

Hà Thị Ánh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Con người không chỉ sống giữa con người mà còn tồn tại giữa thiên nhiên rộng lớn. Bởi vậy, yêu thương vạn vật không chỉ là biểu hiện của lòng trắc ẩn mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Thiên nhiên ban tặng cho con người nguồn sống dồi dào từ không khí, nước, cây cối, hoa lá đến muôn loài sinh vật. Tuy nhiên, con người đôi khi lại vô tình hay cố ý làm tổn thương thế giới ấy bằng sự vô tâm và ích kỷ. Khi con người chặt phá rừng bừa bãi, dòng sông trở nên đục ngầu, những cánh chim lạc mất tổ, và trái đất oằn mình trong ô nhiễm. Khi con người vô tâm với nhau, những ánh mắt trở nên lạnh lùng, những nụ cười nhạt nhẽo và cuộc sống mất đi hơi ấm yêu thương. Một cử chỉ nâng niu với cỏ cây, một hành động bảo vệ muông thú hay một lời nói dịu dàng với người khác cũng đủ làm thế giới này đẹp hơn. Yêu thương vạn vật chính là cách ta trân trọng cuộc sống, giữ gìn những điều tốt đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Nếu ai cũng sống với lòng yêu thương, trái đất sẽ mãi là ngôi nhà bình yên, xanh tươi và tràn đầy sự sống.
Câu 1: biểu cảm
Câu 2: Văn bản thể hiện sự trăn trở, suy tư của tác giả về những tổn thương con người vô tình hay hữu ý gây ra cho thế giới tự nhiên và con người xung quanh. Đồng thời, tác giả kêu gọi sự trân trọng, nâng niu cuộc sống, nhắc nhở con người về giá trị của sự thấu cảm và lòng trắc ẩn.
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (7) là liệt kê:
Tác giả liệt kê hàng loạt hình ảnh thiên nhiên và con người: “Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đóa hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…"
Tác dụng: nhấn mạnh sự bao dung vô tận của thiên nhiên và tình yêu thương. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp rằng con người không nên vì sự vô tâm mà làm tổn thương thế giới xung quanh.
Câu 4: Tác giả nói “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm” để nhấn mạnh ý nghĩa của sự thức tỉnh. Con người thường vô tâm, quen đi qua cuộc đời mà không để ý đến những tổn thương mình gây ra cho thiên nhiên và người khác. Việc “bị gai đâm” tượng trưng cho những đau đớn, mất mát mà ta phải trải qua, giúp ta nhận ra sự tổn thương mà ta đã vô tình gây ra. Từ đó, ta biết trân trọng hơn, sống ý thức và yêu thương nhiều hơn.
Câu 5: Bài học ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản là con người cần sống với lòng trắc ẩn, biết nâng niu, trân trọng thiên nhiên và những người xung quanh. Ta không nên vô tâm mà gây tổn thương cho thế giới này.