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ "hòa tan" vào các nền văn minh khác đã đánh mất bản sắc riêng

Tuy nhiên hiện nay, nhiều biểu hiện cho thấy sự thờ ơ và lãng quên văn hóa truyền thống, nhất là trong giới trẻ. Không ít người không còn biết hoặc không quan tâm đến những nét đẹp xưa như câu ca dao, điệu hò, chiếc áo dài hay ngày tết cổ truyền. Thậm chí lối sống gấp gáp thực dụng và ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai khiến một bộ phận người dân đánh giá thấp hoặc coi thường giá trị truyền thống đó là một thực trạng đáng báo động .

Việc giữ gìn bảo vệ Vân hóa truyền thống không đồng nghĩa với việc bảo thủ hay khớp từ cái mới, mà là biết tiếp nhận tinh hoa hiện đại trên nền tảng bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể hiện đại hóa trang phục truyền thống để phù hợp với đời sống, có thể tổ chức lễ hội truyền thống một cách sáng tạo để hấp dẫn giới trẻ hoặc đưa văn hóa dân gian vào giáo dục nhà trường, phim ảnh, hay mạng xã hội. Quan trọng là giữ được" hồn cốt"của dân tộc trong từng chuyển động của thời đại. Mỗi cá nhân đều có thể góp một phần nhỏ vào công cuộc ấy như vết trân trọng giá trị truyền thống, học hỏi về văn hóa dân tộc, sử dụng tiếng Việt đúng cách, hay đơn giản là giữ gìn nếp sống của gia đình mang tính nhân văn. Cả nhà trường và cộng đồng cần tạo ra một môi trường để giữ gìn bản sắc dân tộc

Tóm lại việc giữ gìn bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại không chỉ là bảo vệ quá khứ Và còn là vun đắp cho tương lai bởi một dân tộc Chỉ có thể phát triển bền vững khi biết đứng vững trên nền tảng văn hóa của chính mình. Giữa muôn vàn những cái mới mẻ hiện đại chính những giá trị chân chất truyền thống lại là điều khiến mỗi con người thấy mình thuộc về một nơi chốn, một cội nguồn không Thể thay Thế

Trong bài thể Chân quê của Nguyễn Bính nhân vật em hiện lên là một cô gái quê với tâm hồn trong sáng , dịu dàng nhưng đang dần bị ảnh hưởng bởi lối sống và vẻ ngoài thành thị . Hình ảnh em sau chuyến đi tỉnh trở về không còn là cô thôn nữ với chiếc "yếm lụa sồi", "áo tứ thân" hay chiếc " khăn mỏ quạ" mà thay vào đó là một cô gái diện lên " khăn nhưng","quần lình" hay là áo dài khuy bấm đó là những trang phục mang một hơi hướng thành thị một cách rực rỡ và khác lạ .Sự thay đổi khiến cho chàng trai vừa ngỡ ngàng vừa tiếc nuối bởi vẻ đẹp chân quê đã bị lấn át đi .Qua nhân vật em ta có thể thấy nhà thơ bày tỏ nỗi lo về sự mai một của những giá trị truyền thống trong dòng chảy hiện đại hoá . Đồng thời nhân vật cũng đang thể hiện về một lớp giới trẻ đang bị cuốn theo cái mới mà dần quên đi cội nguồn

Thông điệp của bài thơ là: hãy trân trọng vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và chân thành của người con gái quê cũng như giữ gìn những giá trị truyền thống, đừng để sự hào nhoáng của đô thị làm phai nhạt hồn quê chân thật.


Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm (trang phục mới, hiện đại, thành thị) Yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen (trang phục truyền thống, quê mùa)

Nhan đề của bài Chân quê gợi lên liên tưởng về một vẻ đẹp mộc mạc , giản dị, thuần khiết, của người con gái và cuộc sống làng quê , đồng thời thể hiện sự trân trọng nét đẹp truyền thống, tự nhiên, không phô trương

Bài thơ thuộc thể thơ tự do

Cho một danh sách các số nguyên. Hãy viết chương trình sắp xếp danh sách này sao cho tất cả các số chẵn đứng trước tất cả các số lẻ, trong nhóm số chẵn và nhóm số lẻ, các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Đầu vào: [64, 34, 25, 12, 22, 11, 90]

Đầu ra: [12, 22, 64, 90, 11, 25, 34]

Hướng dẫn giải:

def should_swap(a, b):

if a % 2 != 0 and b % 2 == 0:

return True

elif a % 2 == b % 2 and a > b:

return True

else:

return False


def bubble_sort_chan_le(arr):

n = len(arr)

for i in range(n - 1):

for j in range(0, n - i - 1):

if should_swap(arr[j], arr[j + 1]):

arr[j], arr[j + 1] = arr[j + 1], arr[j]

my_list = [64, 34, 25, 12, 22, 11, 90]

bubble_sort_chan_le(my_list)

print("Mảng đã sắp xếp:", my_list)

Trình bày thuật toán

Bước 1. Nhập dãy số a[1], a[2], ..., a[n].

Bước 2. Tính tổng các phần tử của dãy số S = a[1] + a[2] + ... + a[n].

Bước 3. Kiểm tra nếu tổng S chia hết cho 2:

Bước 3.1. Nếu đúng, trả về "Tổng chẵn".

Bước 3.2. Nếu sai, trả về "Tổng lẻ".

[1] Chuyển mô tả thành chương trình bằng phương pháp làm mịn dần:

A = [int(input(f"Nhập phần tử thứ {i+1}: ")) for i in range(n)]

Tính tổng các phần tử của dãy số S = a[1] + a[2] + ... + a[n]. → Làm mịn tiếp tại [2]

if S%2 == 0:

return "Tổng chẵn"

else:

return "Tổng lẻ"

[2] Làm mịn chương trình tính tổng:

S = 0

Duyệt dãy từ i = 0 đến n: → Có thể chuyển trực tiếp thành câu lệnh

S = S + a[i]

[3] Chương trình hoàn chỉnh:

A = [int(input(f"Nhập phần tử thứ {i+1}: ")) for i in range(n)]

S = 0

Duyệt dãy từ i = 0 đến n: → Có thể chuyển trực tiếp thành câu lệnh

S = S + a[i]

if S%2 == 0:

return "Tổng chẵn"

else:

return "Tổng lẻ"