Hoàng Bảo Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hoàng Bảo Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Gọi l,l⁰ lần lượt là chiều dài của lò xo sau khi biến dạng và chiều dài của lò xo ban đầu

Độ biến dạng của lò xo là:

Δl=l−l⁰

Δl=23−20=3cm

Đổi 3cm=0,03m

b) Đổi 300g=0,3kg

Khi vật được treo vào lò xo và ở trạng thái cân bằng =>Fđh=mg=0,3x10=3N

Áp dụng định luật Hooke:

Fđh =k⋅Δl

=> k=Fđh/Δl=3/0,03=100N/m

a) Để một vật chuyển động tròn đều, cần có hai điều kiện sau:

Lực tác dụng: Lực ( hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều theo phương hướng tâm và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm

Độ lớn vận tốc không đổi chỉ thay đổi về hướng

b) Đặc điểm của lực hướng tâm:

Điểm đặt: Đặt trên vật chuyển động tròn đều

Phương: Luôn hướng dọc theo bán kính của quỹ đạo tròn

Chiều: Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn

Độ lớn: Fht = maht = mv²/r =mω²r

Trong đó:

Fht: Độ lớn của lực hướng tâm (N).

m: Khối lượng của vật (kg)

aht: Gia tốc hướng tâm (m/s²) v : Tốc độ dài của vật (m/s)

ω: Tốc độ góc của vật (rad/s)

Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà là tổng hợp của các lực khác tác dụng lên vật, có tác dụng giữ cho vật chuyển động tròn đều.

Ví dụ về lực hướng tâm trong thực tế:

Vd1: Vệ tinh nhân tạo chuyển động quanh Trái Đất: Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh đóng vai trò là lực hướng tâm, giữ cho vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất.

Vd2: Ô tô chuyển động trên đường vòng: Khi ô tô vào cua, lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường (cùng với lực nâng của mặt đường nếu đường nghiêng) tạo thành lực hướng tâm, giúp xe chuyển động theo đường cong.

Vd3: Vật nặng buộc vào sợi dây quay tròn: Khi quay một vật nặng buộc vào đầu sợi dây theo quỹ đạo tròn, lực căng của sợi dây đóng vai trò là lực hướng tâm, giữ cho vật chuyển động tròn đều.

a) Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

b) Va chạm đàn hồi: Khi va chạm, các vật bị biến dạng trong khoảng thời gian rất ngắn rồi lấy lại hình dạng ban đầu và chuyển động tách rời nhau sau va chạm. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: m1vectơV'1+m2vectơV'2=m1vectơV1+m2vetơV2.Trong va chạm hoàn toàn đàn hồi, động năng của hệ bảo toàn.

Va chạm mềm: Khi va chạm, các vật dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc sau va chạm.Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: (m1+m2)vectơV'=m1vectơV1+m2vectơV2.Trong va chạm mềm, động năng của hệ không bảo toàn (động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn ban đầu).

Động lượng và động năng của hệ vật trước và sau va chạm có đặc điểm là :

Va chạm đàn hồi: động lượng và động năng bảo toàn. Va chạm mềm: động lượng bảo toàn, động năng không bảo toàn.Va chạm đàn hồi sau va chạm các vật tách rời nhau, va chạm mềm sau va chạm các vật dính vào nhau chuyển động cùng vận tốc.