

Lưu Vũ Bảo Nam
Giới thiệu về bản thân



































ễ hội Lim là một trong những lễ hội ngày Tết truyền thống nổi tiếng của người dân Bắc Ninh. Lễ hội này thường được tổ chức trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và được xem là tinh hoa của văn hóa vùng Kinh Bắc.
Kể từ ngày ra mắt lễ hội Lim cho đến nay, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu cử hành nghi lễ thường sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 14 tháng giêng âm lịch. Trọng tâm của lễ hội sẽ được tiến hành vào buổi sáng ngày 13 tháng giêng âm lịch.
8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia . Trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ, sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần ki-lô-mét . Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần .
Để hát thờ, các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.
Có nhiều trò chơi dân gian tron lễ hội Lim như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền và hát đối đáp với nhau.
Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh.
a. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:
- Về bộ máy cai trị:
+ Chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới đó là huyện
+ Chính quyền từ cấp huyện trở lên đề do người Hán nắm giữ.
- Về kinh tế:
+ Chiếm ruộng đất để lập thành ấp, trại và bắt dân cày cấy.
+ Áp đặt tô thuế nặng nề.
+ Độc quyền buôn bán về sắt và muối.
+ Bắt dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, sản vật quý.
- Về văn hóa xã hội: thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt và tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
b. So sánh hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa vương quốc Phù Nam và vương quốc Chăm-pa:
- Điểm giống:
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu tương đồng nhau: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi tự nhiên của rừng và biển; buôn bán bằng đường biển phát triển.
+ Tổ chức xã hội: Xã hội phân chia thành các tầng lớp chính như: tăng lữ, quý tộc, dân tự do (thương nhân, thợ thủ công).
- Điểm khác:
+ Tổ chức xã hội: Ở Chăm-pa, có một bộ phận nhỏ là nô lệ (phục vụ trong các gia đình quý tộc). Ở Phù Nam không có bộ phận nô lệ.
a. Những tác động của thiên nhiên tới sản xuất:
Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên.
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,...phù hợp.
- Đối với sản xuất công nghiệp:
Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
- Đối với giao thông vận tải và du lịch:
+ Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi.
+ Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
+Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.
b. Những tác động của con người khiến thiên nhiên bị suy thoái:
Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái bao gồm:
- Phá rừng: Việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác, khai thác gỗ hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng gây mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- Khai thác khoáng sản quá mức: Khai thác khoáng sản mà không có kế hoạch bền vững làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm nguồn nước: Xả rác thải, hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp vào sông, hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học: Dùng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp làm suy giảm độ màu mỡ của đất và ô nhiễm nguồn nước.
- Khí thải từ công nghiệp và phương tiện giao thông: Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và giao thông góp phần vào sự biến đổi khí hậu, làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm không khí.
- Khai thác thủy sản không bền vững: Đánh bắt quá mức và sử dụng phương pháp khai thác hủy diệt làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Câu 9.
- Biện pháp tu từ: so sánh Lòng bà thương Tích Chu - cao hơn trời, rộng hơn biển.
- Tác dụng:
+ Giúp câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh tình yêu thương lớn lao bà dành cho Tích Chu.
+ Tác giả dân gian thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng, đề cao đức hi sinh của người bà.
Câu 10.
Tích Chu là một nhân vật đầy bi kịch và sâu sắc. Sự hy sinh và lòng hiếu thảo của cậu đã khiến tôi cảm động và suy ngẫm về ý nghĩa của tình thương gia đình. Dù đã mất đi người thân, nhưng Tích Chu vẫn kiên trì và quyết tâm tìm kiếm nước để cứu bà. Câu chuyện này đã khắc sâu trong lòng tôi sự quan trọng của việc quan tâm và chăm sóc những người thân yêu xung quanh. Tích Chu là một biểu tượng về lòng hiếu thảo và lòng nhân ái, là nguồn động viên lớn cho tôi trong cuộc sống.
a. Nước ngầm được hình thành:
Sự hình thành nước ngầm là một vòng tròn khép kín, sau khi nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và một phần thấm xuống đất, qua tầng thấm nước tạo thành nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra biển, đại dương và tham gia vào quá trình bốc hơi, tích tụ mây, tạo ra mưa.
- Vai trò của nước ngầm:
+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Nước ngầm góp phần ổn định, điều tiết dòng chảy của sông ngòi.
+ Nước ngầm còn có vai trò cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
b. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm:
- Xử lí các nguồn nước từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,… trước khi thải ra ngoài.
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,…
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm các nguồn nước.
- Tích cực trồng và bảo vệ các loại rừng.
- Quy hoạch và xử lí chất thải nhựa, rác thải từ sản xuất và sinh hoạt,…
- Đại Cồ Việt của người Việt.
- Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn.
- Pa-gan của người Miến.
- Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn.
- Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me.
- Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai.
- Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a.
a. Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.
- Khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa): tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phân hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân hủy xác động vật, thực vật thành mùn. Động vật sống làm đất tơi xốp hơn.
- Địa hình (độ cao, độ dốc): ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
- Thời gian: trong cùng một điều kiện hình thành, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.
b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất của nước ta:
- Do con người: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nước ta.
+ Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ,...
+ Khai thác tài nguyên: khai thác than gây xói mòn đất, chất thải chứa hóa chất độc hại chưa qua xử lý thải ra môi trường,...
+ Chặt phá rừng: đất mất chất dinh dưỡng, độ phì.
+ Rác thải sinh hoạt: Chôn lấp rác không đúng cách, rác thải nhựa khó phân hủy,...
- Do tự nhiên: biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Mưa axit từ ô nhiễm không khí làm chua đất.
+ Xâm nhập mặn làm đất nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.