Nguyễn Huy Hoàng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Huy Hoàng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Bộ truyền động cơ tăng mô men xoắn, bộ phận chống trượt bảo vệ hên thống khỏi quá tải, bánh răng truyền mô men xoắn.

Bộ truyền động cơ tăng mô men xoắn, bộ phận chống trượt bảo vệ hên thống khỏi quá tải, bánh răng truyền mô men xoắn.

Những bài học cuộc sống luôn là cơ hội để con người trưởng thành. Và câu nói " ai cũng cần có một điểm neo trên tấm bản đồ rộng lớn của cuộc đời " chính là một bài học đắt giá như thế. Mỗi chúng ta có một lí tưởng riêng, một cách sống riêng, một con đường riêng. Và để không bị lạc lối, mỗi người cần có cho mình một điểm neo - một điểm tựa vững chắc của cuộc đời mình, để dù có đi sai hướng thì khi ngoảnh đầu lại, ta vẫn không lo lắng sẽ bị lạc lối, càng không sợ sẽ bị cuốn vào những cám dỗ không mấy tốt đẹp. Điểm neo trên tấm bản đồ cũng giống như một mục tiêu để bạn không ngừng cố gắng, nó giống như một địa điểm mà bạn muốn đặt chân đến, bạn khao khát được nhìn thấy khung cảnh tươi đẹp đó bằng chính con mắt của mình, vậy thì bạn càng phải nỗ lực hơn bao giờ hết để có thể đến được điểm neo đó. Một điểm neo mang trong mình rất nhiều ý nghĩa mà mỗi người chúng ta có thể hiểu nó theo một cách riêng biệt, vì vậy nó sẽ là nguồn động lực to lớn nhất, vũng chắc nhất để bạn dựa vào mà không ngừng phát triển, không đi lên cho đến khi bạn đạt được điều mà mình mong muốn.


Câu 2:


Giữa muôn vàn mảnh đất phồn hoa đô hội, ta chỉ chọn một nơi để trở về, để nương náu và tìm chút hương bình yên cho tâm hồn, ấy là quê hương. Giữa ngàn vạn đóa hoa rạng rỡ đua mình trong bình minh ban sớm, ta chỉ yêu một loài hoa đẹp nhất trong lòng. Cũng như tình yêu đối với quê hương, đối với loài hoa, một tình yêu cao cả hơn hết mà tôi đặc biệt dành trọn trái tim chính là tình yêu đối với đất nước. Việt Nam - một quốc gia giàu đẹp không chỉ ở vật chất mà còn ở cả tình cảm thiêng liêng mà mỗi người giành cho Tổ quốc, rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để thay mình bày tỏ nỗi lòng này. Và một trong số đó, ta không thể không nhắc đến bài thơ Việt Nam ơi của tác giả Huy Tùng.


"Việt Nam ơi!


Đất nước tôi yêu


Từ lúc nghe lời ru của mẹ


cánh cò bay trong những giấc mơ


Từ lúc nghe truyền thuyết mẹ Âu Cơ


Từ lúc tôi còn chập chững tuổi thơ "


Mở đầu bài thơ là tiếng gọi Việt Nam ơi như tiếng gọi của tâm hồn, của con người đới với đất nước, thể hiện sự yêu mến và mong mỏi được đáp lại tình cảm của Việt Nam. Kết nối với câu thơ thứ 2, ta có thể thấy tác giả như đang muốn khẳng định tình cảm của mình đối với Tổ quốc thân yêu của mình.


