

Trần Yến Ly
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
- Thể thơ: 8 chữ
Câu 2:
- Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh biển đảo và đất nước: biển, sóng dữ, Hoàng Sa, Tổ quốc, màu cờ nước Việt.
Câu 3:
- So sánh: Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
- Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Thể hiện tình yêu nước nồng nàn của tác giả và khẳng định sự quan trọng của việc giữ gìn Tổ quốc đối với mỗi người
Câu 4:
- tình cảm của nhà thơ: Thể hiện sự tự hào và lòng biết ơn đối với lịch sử Tổ quốc và đặc biệt là với những người lính trên biển đảo
Câu 5:
Trước an nguy của lãnh thổ quốc gia, thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu xây dựng nên. chúng ta cần biết ơn những người đã và đang có công xây dụng, gìn giữ biển đảo quê hương, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. và tuyên truyền về trách nhiệm gìn giữ đó với tất cả mọi người xung quanh.
Câu 1:
- Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh mà nhân vật phải xa quê
Câu 2:
- Những hình ảnh khiến nhân vật ngỡ như quê ta: nắng, mây trắng, đồi nhuộm vàng
Câu 3:
Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật
Câu 4:
ở khổ đầu tiên: nhân vật ngỡ như mình vẫn đang ở nhà
ở khổ thứ ba: nhận ra mình đang ở nơi đất khách quê người, ngắm nắng vàng, mây trắng cho đỡ nhớ quê nhà
Cau 5:
em ấn tượng nhất với hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi đất khách xa lạ nhưng lại khiến tác giả ngỡ như đây là quê nhà của mình. Dù ông có đang ngắm những cảnh vật đẹp đẽ ấy, nhưng ông vẫn không ngừng nhớ đến quê hương của mình.
Câu 1:
Bài thơ Ca sợi chỉ của Hồ Chí Minh là một tác phẩm giàu ý nghĩa, thể hiện tư tưởng sâu sắc về tinh thần đoàn kết, sự gắn kết giữa con người với nhau trong cuộc sống. Mượn hình ảnh sợi chỉ nhỏ bé nhưng có sức mạnh liên kết vạn vật. Sợi chỉ tuy đơn sơ, bé nhỏ nhưng khi kết hợp lại có thể tạo nên tấm vải đẹp, tượng trưng cho sức mạnh của đoàn kết. Không ai có thể làm nên việc lớn nếu chỉ hành động đơn lẻ, mà phải biết hợp tác, hỗ trợ nhau. Hình ảnh "tấm lụa là" và "bó đuốc sáng" tiếp tục nhấn mạnh sức mạnh của sự kết nối. Chỉ một bó đuốc nhỏ cũng có thể thắp sáng cả một vùng tối, giống như sự đoàn kết của nhiều cá nhân có thể tạo nên những thay đổi lớn lao trong xã hội. Như vậy, bài thơ không chỉ ca ngợi sự đoàn kết mà còn gửi gắm bài học sâu sắc về tinh thần tập thể. Hồ Chí Minh đã khéo léo dùng hình ảnh giản dị nhưng giàu sức gợi để truyền tải tư tưởng cách mạng và đạo lý làm người
Câu 2:
'Tinh thần đoàn kết là nguồn năng lượng bất tận' – Điều này trở thành chân lí không thể phủ nhận, là truyền thống gìn giữ bền vững của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã học rất tốt bài học về đoàn kết, từ đó luôn đạt được chiến thắng, bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được lưu truyền qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh:
Một cây không thể tạo nên một khu rừng
Nhưng ba cây kết hợp tạo nên ngọn núi vững chãi
Câu ca dao đã truyền đạt bài học quý báu và lịch sử nước nhà đã minh chứng cho điều đó. Thông qua câu ca dao, người xưa sử dụng hình ảnh của cây lá thiên nhiên để nói về con người: Một cây đứng một mình, dù to lớn đến đâu, nhưng cây đó chỉ là một nét rất nhỏ, mong manh trong bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên. Khi có cơn gió mạnh, nó dễ bị quật ngã. Ngược lại, ba cây mọc gần nhau, tạo thành một khu rừng, vững chãi như một đồi, núi, khó có gì làm chuyển động được.
