Lê Thiều Diệu Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Thiều Diệu Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà gồm:

- Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.

- Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới.

- Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi và sửa chữa các thiết bị điện và lắp đặt để phù hợp với các quy định và yêu cầu an toàn.

Câu 1: 

Thể thơ: 8 chữ

Câu 2:

Đề tài: Bài thơ miêu tả sự vắng lặng, cô đơn của bến đò trong cơn mưa, với hình ảnh cảnh vật và con người tĩnh mịch.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng: Nhân hóa.

   " Tre rũ rợi ", " Chuối bơ phờ"

- Tác dụng: 

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, giúp câu văn sinh động, hấp dẫn

+ Thể hiện một bầu không khí buồn bã.

Câu 4: 

- Bức tranh bến đò ngày mưa được tác giả miêu tả qua những hình ảnh:

Tre rũ rợi

+ Chuối bơ phờ 

+ Con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.

+ quán hàng không khách đứng xo ro.

+......

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm giác buồn bã, tĩnh lặng, cô đơn của bến đò trong ngày mưa.

Câu 5: 

- Qua bức tranh bến đò ngày mưa, bài thơ đã gợi lên tâm trạng buồn bã, cô đơn và tĩnh lặng. Cảnh vật vắng vẻ, mưa suốt ngày tạo nên cảm giác u ám, cho thấy sự lẻ loi của con người trong không gian đó

 

 

 

Câu 1: 

                                                                               Bài làm 

    Bài thơ " Bến đò ngày mưa" mang đến một cảm hứng chủ đạo về sự buồn bã, cô đơn và tĩnh lặng. Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên bến đò trong mưa với hình ảnh " Tre rũ rợi", " Chuối bơ phờ", tạo nên một không gian ảm đạm, u ám. Tiếp theo, sự tĩnh lặng của cảnh vật được chuyển sang hình ảnh con người, thể hiện cuộc sống đơn điệu, vắng lặng qua :"quán hàng không khách" và "thuyền cắm lại đậu trơ vơ". Điều này tạo ra một mạch cảm xúc buồn man mác, phản ánh tâm trạng cô đơn, mệt mỏi của con người trong không gian vắng lặng. Chủ đề của bài thơ chính là sự nặng lòng và tình yêu thầm kín mà thi nhân dành cho quê hương. Qua các hình ảnh vắng lặng, buồn tẻ của cảnh vật và sự tẻ nhạt, đơn điệu trong cuộc sống con người, bài thơ đã bộc lộ nỗi buồn sâu lắng, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù là trong hoàn cảnh vắng vẻ.

Câu 2:

                                                          Bài làm

        Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và chứa đựng bao ký ức đẹp đẽ từ thời ấu thơ. Quê hương không chỉ gắn bó với từng bước đi của chúng ta mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần, giúp mỗi người vững vàng trong cuộc sống. Trong bối cảnh xã hội hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, ý nghĩa của quê hương ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người?

         Quê hương là nơi mang lại cho con người cảm giác an toàn, bình yên. Sau những ngày dài đối mặt với khó khăn và thử thách trong cuộc sống, quê hương là nơi giúp ta tìm lại sự dễ chịu, nơi có gia đình và những người thân yêu. Dù có đi đâu, làm gì, hình ảnh quê hương luôn là điểm tựa giúp con người cảm thấy vững vàng, tự tin đối diện với mọi khó khăn.

         Bên cạnh đó, quê hương cũng là nguồn động lực lớn lao để mỗi người vươn tới tương lai. Những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp mà quê hương trao tặng giúp nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp ước mơ và lý tưởng sống cho con người. Chính vì vậy, quê hương không chỉ là nơi ta lớn lên mà còn là nơi khơi dậy tình yêu, giúp mỗi người thêm phần mạnh mẽ.

         Tuy nhiên trong quá trình phát triển, quê hương cũng đối mặt với nhiều thách thức. Sự phát triển kinh tế, xã hội đôi khi làm phai nhạt các giá trị truyền thống, và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng khiến cho một bộ phận giới trẻ rời xa quê hương, không còn giữ được sự gắn bó sâu sắc về nơi mình sinh ra. 

          Để quê hương không bị phai nhạt thì đầu tiên mỗi cá nhân cần biết trân trọng quê hương, chăm chỉ rèn luyện để đóng góp sức mình vào quá trình xây dựng, phát triển quê hương. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng cần phải có ý thức giữ gìn,bảo vệ những nét đẹp truyền thống của quê hương trong bối cảnh hiện nay.

          Tóm lại, quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng dối với cuộc đời mỗi con người. Nó không chỉ là nơi nuôi dưỡng ta về mặt thể xác mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn. Vì vậy, có đi xa hay thay đổi mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn quê hương.

 

 

 

2/1.3 + 2/3.5 + 2/5.7 +....+ 2/99.101

= 3-1/1.3 + 5-3/3.5 + 7-5/5.7 +.....+ 101-99/99.101

= 1-1/3+1/3-1/5+1/5-1/7 +....+ 1/99 - 1/101

= 1-1/101 = 100/101

Vậy 2/1.3 + 2/3.5 + 2/5.7 +....+ 2/99.101= 100/101

                                                               Giải

a) So sánh khối lượng công việc mà mỗi đội làm được trong một giờ ta được :

2/9 = 6/27

1/3 = 9/27

5/27

Suy ra 5/27 < 6/27 < 9/27  hay 5/27 < 2/9 < 1/3

Vậy trong một giờ, đội thứ ba làm được ít công việc nhất, đội thứ hai làm được nhiều công việc nhất.

b) Nếu làm chung thì mỗi giờ cả ba đội làm được số công việc là:

2/9 + 1/3 + 5/27 = 20/27 ( công việc )

Vậy nếu làm chung mỗi giờ cả ba đội làm được 20/27 công việc.

a) x - 2/3 = -5/12

suy ra x= -5/12 + 2/3

           x = 1/4

Vậy x=1/4

b) 8/5 : x = -2/3

suy ra x = 8/5 : -2/3

           x = -12/5

Vậy x= -12/5

c) 1 - 3/7.x=-2/7

 suy ra -3/7.x= -2/7 - 1

           -3/7.x = -9/7

                  x = -9/7 : -3/7

                 x = 3

Vậy x = 3

 

 

a) -2/7 + 2/7 : 3/5

= (-2/7+2/7):3/5

= 0:3/5

=0

b) -8/19 + (-4/21) - 17/21 + 27/19

= (-8/19 + 27/19) + (-4/21 - 17/21)

= 1-1=0

c) 6/5 x 3/13 - 6/5 x 16/13

= 6/5 x (3/13 - 16/13) 

= 6/5 x (-1)

= -6/5