

Nguyễn Đức Dương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm thơ ca đặc sắc, thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong tư duy và cảm xúc của Người.Qua hình ảnh sợi chỉ mỏng manh, Bác đã thể hiện sự khéo léo và tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ. Sợi chỉ được miêu tả như một biểu tượng của sự kiên nhẫn, sự khéo léo và sự sáng tạo. Qua đó, Bác đã thể hiện sự trân trọng và khâm phục đối với những người thợ dệt, những người đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ những sợi chỉ mỏng manh.Bài thơ cũng thể hiện sự sâu sắc trong tư duy của Bác. Qua hình ảnh sợi chỉ, Bác đã thể hiện sự liên hệ giữa những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày với những giá trị lớn lao của cuộc sống. Sợi chỉ mỏng manh nhưng có thể tạo ra những tấm vải đẹp, những chiếc áo ấm. Qua đó, Bác đã thể hiện sự tin tưởng vào sức mạnh của những việc làm nhỏ nhặt, vào sự kiên nhẫn và sáng tạo của con người.Tổng thể, bài thơ "Ca sợi chỉ" là một tác phẩm thơ ca đặc sắc, thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong tư duy và cảm xúc của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được sự trân trọng và khâm phục của Bác đối với những người thợ dệt, sự tin tưởng vào sức mạnh của những việc làm nhỏ nhặt và sự kiên nhẫn, sáng tạo của con người.
Câu 2:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho số nhiều thì có thể dựng nên những đồi núi trập trùng. Một cọng rơm khó làm nên ngọn lửa nhưng một bó rơm thì hoàn toàn có thể trở thành một ngọn đuốc lớn trong đêm tối. Câu chuyện về bó đũa mà người cha đã dạy cho các con của mình vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa thời sự đâu đây như nhắc nhở với con người rằng không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dặn dò con cháu của mình sống trên đời cần phải biết yêu thương, nhường nhịn, đặc biệt là phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau.
Vậy đoàn kết là gì? Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân mình. Đoàn kết có ở khắp mọi nơi trong gia đình anh em hoà thuận, thương yêu, chia sẻ khó khăn với nhau, ở trường, các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên; nhà trường quyên góp tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo vượt khó, tổ chức các cuộc thi như Hội khỏe Phù Đổng, Olympic để các hạn học sinh có thể phát huy tinh thần đồng đội của mình một cách mạnh mẽ nhất…
Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công. Nếu sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu. Nếu biết đoàn kết lại thì sẽ tạo nên được sức mạnh lớn lao. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ thời Hùng Vương đến nghìn năm chống giặc phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân ta trên dưới một lòng, “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” cùng nhau làm nên những kỳ tích. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, khó khăn gian khổ nhiều nhưng chính lúc ấy tinh thần đoàn kết, sự chung sức chung lòng là sợi dây thắt chặt tình cảm đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng ấp là một pháo đài. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc của tiếc công, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở lương thực, thực phẩm ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe ra tiền tuyến, tích cực phát động các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân… để giành được những thắng lợi vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, nghiêng mình.
Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức sôi nổi và tự nguyện ở khắp mọi nơi. Khi “khúc ruột miền Trung” oằn mình trong tang thương bão lũ năm 2010 thì nhân dân cả nước lại đứng lên quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, động viên thăm hỏi cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều tổ chức, cá nhân đã xây dựng quỹ Vì người nghèo, Vì trẻ em chất độc màu da cam, Trái tim cho em… để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm của mọi người đối với mỗi mảnh đời, mỗi trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, mỗi hành động và việc làm đều thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Khi tất cả cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên một sức mạnh lớn lao, cao cả. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình sẽ không dễ dàng vượt qua được. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người. Không những thế, ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống hơn.
Đoàn kết quan trọng là thế nhưng có nhiều người vẫn không hề biết đoàn kết là gì. Họ lợi dụng tinh thần đoàn kết không phải để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ mà để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Trong nhà trường hiện nay, nhiều nhóm học sinh chia bè phái, tẩy chay các bạn khác gây mất tinh thần đoàn kết ở lớp học. Có bạn thì chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân còn tập thể lớp ra sao thì mặc kệ. Chỉ vì sự ghen tức, ganh đua, ích kỷ cá nhân nhưng làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Những hành vi đó đều thật đáng lên án và cần tránh xa.
Dễ thấy tinh thần đoàn kết là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Hiểu được điều đó mỗi cá nhân chúng ta hãy đoàn kết, bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; anh em trong nhà thì luôn thương yêu nhau, san sẻ những khó khăn cho nhau; ngoài xã hội thì tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ đồng bào ở các vùng bị thiên tai lũ lụt, những người nghèo, người già neo đơn hay khuyết tật… Hãy biết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” để vươn tới “Thành công, thành công, đại thành công” giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.
Câu 1:PTBD chính trong bài thơ là: Biểu cảm
Câu 2:Nhân vật "tôi" trong bài thơ đã trở thành sợ chỉ từ "cái bông"
Câu 3: biện pháp tu từ trong đoạn thơ là nhân hóa sợi chỉ cũng có ý thức có bạn bè nhờ tôi có nhiều đồng bang, họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều
Tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn người đọc nhấn mạnh và thể hiện rằng khi hợp lại những sợi chỉ có thể có sức mạnh phi thường và tỉnh đoàn kết nhấn mạnh vẻ đẹp và sự vững bền của tình đoàn kết
Câu 4: đặc tính của sợi chỉ: mỏng manh nhưng dẻo dai có thể hợp lại với các sợi chỉ khác để tạo nên cái đẹp và sự bền vững
Sức mạnh chủ yếu của sợi chỉ nằm ở việc có thể kết hợp với các sợi chỉ khác để tạo nên một mảnh vải đẹp đó là sức mạnh của sự đoàn kết vậy thì nên theo em sức mạnh nằm ở sự đoàn kết
Câu 5; bài học: sức mạnh của tình đoàn kết tạo ra những thắng lợi của sự vẻ vang
Ý nghĩa: phải biết yêu đồng bào, yêu đất nước yêu dân tộc biết nhường nhịn và cùng nỗ lực để đạt đến thành công không ngừng nỗ lực phấn đấu và cố gắng để đạt được kết quả cao