Câu thơ thứ 3 và 4 nhắc đến lời ru của mẹ, nó làm tôi nhớ đến những ngày hè oi bức, trong cái trưa yên bình ấy, mẹ tôi ngồi bên cạnh, trên tay là một cái quạt được đan tỉ mỉ, tay còn lại thì vỗ nhẹ vào lưng tôi miệng ngân nga hát ru tôi ngủ. À...á....à....ời, à....á...à...ơi, cái cò mày đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lội cổ xuống ao. Hình ảnh cánh cò luôn gắn liền với những lời hát ru của người mẹ, khung cảnh cánh đồng vàng ươm với những cánh cò trắng bay lả bay la trên bầu trời trong xanh thật đẹp làm sao. Cùng với lời hát của mẹ, tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Tác giả đã khéo léo miêu tả lại khung cảnh bình yên ấy đến với người đọc, tuổi thơ như ùa về khiến độc giả cảm thấy nhớ nhung thời thơ ấu, tầm trưa chính là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một buổi sáng rong chơi nô đùa vui vẻ và một bữa trưa tuy đạm bạc mà lại chất chứa nhiều công sức và tình yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình. Hình ảnh ấy mãi mãi được lưu vào tâm trí mỗi người, làm dâng trào cảm xúc của người đọc cũng như người nghe chúng.


Tiếp nối dòng chảy hình dung lại tuổi thơ là những câu chuyện mà ta hay được nghe bà ngoại kể lại. Truyền thuyết về nàng Âu Cơ và một cái bọc trăm trứng kể lại cách mà một đất nước tươi đẹp được hình thành, nói đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam ta. Mặc dù chỉ là một truyền thuyết không có thật, tuy nhiên nó lại rất lôi cuốn đối với trẻ nhỏ, đây cũng là một cách để người lớn truyền tải lại tình yêu thương của quê hương đất nước đến với trẻ nhỏ, để chúng tìm tòi học hỏi thêm nhiều điều về quốc gia này.


Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ " từ lúc ", điều này giúp chúng ta dễ dàng hình dung lại khoảng thời gian tươi đẹp khi còn nhỏ, tuổi thơ gắn liền với những lời hát ru của mẹ và những câu chuyện của bà. Nhấn mạnh rằng, đó là một tuổi thơ trọn vẹn, có đầy đủ tình yêu thương của gia đình, cảm nhận được sự hạnh phúc từ khi còn bé nhỏ.


Nếu khổ thơ đầu tiên nói đến tuổi thơ đầy yên bình thì khỏ thơ thứ hai lại mang đến cho người đọc một hình ảnh những con người tài giỏi đang đấu tranh bảo vệ đất nước.


" Việt Nam ơi!


Đất mẹ dấu yêu


Của những con người


Đầu trần chân đất


Mà làm nên kì tích bốn ngàn năm


Qua bể dâu


Dẫu có điêu linh, dẫu có thăng trầm


Hào khí oai hùng muôn đời truyền lại


Để thác ghềnh rồi cũng vượt qua


Đường đến vinh quang nhiều bão tố phong ba"


Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả lại một lần nữa nhấn mạnh tình cảm của mình đối với quê hương đất nước.


" Việt Nam ơi!


Đất mẹ dấu yêu "


Chúng ta hay gọi đất nước là đất mẹ, vì nó cho ta hạnh phúc, cho ta biết thế nào là yêu thương.


" Của những con người


Đã bao đời đầu trần chân đất


Mà làm nên kỳ tích bốn ngàn năm "


Ba câu thơ trên nhắc lại cho ta nhớ đến sự nghèo khó của ngày xưa, khi mà con người không có dép để mà đi, không có mũ để mà đội, ấy vậy mà họ vẫn làm nên những điều kỳ tích. Tất cả những người thời xa xưa đều có trong mình một tâm lí rằng bản thân phải nỗ lực hơn nữa, cố gắng hơn nữa, không ngại gian khổ để phát triển đất nước. Đã có nhiều người tài giỏi đỗ đạt các quan chức lớn, đóng góp nhiều công lao cho đất nước đặc biệt là trong thời kì chiến tranh. Nếu không có họ, chúng ta đâu thể có được một Việt Nam hòa bình như bây giờ. Bốn ngàn năm, một khoảng thời gian dài bằng cả ngàn kiếp người, thế hệ trước ra đi, thế hệ sau tiếp nối, tinh thần đoàn kết đồng lòng của dân tộc đã chiến thắng tất cả.


" Qua bể dâu


Dẫu có điêu linh, dẫu có thăng trầm


Hào khí oai hùng muôn đời truyền lại "


Bể dâu là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thay đổi và biến động không ngừng của cuộc sống. Điêu linh chỉ sự đau thương, mất mát. Câu thơ ấy gợi lên sự trải qua những thời kì khó khăn, thử thách.


