

Nguyễn Mạnh Anh Tú
Giới thiệu về bản thân



































thành phần biệt lập là (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Câu thơ "Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?" đã truyền tải được thông điệp về sự hy sinh tuổi trẻ trong những năm tháng kháng chiến và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh "những tuổi hai mươi" là chỉ quãng thời gian tuổi trẻ, đẹp nhất của đời người, là lúc chúng ta vẫn còn sung sức, ngập tràn hoài bão và đam mê của mình. Tuy nhiên, vào những lúc mà đất nước nguy nan, đối mặt với quân xâm lăng, chính những người trẻ đó trở thành lực lượng tiên phong nòng cốt để bảo vệ dân tộc, xây dựng đất nước. Nếu như ai cũng ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết đến lợi ích của mình thì đất nước sao có thể tồn tại cho đến tận ngày nay. Sự độc lập, trường tồn và phát triển của đất nước phụ thuộc rất lớn vào những thế hệ trẻ, thế hệ sẵn sàng ra đi để bảo vệ tổ quốc thân yêu. Trong lịch sử, đã có biết bao nhiêu người anh hùng, người lính,... chẳng màng nguy hiểm bảo vệ cho đất nước. Họ đều là đại diện của 1 thế hệ tuổi trẻ gan dạ, sẵn sàng hy sinh tất cả vì hạnh phúc, độc lập và trường tồn của dân tộc. Tóm lại, câu thơ đã khẳng định được một tình yêu tổ quốc cao đẹp và vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ, dựng xây đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới và ấm áp. Một trong những tác phẩm của ông là truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” sẽ gửi gắm đến bạn đọc bài học giá trị.
Nhân vật chính trong tác phẩm là “tôi” - một cậu bé. Ngôi nhà của cậu có một khu vườn rộng lớn. Mỗi buổi chiều ra đồng về, “tôi” lại được theo bố ra vườn tưới nước cho cây cối. Người bố đã nghĩ ra một trò chơi thú vị, đó là yêu cầu tôi nhắm mắt lại rồi đi đến chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần, cậu đã đoán được tên gọi của tất cả các loài hoa. Không dừng lại ở đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác. Bố sẽ đứng ở đâu đó rồi hỏi “tôi” đoán xem khoảng cách là bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Người chú ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình. Sau đó, lại một trò chơi khác được nghĩ ra. Thay vì được chạm thì bây giờ nhân vật “tôi” chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, cậu đã nhận được lời khen của bố là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế gian. Nhân vật tôi nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Người bố thật tinh tế khi đã nghĩ ra những trò chơi thú vị, dạy cho con biết cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống. Còn nhân vật “tôi” lại là một đứa trẻ ngoan ngoãn, kiên trì và nhạy cảm khi biết cảm nhận thiên nhiên.
Không chỉ dừng lại ở đó, người bố còn dạy cho tôi về ý nghĩa giá trị của món quà. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm thì mọi người nghe có tiếng la hét. Nhân vật “tôi” đã đoán ra hướng của tiếng hét, mẹ nói rằng nó ở phía bờ sông. Vậy là bố đã quăng chén cơm ăn dở, băng qua vườn chạy ra bờ sông và cứu được thằng Tý. Khi nhận được món quà của thằng Tý là: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên dù rất ít khi ăn ổi nhưng người bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi “tôi” cảm thấy thắc mắc, bố đã giải thích cho cậu hiểu về giá trị của những món quà. Dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình.
Có thể khẳng định rằng, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng gửi gắm bài học giá trị nhân văn sâu sắc.