

Triệu Thảo Nguyên
Giới thiệu về bản thân



































Nguyên nhân:
Thiếu trung thực trong tạo phẩm số có thể do người thực hiện muốn đạt được thành tích cao, được khen thưởng hoặc công nhận mà không cần bỏ nhiều công sức. Cũng có thể vì muốn sao chép sản phẩm của người khác để tiết kiệm thời gian hoặc vì không có ý thức tôn trọng bản quyền.
Hậu quả:
- Làm giảm giá trị thật của sản phẩm và năng lực cá nhân.
- Mất uy tín, bị xử lý kỷ luật hoặc pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng.
- Gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng sáng tạo, làm lan rộng hành vi gian lận.
- Gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả thật.
Ví dụ minh họa:
Một học sinh tham gia cuộc thi thiết kế poster tuyên truyền bảo vệ môi trường nhưng sao chép gần như toàn bộ nội dung và hình ảnh từ Internet mà không ghi nguồn. Khi bị phát hiện, bạn bị loại khỏi cuộc thi và cảnh cáo vì hành vi vi phạm bản quyền và thiếu trung thực.
Bài thơ “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông là một tác phẩm cảm động, thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người lính và quê hương, giữa bộ đội và nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Qua những hình ảnh giản dị và lời thơ mộc mạc, tác giả đã làm nổi bật chủ đề lớn của bài thơ: niềm vui đoàn tụ, tình quân dân gắn bó và vẻ đẹp của làng quê trong kháng chiến.
Chủ đề trung tâm của bài thơ là niềm vui mộc mạc, chan chứa nghĩa tình khi những người lính trở về làng sau những ngày chiến đấu nơi rừng sâu. Hình ảnh “mái ấm nhà vui”, “tiếng hát câu cười”, “xôn xao làng bé nhỏ” cho thấy không khí đầm ấm, rộn ràng lan tỏa khắp thôn xóm. Bộ đội không chỉ là người chiến đấu ngoài mặt trận mà còn là những người con thân yêu của làng quê, được chào đón bằng tất cả tình cảm chân thành. Những đứa trẻ hớn hở chạy theo, người mẹ già bịn rịn, những bữa cơm đạm bạc nhưng đậm nghĩa tình đều thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa bộ đội và nhân dân. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu cho tình cảm quân dân trong thời chiến – một tình cảm làm nên sức mạnh của kháng chiến.
Về nghệ thuật, bài thơ có nhiều điểm đặc sắc. Trước hết, bài thơ sử dụng thể thơ tự do, câu thơ ngắn, nhiều nhịp điệu linh hoạt, góp phần làm cho lời thơ tự nhiên, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân, khiến người đọc cảm thấy thân thuộc và ấm áp. Hình ảnh trong thơ mộc mạc mà giàu sức gợi: “nồi cơm nấu dở”, “bát nước chè xanh”, “mái lá nhà tre” – đều là những chi tiết bình dị mà chân thành, thể hiện cuộc sống đời thường nhưng tràn đầy yêu thương. Ngoài ra, việc lặp lại điệp ngữ “các anh về” giúp nhấn mạnh sự kiện trọng đại và niềm hạnh phúc lớn lao khi bộ đội trở lại làng.
Như vậy, “Bộ đội về làng” là một bài thơ giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm gắn bó giữa người lính với quê hương và nhân dân qua những hình ảnh gần gũi, thân thương. Bằng lối viết giản dị, chân thành, Hoàng Trung Thông đã khắc họa thành công vẻ đẹp tình quân dân, góp phần thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết trong kháng chiến. Bài thơ khiến em cảm thấy thêm yêu mến những người lính năm xưa và trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay.
Câu 1:
Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải: Tác giả muốn cung cấp những hiểu biết cơ bản và cần thiết về bão như khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân hình thành, tác hại và hậu quả của bão.
Câu 2:
Sự khác nhau giữa bão và mắt bão theo tác giả:
Bão là hiện tượng thời tiết cực đoan có sức phá huỷ lớn, trong khi mắt bão lại là vùng trung tâm của bão có thời tiết yên tĩnh, ít gió, trời quang mây tạnh.
Câu 3:
a. Thành phần biệt lập trong câu là: "(mắt bão lỗ kim)", đây là thành phần chú thích.
b. Đây là câu cảm thán, thể hiện cảm xúc tiếc nuối, xót xa về hậu quả của bão.
Câu 4.
- Cách triển khai thông tin: Tác giả đã trình bày bằng cách liệt kê kết hợp giải thích nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra bão.
- Nhận xét: Cách trình bày này giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và thấy được mối liên hệ giữa con người và tự nhiên trong việc hình thành bão.
Câu 5.
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản:
Hình ảnh minh họa về bão trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ hơn về cấu trúc và mức độ nguy hiểm của bão. Nhờ đó, thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và gây ấn tượng mạnh về sự tàn phá của thiên tai này.
Câu 6.
Là người trẻ, em nghĩ chúng ta cần nâng cao nhận thức về thiên tai và thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh. Chúng ta nên tham gia các buổi tập huấn phòng chống bão, hỗ trợ cộng đồng khi có thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, mỗi người cần góp phần bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu – một trong những nguyên nhân làm bão gia tăng. Nhà trường và gia đình cũng nên giáo dục kỹ năng ứng phó khi có bão để giảm thiểu rủi ro. Việc chủ động chuẩn bị không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng.
