Luân Phạm Quang Vinh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Luân Phạm Quang Vinh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Để phát triển một cách toàn diện, bên cạnh việc tích lũy kiến thức, con người cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống tích cực để hòa nhập và khẳng định giá trị của bản thân. Đánh giá cao vai trò của kĩ năng sống, có nhận định cho rằng “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. “Kĩ năng sống” là những năng lực giúp con người giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả, phù hợp. Đó cũng là những khả năng của con người dùng để duy trì một trạng thái tích cực của tinh thần, kĩ năng sống được biểu hiện trực tiếp qua những lời nói và hành vi phù hợp khi tương tác với con người và môi trường xung quanh. Nếu tích lũy kiến thức có thể mang đến những tri thức, hiểu biết có ích để con người hiểu hơn về cuộc sống, là nhân tố quan trọng giúp con người thực hiện được những mục tiêu, hoài bão thì việc rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng không kém, đó là năng lực xử lí vấn đề cuộc sống của con người. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người không chỉ cần có tri thức mà còn cần trang bị cho mình những kĩ năng sống để khẳng định giá trị và hoàn thiện bản thân mình. Khi sở hữu cho mình những kĩ năng sống tích cực, con người có thể xử lí linh hoạt và có hiệu quả những tình huống có vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống, khi có những năng lực giải quyết vấn đề, vì vậy mà những khó khăn, thách thức của cuộc sống không thể làm khó họ, người có kĩ năng sống thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người gắn kết những mối quan hệ, mang đến thiện cảm trong mắt người đối diện. Mặt khác kĩ năng sống góp phần nâng cao giá trị của bản thân, hoàn thiện cho tính cách và năng lực của con người. Nếu chỉ có tri thức mà không có kĩ năng sống, con người sẽ trở nên thụ động trong những kiến thức mình có mà không thể vận dụng vào trong cuộc sống. Không có kĩ năng sống con người sẽ tự ti, thiếu chủ động trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; Không thể giải quyết những vấn đề của bản thân, của xã hội con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không thể phát huy tận độ những năng lực, sở trường vốn có. Câu nói “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức” đã khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với cuộc sống của con người. Do đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập tri thức, làm giàu cho vốn hiểu biết thì mỗi học sinh cần tích cực bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng mềm để thêm vững vàng trong cuộc sống hiện đại

Trong cuộc sống, việc có lòng kiên trì rất quan trọng để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Những người thành công không phải là những người may mắn hay có những tài năng siêu phàm, mà họ là những người biết kiên trì và nỗ lực không ngừng. Để có được lòng kiên trì, ta cần phải có sự quyết tâm và chấp nhận những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Việc thất bại không phải là thất bại, mà là cơ hội để học hỏi và cải thiện bản thân. Nếu chúng ta có lòng kiên trì, thì mỗi lần thất bại sẽ là một bài học quý giá để cải thiện và phát triển bản thân. Ngược lại, nếu ta không có lòng kiên trì, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, và không có cơ hội để cải thiện bản thân. Kiên trì cũng giúp chúng ta có một mục tiêu rõ ràng và đạt được những thành tựu đáng kể. Nếu ta không có mục tiêu rõ ràng, thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên bừa bãi và vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu ta biết mục tiêu của mình và kiên trì đạt được nó, chúng ta sẽ trở nên tự tin và đạt được những thành tựu đáng kể. Để có lòng kiên trì, chúng ta cũng cần phải biết nhận ra giá trị của sự kiên trì. Những người thành công đều biết rõ rằng kiên trì sẽ đem lại cho họ những lợi ích lớn hơn so với những người không kiên trì. Chúng ta cần nhận ra rằng thành công không đến một cách dễ dàng, mà nó đến với những người kiên trì và nỗ lực. Nếu chúng ta không có sự kiên trì, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội và không đạt được những gì mình mong muốn. Cuối cùng, để có lòng kiên trì, chúng ta cần phải có sự nhẫn nại và chịu đựng. Trong cuộc sống, không có gì đạt được một cách dễ dàng, và chúng ta cần phải chịu đựng những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật người thợ mộc trong truyện được xây dựng để gửi gắm bài học đó. Nội dung của truyện kể về một n gười thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà. Đầu tiên, người thợ mộc trong truyện là một một người có chí lớn, ham làm giàu. Anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, cái chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp khiến cho anh ta trở thành người không có chính kiến. Bất cứ người nào góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm chiếc cày được đẽo cần phải có những đặc điểm phù hợp với công việc sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà. Không chỉ thiếu kiến thức, người thợ mộc cũng thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu. Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.

Qua câu chuyện về con tàu Titanic, em nhận ra rằng dù con người có thể tạo ra những công trình vĩ đại đến đâu, thì trước thiên nhiên, chúng ta vẫn nhỏ bé. Tuy nhiên, trong nghịch cảnh, chính tình yêu thương và lòng nhân ái mới là điều làm nên sự vĩ đại thật sự của con người. Điều đó được thể hiện qua hành động cao cả của người đàn ông nhường phao cứu sinh – minh chứng cho "sức mạnh của con người" mà thiên nhiên không thể có được.

Gọi số sách 2 lớp 7A và 7B lần lượt là a và b ( sách, a,b thuộc N*) Ta có a + b = 121 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: a/5 = b/6 = a+b/ 5+6 = 121/11 = 11 Quyển sách lớp 7A quyên góp được là: 11 x 5 = 55 Số sách 7B quyên góp được là 11 x 6 = 66

Gọi số sách 2 lớp 7A và 7B lần lượt là a và b ( sách, a,b thuộc N*) Ta có a + b = 121 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: a/5 = b/6 = a+b/ 5+6 = 121/11 = 11 Quyển sách lớp 7A quyên góp được là: 11 x 5 = 55 Số sách 7B quyên góp được là 11 x 6 = 66

Gọi số sách 2 lớp 7A và 7B lần lượt là a và b ( sách, a,b thuộc N*) Ta có a + b = 121 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: a/5 = b/6 = a+b/ 5+6 = 121/11 = 11 Quyển sách lớp 7A quyên góp được là: 11 x 5 = 55 Số sách 7B quyên góp được là 11 x 6 = 66

HbBà kể em nghe Chuyện con ếch nọ Da thì nhăn nhó Tính lại kiêu căng Bơi lội tung tăng Ở trong giếng hẹp Bên con nháy nhép Và chú cua đồng Ếch xưng là ông Các loài đều sợ.