

Đinh Thanh Lâm
Giới thiệu về bản thân



































Tôi làm sứ giả đã bao năm, đã nhận không biết là bao nhiêu vụ của vua, nhưng có một nhiệm vụ mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là lần tôi đã được chạm mặt với một vị anh hùng dân tộc nổi tiếng "Thánh Gióng ".
Khi đó, giặc Ân phương bắc đang lăm le xâm lược. Vua Hùng lo sợ, bèn sai tôi đi tìm người tài cứu nước. Khi đang đi đường để truyền tin, thì có một người phụ nữ chạy ra và nói rằng "Con trai tôi muốn gặp ngài để nói chuyện, xin ngài hãy đi theo tôi". Tôi đi theo người phụ nữ vào trong nhà, thì thấy một chú bé tầm ba tuổi. Chú bé nói với tôi rằng "Về tâu với vua, rèn cho ta một bộ giáp sắt, một cây giáo sắt, một con ngựa sắt". Lúc đầu tôi khá bất ngờ và nghi hoặc nhưng rồi cũng về tâu với vua. Sau khi đã có đủ đồ tôi quay trở lại đó để đưa đồ, tôi thấy chú vươn vai thành tráng sĩ rồi nhận lấy đồ tôi đưa, lên ngựa và phi ra chiến trường.
Bấy giờ, tôi mới được dân làng xung quanh kể lại rằng: ngày trước bố mẹ chú bé đó mãi không có con, rồi đến một ngày không biết vì sao, sau khi đi từ ruộng về bà vợ mang thai, 12 tháng sau bà sinh ra chú bé và đặt tên là Gióng.
Sau khi trở về kinh đô tôi được kể lại rằng: "1 số người dân gần nơi Gióng đánh kể rằng ngừa Gióng thét ra lửa đốt cháy mọi thứ, roi Gióng quật giặc ngã như ngả rạ, khi roi Gióng gãy thì ngài nhổ tre bên đường làm vũ khí. Khi đến 1 ngọn núi tên Ninh Sóc, Gióng cởi giáp, phi ngựa bay lên trời".Vì không biết lấy gì tạ ơn, vua nên đã lập đền thờ.
Đây có lẽ là câu chuyện mà cả đời tôi không bao giờ quên, và đây có lẽ là vinh dự lớn nhất của cuộc đời tôi.
Câu 9
-Biện pháp tu từ: Liệt kê.
-Chỉ ra: "khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội ".
-Tác dụng:nêu cao tác dụng của trầu cau và đá vôi.
Câu 10
Bài học rút ra là: Hãy quan tâm tới những người thân của mình. Hãy biết tha thứ cho người khác khi họ không cố tình hoặc nhầm lẫn.
Ở bất kì nơi đâu cũng sẽ thường có truyền thống lễ hội của nơi đó. Quê em cũng như vậy, đó là lễ hội Chùa Hang .
Hằng năm, lễ hội Chùa Hang sẽ thường được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 1 âm lịch. Vào sáng ngày 19 lễ hội sẽ chính thức bắt đầu. Lễ hội chùa Hang gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễnra với các nghi thức cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bách tính đước bình yên . Ngay sau phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Vào sáng ngày 19, đoàn rước kiệu sẽ bắt đầu đi rước xung quanh chùa và kết thúc ở chùa cổ hay còn gọi là "Tiên Lữ Động ". Dẫn đầu đoàn rước kiệu là đội múa sư tử, múa rồng oai phong, rực rỡ sắc màu. Tất cả thể hiện sự thành kính và niềm phấn khởi chào đón ngày hội.
Sau phần lễ là phần hội. Bà con và du khách thập phương được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, bắt trạch trong chum, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đi cầu thăng bằng, đi cà kheo,...Ngoài ra, du khách có thể xem hội thi văn nghệ của các tổ dân phố.
Lễ hội chùa Hang không chỉ là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mà còn gắ với nhiều ý nghĩa lịch sử khác.
Câu 9:
-Biện pháp tu từ : So sánh
-Thể hiện ở : "Lúc đầu bằng ngón tay" ; "đã như con chuột "
-Tác dụng : làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm ; giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh "quả"
Câu 10 :
Trước nghịch cảnh, mỗi người cần phải có suy nghĩ lạc quan. Mỗi người cần có hành động lạc quan . Không nên có các hành vi tiêu cực. Phải bình tĩnh để giải quyết các vấn đề của nghịch cảnh. Vì những điều đó giúp chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh.