

Nguyễn Thị Nhung
Giới thiệu về bản thân



































Trong số những truyện ngắn hiện đại, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là tác phẩm khiến em xúc động nhất. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bác họa sĩ, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Sa Pa. Qua đó, nhà văn khắc họa hình ảnh một con người sống lặng lẽ, âm thầm nhưng cống hiến thầm lặng cho đất nước. Anh thanh niên là biểu tượng của người lao động mới – giàu lý tưởng, yêu nghề, say mê khoa học và có lối sống đẹp. Dù cô đơn giữa núi rừng, anh vẫn luôn tự học, nuôi dưỡng tâm hồn bằng sách, cây và lòng yêu đời. Tác phẩm giúp em hiểu rằng: những con người thầm lặng ấy chính là nền móng cho sự phát triển bền vững của đất nước. “Lặng lẽ Sa Pa” không chỉ là một truyện ngắn, mà còn là một bản nhạc nhẹ nhàng ca ngợi vẻ đẹp con người trong lao động và sự hy sinh thầm lặng.
Đoạn thơ thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ – dám hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. Dù ai cũng tiếc tuổi hai mươi, nhưng nếu không hy sinh thì ai giữ gìn Tổ quốc? Câu thơ khơi dậy lòng biết ơn những người lính đã ngã xuống vì hòa bình hôm nay.
Thành phần biệt lập: “(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)”
Tác dụng: Là thành phần tình thái, thể hiện sự nuối tiếc tuổi trẻ nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
A,- Lớp phủ thổ nhưỡng nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa: + Khí hậu nóng ẩm của nước ta đã làm cho quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày. + Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ sẽ hòa tan xảy ra mạnh,dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm,hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam. Đất có đặc điểm chua và nghèo mùn
B, nguyên nhân dẫn đến suy giảm sinh vật nước ta:
+ ô nhiễm môi trường
+chặt phá rừng khai thác gỗ
+săn bắn buôn bán trái phép các loài động vật,thực vật quý hiếm +khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
+sự thu nhập các loài ngoại lai
A,
- Về nông nghiệp: + Nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,.... + Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Thủ công nghiệp: + Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh. + Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được. - Thương nghiệp: + Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. + Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
B,
- Nét nổi bật về tình hình xã hội: + Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn. + Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng; khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội… - Suy nghĩ: tính từ năm 1802 đến năm 1862, ở Việt Nam có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn như vậy đã cho thấy: + Tình hình xã hội bất ổn dưới triều Nguyễn. + Đời sống của người dân khổ cực, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc, khó có thể hòa giải