

Nguyễn Ngọc Trúc Linh
Giới thiệu về bản thân



































Câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển dùng: −- Biện pháp tu từ: nhân hoá,điệp ngữ
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ như ta mong muốn. Những nghịch cảnh thường xuyên xuất hiện, thử thách con người trong hành trình trưởng thành và phát triển. Vậy nghịch cảnh có thực sự đáng sợ, hay nó chính là một phần quan trọng của cuộc sống mà chúng ta cần chấp nhận?
Nghịch cảnh, theo cách hiểu đơn giản, là những tình huống khó khăn, khắc nghiệt mà chúng ta thường phải đối mặt. Đó có thể là những thất bại trong công việc, những khó khăn trong học tập, hay những cuộc chia ly, mất mát trong tình cảm. Dù ở lĩnh vực nào, nghịch cảnh cũng đều có thể khiến con người cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu nhìn theo một khía cạnh khác, những nghịch cảnh này lại mở ra cho chúng ta những bài học quý giá về cuộc sống.
Trước hết, nghịch cảnh giúp chúng ta nhận ra giá trị của bản thân. Khi đối diện với khó khăn, con người thường bắt đầu tìm kiếm những giải pháp, động lực để vượt qua. Những thất bại không chỉ là tổn thất, mà là cơ hội để chúng ta xem xét lại bản thân, xác định lại mục tiêu và tìm ra những phương thức mới để tiến về phía trước. Chẳng hạn, một sinh viên thất bại trong kỳ thi có thể thấy rõ điểm yếu của mình, từ đó quyết định thay đổi phương pháp học tập để đạt được kết quả tốt hơn trong lần sau. Chính thông qua nghịch cảnh, con người học được cách kiên nhẫn, kiên trì và không ngừng phấn đấu.
Bên cạnh đó, nghịch cảnh còn gắn kết con người với nhau. Khi phải đối diện với khó khăn, con người thường tìm đến sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Những lúc hoạn nạn thường là thời điểm mà tình bạn, tình thân được thể hiện rõ nét nhất. Sự sẻ chia, đồng cảm trong những lúc khó khăn tạo dựng nên mối quan hệ bền chặt và ý nghĩa hơn. Nó cũng giúp mỗi người nhận thức rằng mình không đơn độc, mà luôn có người bên cạnh sẵn sàng ủng hộ và đồng hành.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, không phải ai cũng có khả năng biến nghịch cảnh thành cơ hội. Một số người có thể trở nên chán nản, mất động lực và vin vào những khó khăn để bao biện cho sự thất bại của mình. Đó là lúc họ cần sự giúp đỡ, sự động viên từ những người xung quanh để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hay các chuyên gia tâm lý là cách hữu hiệu để vượt qua nghịch cảnh.
Chúng ta không nên xem nghịch cảnh như một điều xấu xa. Thực chất, đó chính là những bài học cuộc sống, những cơ hội để chúng ta trưởng thành hơn. Mỗi khó khăn đều đến với một lý do nhất định, và việc hiểu rõ bản chất của mỗi nghịch cảnh sẽ giúp chúng ta vững vàng hơn trong hành trình của mình.
Nghịch cảnh không thể tránh khỏi, nhưng chính cách mà chúng ta đối diện và vượt qua nó mới thực sự định hình nên con người chúng ta. Hãy luôn nhớ rằng, sau cơn mưa trời lại sáng, và chính những thử thách sẽ giúp chúng ta tỏa sáng hơn trong cuộc sống.
9."Vợ chồng hồi hộp trông những bông hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con."
10.trong cuộc sống, ai cũng có cái riêng của mình. Thật vậy, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một tương lai và mọi thứ khác với những người còn lại.
Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại Cồ Việt, Champa, Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton, Campuchia, DVva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a, Sri Vi-giay-a, Bu-tu-an, Ka-lin-ga, Tu-ma-sic.
Tên các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại Cồ Việt; Cham-pa; Chân Lạp; Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a; Tu-ma-síc; Bu-tu-an; Pa-gan; Pê-ru; Tha-tơn; Sri-vi-giay-a; Ka-lin-ga
C1 :Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở địa phương em: Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; ô nhiễm do hoạt động khai thác núi đá vôi…