Thành phần biệt lập trong đoạn thơ là:
"(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)"
Tác dụng:
Đây là thành phần tình thái, được đặt trong dấu ngoặc đơn để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người nói. Nó thể hiện sự thật rằng tuổi hai mươi là quãng đời đẹp nhất nên ai cũng tiếc, qua đó làm nổi bật tinh thần hy sinh cao cả của những người lính: dù tiếc tuổi trẻ nhưng vẫn sẵn sàng cống hiến vì Tổ quốc.
Đoạn thơ trên làm em rất xúc động vì nói về sự hy sinh dũng cảm của những người lính trẻ. Họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đang ở tuổi đẹp nhất nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Dù ai cũng tiếc tuổi hai mươi, nhưng các anh đã chọn đặt đất nước lên trên bản thân mình. Câu thơ “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” khiến em càng thêm biết ơn những người đã ngã xuống. Nhờ có họ mà hôm nay chúng em được sống trong hòa bình.
Lê Minh Khuê là nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chuyên viết về thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" khắc họa hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong với tinh thần dũng cảm, lạc quan và tâm hồn trong sáng.
Truyện kể về ba cô gái Phương Định, Nho và Thao, thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống và làm việc tại một cao điểm, nơi thường xuyên bị bom đạn tàn phá. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu và phá bom chưa nổ. Công việc nguy hiểm, đối mặt với tử thần hàng ngày, nhưng họ luôn giữ tinh thần lạc quan và hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao.
Nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" ẩn dụ cho hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm, dù nhỏ bé nhưng tỏa sáng rực rỡ. Họ lặng lẽ cống hiến tuổi trẻ và sức lực cho Tổ quốc, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang. Nhan đề cũng gợi lên sự lãng mạn, mơ mộng trong tâm hồn các cô gái giữa hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.
Nhân vật Phương Định là cô gái Hà Nội xinh đẹp, nhạy cảm và mơ mộng. Cô yêu đời, thích ca hát và có tâm hồn trong sáng. Dù công việc nguy hiểm, cô luôn dũng cảm, bình tĩnh và hoàn thành nhiệm vụ. Phương Định cũng rất quan tâm, chăm sóc đồng đội, thể hiện tình cảm gắn bó, đoàn kết.
Nhân vật Nho nhỏ nhắn, xinh xắn và hồn nhiên. Dù vẻ ngoài mảnh mai, Nho rất dũng cảm, kiên cường trong công việc. Khi bị thương, cô chịu đựng đau đớn mà không kêu ca, thể hiện tinh thần mạnh mẽ và ý chí kiên cường.
Nhân vật Thao là chị cả trong tổ, chín chắn và trách nhiệm. Dù bên ngoài tỏ ra mạnh mẽ, cô cũng có những sở thích nữ tính như thêu thùa, chép lời bài hát. Thao luôn lo lắng cho đồng đội, thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm chân thành.
Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất qua lời kể của Phương Định, giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật. Ngôn ngữ truyện trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc, tạo nên sự gần gũi và chân thực. Tác giả khéo léo xây dựng tình huống truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa, làm nổi bật phẩm chất anh hùng và tâm hồn lạc quan của các nhân vật.
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê khắc họa thành công hình ảnh những nữ thanh niên xung phong dũng cảm, lạc quan và tràn đầy nhiệt huyết. Tác phẩm tôn vinh tinh thần cống hiến, sự hy sinh thầm lặng của họ cho độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến.
a,- Lớp phủ thổ nhưỡng nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu nóng ẩm của nước ta đã làm cho quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày.
+ Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam. Đất có đặc điểm nghèo mùn, chua.
+ Tính chất phân mùa của khí hậu Việt Nam với sự xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa đã làm tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du, miền núi.
+ Lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.
b, - Nguyên nhân tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm:
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ làm suy giảm mạnh tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng.
+ Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm cho các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh khác.
+ Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cháy rừng, hậu quả của chiến tranh,… làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên và suy giảm tính đa dạng sinh học,…
+ Gia tăng dân số, tình trạng di dân, sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn,…; các hạn chế và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh vật.
a,
- Về nông nghiệp:
+ Nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,....
+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Thủ công nghiệp:
+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh.
+ Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được.
- Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
+ Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
b,- Nét nổi bật về tình hình xã hội:
+ Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
+ Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng; khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội…
- Suy nghĩ: tính từ năm 1802 đến năm 1862, ở Việt Nam có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn như vậy đã cho thấy:
+ Tình hình xã hội bất ổn dưới triều Nguyễn.
+ Đời sống của người dân khổ cực, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc, khó có thể hòa giải
Các sinh vật có cùng môi trường sống là: - Môi trường trên cạn: nấm linh chi,xương rồng, hươu cao cổ, chim bồ câu.- Môi trường dưới nước: cá đuối, bạch tuộc.- Môi trường trong đất: giun đất, dế trũi.- Môi trường sinh vật: sâu đục thân,vi khuẩn E. coli
Để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng hơn cần: Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ hoặc thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) ăn tôm và cá nhỏ nhằm tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển mạnh hơn để ăn vi khẩn lam và các loài tảo, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo và vi khuẩn lam trong đầm. Ngoài ra có thể hạn chế nguồn thức ăn của vi khuẩn lam và tảo bằng cách tháo nước, nạo vét bùn ở đầm để loại bớt các chất gây ô nhiễm.