Từ hình ảnh đó, câu ca dao kêu gọi sự đoàn kết, sự hợp nhất trong cuộc sống con người. Nếu tinh thần đoàn kết tạo ra sức mạnh, con người cần biết yêu thương, kết nối với nhau, tạo ra một thể thống nhất để dễ dàng đạt được thành công. Đó là ý nghĩa mà câu ca dao muốn truyền đạt.
Thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều trí óc hợp nhất làm một, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng dù cho công việc đó có khó khăn đến đâu. Chúng ta không thể quên câu chuyện về “Bó đũa”: Nếu lấy từng chiếc ra, chúng dễ bị bẻ gãy, nhưng nếu giữ nguyên bó, chúng không thể bẻ. Từ lâu, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được chứng minh.
Nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ về tình đoàn kết của dân tộc ta, một tinh thần đáng tự hào. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại quân Nam Hán đã thắng lợi. Chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên… đều là minh chứng cho tinh thần đoàn kết chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm. Dân tộc ta đã đoàn kết chống lại giặc phương Bắc hàng nghìn năm, và với tinh thần đoàn kết ấy, ta giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến.
Trang sử vàng chưa dừng lại, một cuộc chiến khác đầy thách thức hơn, quyết liệt hơn đã đến, thách thức tinh thần đoàn kết của dân tộc ta – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai… cùng nhau đóng góp sức mạnh, vai chịu gánh nặng. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng… coi như anh em một nhà, đoàn kết, nắm tay nhau, sống chết bên nhau với tâm huyết giết giặc, giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết nhau, chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một chiến thắng vô cùng hùng vĩ, thống nhất đất nước.
Tinh thần đoàn kết không chỉ hỗ trợ trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong xây dựng đất nước. Công trình khai hoang, thủy lợi, thủy điện, những thành tựu nghiên cứu khoa học… là thành quả của sự đồng lòng, của những con người lao động sáng tạo đầy tình yêu nước.
Nếu nhìn lại, chúng ta nhận ra bài học quý báu về tinh thần đoàn kết. Trong gia đình, nếu có tình yêu thương, sự giúp đỡ, và đoàn kết, gia đình sẽ luôn tràn đầy hạnh phúc. Ở cấp địa phương, nếu mọi người đoàn kết hợp lực, xóm làng sẽ trở nên mạnh mẽ. Và nếu nhân dân cả nước luôn phát huy tinh thần đoàn kết, 'chị ngã em nâng', đất nước sẽ tiến bộ mạnh mẽ, không có khó khăn nào là không thể vượt qua.
Nhìn chung, câu ca dao là một bài học quý báu: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết là không giới hạn. Đoàn kết không chỉ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống mà còn là chìa khóa mở cánh cửa của thành công.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Biểu cảm.
Câu 2:
Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ: Cái bông.
Câu 3:
*Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là nhân hóa, sợi chỉ cũng có ý thức, có bạn bè:
Nhờ tôi có nhiều đồng bang,
Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp và sự vững bền của tình đoàn kết
Câu 4:
- Đặc tính của sợi chỉ: Mỏng manh nhưng dẻo dai, có thể hợp lại với các sợi chỉ khác để tạo nên cái đẹp và sự bền vững.
- Sức mạnh chủ yếu của sợi chỉ nằm ở việc có thể kết hợp với các sợi chỉ khác để tạo nên một mảnh vải đẹp, đó là sức mạnh của sự đoàn kết.
Câu 5:
- Bài học: Sức mạnh của tình đoàn kết tạo ra những thắng lợi vẻ vang.
- Ý nghĩa: Phải biết yêu đồng bào, yêu dân tộc, biết nhường nhịn và cùng nỗ lực để đạt đến thành công.