

Nguyễn Hà Vy
Giới thiệu về bản thân



































câu 1: Thể thơ : tám chữ
câu 2: Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước : biển, sóng dữ, Hoàng Sa, Tổ quốc, màu cờ nước Việt, ngư dân, bám biển.
câu 3:
Biện pháp tu từ so sánh :
“Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt”.
- Tác dụng: Hình ảnh “máu ấm trong màu cờ nước Việt” nhấn mạnh sự thiêng liêng của Tổ quốc, như dòng máu chảy trong mỗi con người Việt Nam. Cách so sánh này thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, đồng thời khẳng định ý thức bảo vệ biển đảo là trách nhiệm của mỗi người dân.
câu 4: Nhà thơ thể hiện những tình cảm sau:
- Niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc.
- Lòng biết ơn đối với những người lính và ngư dân bám biển.
câu 5: Là một người trẻ, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ biển đảo quê hương. Tôi sẽ tích cực tìm hiểu về chủ quyền biển đảo, lan tỏa tình yêu quê hương qua các hoạt động tuyên truyền và thể hiện sự ủng hộ với ngư dân, chiến sĩ hải quân. Ngoài ra, tôi cũng sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của vùng biển Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm chung của cả dân tộc.
câu 1 Văn bản thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình khi xa quê
câu 2: Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta : nắng , màu mây trắng ( mây trắng), đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn.
câu 3: cảm hứng chủ đạo : nỗi nhớ quê
câu 4 : khổ thơ đầu: ngỡ như mình đang ở quê nhà, ngỡ nắng vàng, mây trắng quê người như nắng vàng, mây trắng quê nhà.
Khổ thơ thứ ba: ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm nắng vàng, mây trắng cho khuây khỏa nỗi nhơ quê hương.
câu 5:
Tôi ấn tượng nhất với hình ảnh “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ / Bụi đường cũng bụi của người ta”, vì nó thể hiện rõ nỗi cô đơn, lạc lõng của người xa quê. Dù cảnh vật có phần giống quê hương, nhưng chỉ một chi tiết nhỏ như bụi đường cũng đủ để nhân vật trữ tình nhận ra mình đang ở nơi không thuộc về mình. Điều đó khiến nỗi nhớ quê càng trở nên da diết hơn.
Câu 1
Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm đầy ý nghĩa, sử dụng hình ảnh sợi chỉ và tấm vải để thể hiện tư tưởng về sức mạnh đoàn kết. Ban đầu, sợi chỉ đơn lẻ rất yếu ớt, dễ bị đứt khi có tác động. Tuy nhiên, khi nhiều sợi chỉ được kết hợp, dệt thành vải thì trở nên bền chặt, không ai có thể xé rách. Đây chính là ẩn dụ sâu sắc về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.Bác Hồ nhấn mạnh rằng một cá nhân đơn lẻ có thể nhỏ bé, nhưng khi cùng nhau hợp sức, nhân dân sẽ trở thành một khối vững chắc, có thể vượt qua mọi thử thách. Câu thơ cuối cùng kêu gọi mọi người tham gia Việt Minh, thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh giành độc lập. Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng hàm chứa bài học sâu sắc về sức mạnh tập thể. Qua bài thơ, Hồ Chí Minh đã truyền tải tư tưởng cách mạng, kêu gọi nhân dân đồng lòng vì mục tiêu chung, khẳng định đoàn kết chính là chìa khóa để chiến thắng.
Câu 2
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại và phát triển mà không có sự gắn kết với những người xung quanh. Đoàn kết là một trong những giá trị quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn, xây dựng cộng đồng vững mạnh và đạt được những mục tiêu lớn lao. Từ xa xưa, cha ông ta đã đúc kết bài học quý báu về đoàn kết qua câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao", khẳng định sức mạnh của sự hợp tác và động lòng.
Vậy đoàn kết là gì ? trước hết đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. biểu hiện của người có tinh thần đoàn kết, luôn sống chan hòa, yêu thương với mọi người. Sẵn sàn làm việc hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân. Khônng ngại trùng bước trước những khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.
Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm lương thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa những điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời. Một ví dụ tiêu biểu cho tinh thând đoàn kết ở thời bình hiện nay là mỗi đợt lũ lụt miền trung, nhân dân cả nước lại chung tay quyên góp, giúp đỡ cả về lương thực, thực phẩm và nhiệu vật chất khác để và con khôi phục lại cuộc sống bình thường. Ngay khi lũ lụt xảy ra, lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an...đã không màng nguy hiểm, xông pha vào vùng lũ để cứu giúp những người đang gặp nguy hiểm...
Nhưng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ta khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,...những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Đoàn kết là yếu tố quyết định sự thành công của cá nhân và xã hội, mỗi người cần hiểu rõ tầm quan trọng của đoàn kết và áp dụng vào cuộc sống. Mỗi người cần rèn luyện cho mình tinh thần đoàn kết từ những việc nhỏ nhất như giúp đỡ bạn vè, hợp tác trong cộng việc gắn kết trong gia đình. Xây dựng ý thức hợp tác trong tập thể, biết lắng nghe và hỗ trợ người khác.Chung tay cùng cộng đồng để tạo thành một xã hội tốt đẹp hơn.
Đoàn kết là sức mạnh giúp con người và xã hội phát triển bền vững. Khi có tinh thần đoàn kết, con người không chỉ vượt qua khó khăn mà còn tạo dựng được một môi trường sống tốt đẹp hơn. Vì vậy bản thân thân mỗi chúng ta đặc biệt là những người trẻ cần rèn luyện cho mình ý thức đoàn kết ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, từ những việc nhỏ nhất, góp phần xây dựng một tập thể vững mạnh, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là : biểu cảm
Câu 2 Nhân vật tôi trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ : cái bông
Câu 3 Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là nhân hóa, sợi chỉ cũng có ý thức, có bạn bè :
Nhờ tôi có nhiều đồng bang,
Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.
tác dụng : làm câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn
- thể hiện rằng khi hợp lại, những sợi chỉ có thể có sức mạnh phi thường.
=> Tinh thần đoàn kết
+ Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là so sánh :
Dệt nên tấm vải mỹ miều,
Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.
- Tác dụng :
+ Làm câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
+ nhấn mạnh vẻ đẹp và sự bền vững của tình đoàn kết.
Câu 4
- Sợi chỉ có những đặc tính : mỏng manh nhưng dẻo dai, có thể kết hợp với các sợi chỉ khác để tạo nên cái đẹp và sự bền vững.
- Sức mạnh chủ yếu của sợi chỉ nằm ở việc có thể kết hợp với các sợi chỉ khác để tạo nên một mảnh vải đẹp, đó là sức mạnh của sự đoàn kết.
Câu 5
- Bài học : sức mạnh của tình đoàn kết tạo ra những thắng lợi vẻ vang.
- Ý nghĩa: phải biết yêu đồng bào, yêu dân tộc, biết nhường nhịn và vô cùng nỗ lực để đạt đến thành công.