Thăng trầm chỉ sự lên xuống, biến động của cuộc sống. Hào khí oại hùng thể hiện tinh thần mạnh mẽ, khí thế hào hùng. Dù trải qua thăng trầm, tinh thần ấy vẫn không đổi


Muôn đời truyền lại gợi lên ý nghĩa về sự trường tồn, lưu truyền mãi mãi. Dù qua bao biến động, hào khí và tinh thần ấy sẽ được nhớ mãi


Tựu chung lại, ba câu thơ trên thể hiện sự kiên cường, bất khuất và tinh thần mạnh mẽ của con người Việt Nam trước những biến động, thăng trầm của cuộc sống


" Để thác ghềnh rồi cũng vượt qua


Đường đến vinh quang nhiều bão tố phong ba "


Thác ghềnh ở đây ý chỉ đến những khó khăn, gian khổ mà cha ông ta gặp phải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu thơ thứ chín của khổ hai muốn nói với người đọc rằng không gì có thể cản bước được chúng ta đến với hòa bình, hạnh phúc.


Vinh quang là ánh hào quang sau khi trải qua những biến động trong quá trình ấy. Bão tố phong ba được tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, làm nổi bật lên sự khó khăn thăng trầm.


Nói tóm lại, hai câu thơ trên nhắc nhở chúng ta rằng không có gì tươi đẹp mà không phải trải qua những khó khăn gian khổ. Để có được quốc gia độc lập như hôm nay, ông cha ta đã phải đánh đổi bằng xương máu.


Khổ thơ thứ hai gợi cho người đọc một cảm xúc có lẽ là tự hào, nhưng cũng không kém phần đau xót và cảm kích tới những người đã đánh đổi mạng sống để đổi lấy 1 Việt Nam hòa bình như bây giờ. Như nhắc nhở chúng ta rằng phải trân trọng và yêu thương những gì mà chúng ta đang có ở hiện tại, và đặc biệt là không ngừng cố gắng, góp một phần công sức để đưa đất nước ngày một giàu đẹp. Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta vẫn có thể vượt qua. Để rồi sau tất cả, chúng ta sẽ được đứng trên đỉnh vinh quang và tỏa sán rực rỡ.


" Việt Nam ơi!


Tiếng gọi từ trái tim


Nghe đâu đây lời tổ tiên vang vọng


Vận nước thịnh, suy, khát khao luôn cháy bỏng


Vượt những đảo điên, xây dựng ước mơ


Đường thênh thang nhịp thời đại đang chờ "


Lần này, Việt Nam ơi chính là tiếng gọi từ trái tim mỗi người. Như thôi thúc mỗi chúng ta, lời tổ tiên vang vọng đã cổ vũ tinh thần mỗi người.


" Vận nước thịnh, suy, khát khao luôn cháy bỏng


Vượt những đảo điên, xây dựng ước mơ


Đường thênh thang nhịp thời đại đang chờ "


Mặc dù vận nước có lúc mạnh lúc yếu, nhưng khát khao trong trái tim của mỗi người là không bao giờ thay đổi, nó sẽ luôn cháy bỏng với một tình yêu nồng nàn với đất nước.


Đảo điên là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Câu thơ vượt những đảo điên, xây dựng ước mơ thể hiện việc chúng ta vượt qua mọi biến cố, chông gai của cuộc đời. Xây dựng ước mơ là hướng tới những mong ước của bản thân, đặt ra một mục tiêu nhất định và nỗ lực vì nó. Đường thênh thang ý nói tới con đường tương lai tươi sáng, rộng mở. Nhịp thời đại đang chờ thể hiện sự kết nối với thời đại, xu hướng và như cầu của xã hội.


Tổng thể, ba câu thơ trên truyền tải tới độc giả thông điệp về việc vượt qua khó khăn, xây dựng ước mà và hoài bão, hòa nhập với thời đại để đạt được thành công


" Việt Nam ơi!


