Nguyễn Thị Hà Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Hà Phương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki là nhà văn nổi tiếng người Nga. Truyện ngắn Xe đêm là một tác phẩm tiêu biểu của ông.

Nội dung của truyện kể về cuộc gặp gỡ của nhà văn An-đéc-xen với ba cô gái. Trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ đến Vê-rô-na, An-đéc-xen cùng đi với hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ. Họ tình cờ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền. Vì vậy, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ.

Sau khi lên xe, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện với ba cô gái, thử tượng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ. Với Ni-cô-li-a, An-đéc-xen tiên đoán “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy tính, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”. Với Ma-ri-a, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ “gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô” và “người đó tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hồn lớn lao”. Với An-na, An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong mọi việc”. Họ say sưa lắng nghe cho đến khi đến nơi. Trong những lời tiên tri của mình, An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng, mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp.

Qua truyện ngắn Xe đêm, nhà văn đã bộc lộ thái độ trân trọng, yêu mến dành cho An-đéc-xen. Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống. Bên cạnh giá trị nội dung, truyện còn thành công nhờ giá trị nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng kết hợp hiện thực và tưởng tượng, nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua cả những dấu ấn trong đời thực và những tưởng tượng, hư cấu. Nhân vật trong truyện hiện lên vừa sống động, vừa sắc nét qua lời đối thoại, vừa có chiều sâu qua lời người kể chuyện. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ trong sáng, đậm chất thơ cùng với nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian đã góp phần làm nên nét độc đáo trong truyện.

Xe đêm mang đậm phong cách sáng tác của nhà văn Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc.

Những câu chuyện cổ đã là sợi dây vô hình liên kết giữa hai thế hệ, giúp cho thế hệ sau hiểu hơn về thế hệ đi trước. Điều đó được thể hiện qua đoạn thơ dưới đây trong bài Chuyện cổ nước mình. “Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ được Lâm Thị Mỹ Dạ sử dụng thật độc đáo. Tác giả so sánh giữa cái trừu tượng với cái cụ thể để giúp người đọc hiểu được mối liên hệ giữa thế hệ ông cha và con cháu. Dù có trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Khoảng cách thế hệ dù có xa cách cũng nhờ có chuyện cổ mà trở nên gần gũi hơn. Bài học giá trị vẫn còn được truyền qua biết bao thế hệ. Từ đó, đoạn thơ trên muốn nhắc nhở mỗi người cần phải biết ơn, trân trọng thế hệ đi trước.

Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Đời cha ông với đời tôi là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh công sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha" nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta, chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời! 

Bài thơ "Khi mùa mưa đến" của tác giả Chu Phan mang đến cho người đọc những cảm xúc tươi vui, phấn chấn khi mùa mưa trở về. Mùa mưa không chỉ là thời điểm chuyển giao của thiên nhiên mà còn là lúc lòng người tràn đầy hạnh phúc. Những hình ảnh trong thơ như "sông đã phổng phao", "trời đẫm ướt" gợi lên sự sống động, tươi mới của cảnh vật. Cảm hứng của nhà thơ thể hiện rõ nét qua những câu thơ, khi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được niềm vui của cỏ cây, đất trời. Mưa như một bản nhạc du dương, mang theo hạt vui và hạt buồn, tạo nên một không gian yên ả, bình dị. Qua đó, tác giả không chỉ khắc họa vẻ đẹp của mùa mưa mà còn gửi gắm thông điệp về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, khiến cho lòng người thêm trẻ lại, tươi mới.

Đi lấy mật là một đoạn trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An, bối cảnh của tiểu thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người mến khách, yêu nước. Qua đoạn trích đi lấy mật, tác gia đã cho người đọc cảm nhận được về cậu bé An là một con người hồn nhiên, trong sáng và rất ham học hỏi.

 

An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.

 

Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”... Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.

 

Qua đoạn trích đi lấy mật, tất cả những chi tiết từ câu chuyện của mẹ đã cho ta thấy An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích quan sát và yêu thiên nhiên

Bài thơ "Khi mùa mưa đến" của tác giả Chu Phan mang đến cho người đọc những cảm xúc tươi vui, phấn chấn khi mùa mưa trở về. Mùa mưa không chỉ là thời điểm chuyển giao của thiên nhiên mà còn là lúc lòng người tràn đầy hạnh phúc. Những hình ảnh trong thơ như "sông đã phổng phao", "trời đẫm ướt" gợi lên sự sống động, tươi mới của cảnh vật. Cảm hứng của nhà thơ thể hiện rõ nét qua những câu thơ, khi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được niềm vui của cỏ cây, đất trời. Mưa như một bản nhạc du dương, mang theo hạt vui và hạt buồn, tạo nên một không gian yên ả, bình dị. Qua đó, tác giả không chỉ khắc họa vẻ đẹp của mùa mưa mà còn gửi gắm thông điệp về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, khi

Câu thơ "Ta hoá phù sa mỗi bến chờ" thể hiện ý nghĩa cao đẹp về sự cống hiến và hi sinh âm thầm nhưng bền bỉ, giống như phù sa luôn nuôi dưỡng và làm giàu cho đất.