Nguyễn Ngọc Hà My

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Hà My
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 : Trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tính sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Sáng tạo không chỉ là khả năng nghĩ ra điều mới lạ, mà còn là năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hiệu quả. Đối với học sinh, sinh viên, sáng tạo giúp tiếp cận kiến thức theo cách riêng, phát triển tư duy phản biện và chủ động trong học tập. Trong công việc, sáng tạo mở ra nhiều hướng đi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp, công nghệ, truyền thông,... giúp người trẻ khẳng định giá trị bản thân. Ngoài ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, sáng tạo là yếu tố then chốt giúp giới trẻ thích nghi nhanh với thay đổi, đón đầu xu hướng và tạo ra đột phá. Một thế hệ trẻ sáng tạo chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, việc khuyến khích, rèn luyện và phát huy tính sáng tạo là điều hết sức cần thiết trong giáo dục và đời sống hiện nay.

Câu 2: Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút có giọng văn riêng biệt, sâu lắng, buồn thương mà đầy nhân hậu. Truyện ngắn Biển người mênh mông của chị không ồn ào, dữ dội nhưng đủ sức chạm đến trái tim người đọc bởi nỗi buồn nhân thế, bởi những phận người nhỏ bé mà sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo – những con người Nam Bộ tiêu biểu mang vẻ đẹp của sự thủy chung, nghĩa tình, nặng lòng với gia đình, quê hương và quá khứ.

Ông Sáu Đèo là người lính nông dân đã dành cả tuổi thanh xuân cho kháng chiến. Xa quê hương, xa gia đình suốt chín năm dài đằng đẵng, ông mang trong mình tình yêu nước mãnh liệt và tinh thần hy sinh cao cả. Sau chiến tranh, ông trở về quê hương nhưng lại sống cô đơn, không vợ con, chỉ làm bạn với con chim bìm bịp và những kỷ niệm xa xưa. Hình ảnh ông Sáu Đèo khiến người đọc day dứt bởi hành trình mỏi mòn đi tìm người vợ cũ để xin lỗi – hành trình ấy kéo dài gần bốn mươi năm, thể hiện nỗi ân hận chân thành và tình yêu thủy chung bền chặt. Những chi tiết như “ở đây một năm hai tháng mười chín ngày”, “ngõ nào cũng đi, hẻm nào cũng tới” hay ánh mắt ràn rụa nước mắt của ông đã khắc họa một con người sống tình cảm, giàu nhân hậu và luôn hướng về cội nguồn. Ông chính là hiện thân của người Nam Bộ: chất phác, nghĩa tình, thủy chung và luôn mang nặng ân tình với quá khứ.

Trái ngược với ông Sáu Đèo – một người từng trải, già đời – Phi là hình ảnh của lớp người trẻ tuổi sống giữa xã hội hậu chiến, mang trong mình những tổn thương tinh thần sâu sắc. Sinh ra trong sự từ chối, lớn lên thiếu thốn tình cảm gia đình, Phi sống lặng lẽ, buồn bã, nội tâm và thu mình lại trong thế giới riêng. Anh không được cha công nhận, mẹ thì tất bật với gia đình mới, chỉ còn bà ngoại là điểm tựa duy nhất. Dù có những biểu hiện buông xuôi như bỏ học, sống bê bối, đi hát rong…, nhưng sâu trong Phi vẫn là một tâm hồn nhạy cảm, luôn khao khát được yêu thương, được công nhận. Hình ảnh Phi chính là một mảnh đời trôi dạt giữa “biển người mênh mông”, là lời nhắn gửi nhẹ nhàng mà sâu xa về sự lạc lõng, cô đơn và khát vọng yêu thương trong cuộc sống hiện đại.

Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng giọng văn nhẹ nhàng, đầy xúc cảm, cùng với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ và nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế để làm nổi bật vẻ đẹp của những con người bình dị. Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau và những hệ lụy vẫn còn đó, vẫn in hằn trong từng số phận. Qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, nhà văn không chỉ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với con người mà còn gửi gắm thông điệp nhân văn về tình thân, tình người và khát vọng sống đẹp trong một xã hội đang dần mất kết nối.

Truyện ngắn Biển người mênh mông không chỉ là một tác phẩm giàu giá trị nhân đạo, mà còn là bản nhạc buồn về những kiếp người cô đơn giữa dòng đời tấp nập. Dẫu vậy, trong sự lạc lõng ấy, vẫn sáng lên vẻ đẹp của lòng yêu thương, sự thủy chung và tinh thần hướng về cội nguồn – những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ mà Nguyễn Ngọc Tư đã tinh tế khắc họa bằng trái tim của một người viết đầy rung cảm và trăn trở.

Câu 1: Văn bản thuyết minh

Câu 2 : -Người mua bán đều di chuyển bằng xuồng, ghe

- Sử dụng "cây bẹo" để rao hàng

- Có âm thanh rao hàng bằng kèn tay, kèn chân

-Các ghe, thuyền len lỏi khéo léo giữa dòng mà ít va chạm

-Có tiếng rao bán chè, bánh rất lảnh lót

Câu 3:

-Làm cho thông tin cụ thể, rõ ràng hơn

-Tăng tính xác thực, giúp người đọc hiểu rõ những nơi nổi tiếng về chợ nổi miền tây

-Gợi mở sự phong phú, đa dạng của văn hóa sông nước nơi đây

Câu 4:

-"Cây bẹo" giúp người mua dễ dàng nhận biết mặt hàng cần tìm từ xa

-Các âm thanh thu hút sự chú ý, làm chợ nổi thêm sinh động

-Phương tiện phi ngôn ngữ giúp việc giao thương nhanh chóng, thuận tiện hơn giữa dòng đông đúc

Câu 5:

Chợ nổi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của miền Tây.Chợ nổi gắn bó mật thiết với đời sống sông nước của người dân nơi đây, phản ánh sự khéo léo, sáng tạo và tinh thần lạc quan của họ. Bảo tồn và phát huy chợ nổi còn góp phần phát triển du lịch văn hóa, quảng bá hình ảnh miền Tây sông nước đến bạn bè trong và ngoài nước. 21:53 /-strong /-heart :> :o :-(