Đất nước bên bờ biển xanh


Tỏa nắng lung linh lòng người say đắm


Những bi hùng suốt chiều dài sâu thẳm


Và trăn trở hôm nay luôn day dứt trong lòng


Tiếng yêu thương vang vọng giữa trời không


Ơi Việt Nam! "


Trong khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng hình ảnh bờ biển xanh tỏa nắng lung linh là hình ảnh thể hiện sự tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Ngoài ra còn một số từ ngữ giàu cảm xúc như: lòng người say đắm, bi hùng, sâu thẳm, trăn trở, day dứt để thể hiện sự yêu mến, trân trọng và lo lắng cho đất nước. Qua đó thể hiện sâu sắc tình cảm của mình dành cho đất nước tươi đẹp này.


Thông qua văn bản Việt Nam ơi, Huy Tùng đã gợi lên lòng yêu nước sâu đậm của nhiều độc giả, đặc biệt, ông còn sáng tác bài thơ theo trình tự thời gian, từ khi còn bé xíu được mẹ ru ngủ, đến khi dần nhận thức được đất nước đang trong tình trạng cần người tài giỏi lãnh đạo để giữ nền độc lập, tiếp đó là khoảng thời đất nước yên bình, độc lập tự do, cuối cùng là Việt Nam trong thời bình. Trong các khoảng thời gian khác nhau, chúng ta có thể cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của mỗi thời đại là khác nhau. Cho đến hiện tại, khi chúng ta được sống trong hòa bình, tác giả mong muốn mọi người sẽ cố gắng cống hiến cho đất nước, giữ mãi một Việt Nam tươi đẹp như hiện tại.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là thuyết minh


Câu 2: Đối tượng thông tin của văn bản trên là ngôi sao T CrB


Câu 3: Cách trình bày thông tin trong đoạn văn "T CrB lần đầu được phát hiện vào năm 1866 bởi nhà thiên văn học người Ireland John Birmingham, nhưng phải đến đợt nova tiếp theo vào năm 1946, các nhà thiên văn học mới nhận ra rằng nó chỉ xuất hiện khoảng 80 năm một lần. Dựa trên chu kỳ đó, hiện nay chúng ta đã bước vào thời kỳ T CrB có thể bùng nổ trở lại bất cứ lúc nào.” rất hiệu quả vì nó kết hợp giữa thông tin lịch sử (được phát hiện năm 1866, nova năm 1946) với thông tin khoa học (chu kỳ 80 năm, khả năng bùng nổ trở lại). Việc sắp xếp thông tin theo trình tự thời gian giúp người đọc dễ dàng hiểu được quá trình phát hiện và nghiên cứu về ngôi sao này. Đặc biệt, việc nhấn mạnh "bất cứ lúc nào" tạo nên sự hấp dẫn và kịch tính, thu hút sự chú ý của người đọc.


Câu 4: Mục đích và nội dung của văn bản trên:


Mục đích: văn bản trên cung cấp cho độc giả các thông tin chính xác về sao T CrB, nhằm khơi gợi sự hào hứng muốn tìm hiểu và học hỏi về thiên văn học, cụ thể trong văn bản là sao T CrB.


Nội dung: Bao gồm thông tin về vị trí của ngôi sao trên bầu trời (giữa Hercules và Bootes, gần Corona Borealis), cách xác định vị trí của nó, lịch sử quan sát và chu kỳ hoạt động của nó.


Câu 5: Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên:


Hình ảnh về vị trí của T CrB theo mô tar của Space.com


Tác dụng: Làm văn bản thêm phần sôi động, tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin. Đồng thời cũng giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và hình dung vị trí của sao, làm tăng tính tò mò của độc giả


Số liệu: T Coronae Borealis là một nova nằm cách trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng


Các nhà thiên văn học mới nhận ra rằng nó chỉ xuất hiện khoảng 80 năm một lần


Tác dụng: Cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về khoảng cách của hệ sao này đối với trái đất và khoảng thời gian mà nó xuất hiện một lần nữa. Làm khơi dậy sự tò mò cũng như tăng độ tin cậy của các thông tin về sao mà tác giả cung cấp