Nguyễn Trần Như Trang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Trần Như Trang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 :

   Con người sống trong một thế giới rộng lớn, nơi tất cả mọi sinh vật đều có vai trò và giá trị riêng. Yêu thương vạn vật không chỉ là thể hiện tình cảm đối với động vật, cây cối mà còn là sự tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và các hệ sinh thái xung quanh. Mỗi cây xanh, mỗi dòng sông, mỗi loài động vật đều góp phần tạo nên sự cân bằng của trái đất. Khi con người biết yêu thương và trân trọng vạn vật, chúng ta không chỉ giữ gìn được môi trường sống mà còn thể hiện sự nhân văn, sự kết nối với tất cả những gì tồn tại trên thế giới này. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của con người, vì tất cả đều liên quan mật thiết với nhau. Nếu con người chỉ biết khai thác, tàn phá mà không có sự yêu thương và chăm sóc, thế giới sẽ dần trở nên khô cằn, nghèo nàn và mất đi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ vạn vật, biết yêu thương và đối xử tốt với thiên nhiên để góp phần xây dựng một tương lai bền vững.

Câu 1 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Nghị luận.

Câu 2 :

Nội dung chính: Con người vô tình trước những tổn thương do chính mình tạo ra cho thiên nhiên và người khác, nên đôi khi cũng cần phải đối diện với những tổn thương.

Câu 3 :

*Biện pháp tu từ có trong đoạn (7) là điệp cấu trúc: “Những...quen...”.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự bao dung của thiên nhiên với con người.

+ Tạo nhịp điệu và tăng tính liên kết cho đoạn văn.

*Biện pháp tu từ có trong đoạn (7) là nhân hóa: mặt đất tha thứ, đại dương độ lượng, cánh rừng trầm mặc...

- Tác dụng:

+ Làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Cho thấy sự bao dung của vạn vật đối với con người. 

Câu 4 :

Con người quá vô tư trước những tổn thương mà mình gây ra cho người khác, vậy nên bản thân chúng ta cũng cần phải bị thương để hiểu được làm đau người khác là làm đau chính mình. Lúc ấy, ta sẽ biết yêu thương, sẻ chia, hoà vào thế giới này bằng trái tim độ lượng. 

Câu 5 :

- Bài học: Cần cẩn thận trong cách cư xử với người khác để tránh làm họ tổn thương.

- Ý nghĩa: Để làm được thế, cần chú tâm với những điều đang xảy ra trong cuộc sống, biết đặt mình vào vị trí của người khác.

Câu 1 :

"Đất nước" của Bằng Việt được khắc họa sâu sắc và ý nghĩa thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trước tiên, đất nước hiện lên trong đau thương khi phải hứng chịu những đạn bom khốc liệt trong quá khứ. Những hình ảnh chiến tranh, “triệu tấn bom rơi” không chỉ thể hiện nỗi đau mà còn khắc sâu thêm giá trị của hòa bình. Bên cạnh đó,vẻ đẹp của đất nước được thể hiện qua những con người cần cù, chịu thương chịu khó, những "bàn tay vun quén" tỉ mẩn xây dựng lại quê hương từ đống đổ nát. Đất nước cũng được nối dài qua các thế hệ, nơi mà những truyền thống, ký ức lịch sử được trao truyền, đưa đến cho các thế hệ sau niềm tự hào và trách nhiệm. Cuối cùng, hình tượng đất nước luôn tràn đầy những niềm tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng, khi các thế hệ trẻ như “em bé tung tăng vào lớp Một” sẽ tiếp tục dựng xây và phát triển đất nước. Nghệ thuật của tác phẩm cũng tạo nên sức hút mạnh mẽ với ngôn từ bình dị, hình ảnh gần gũi và các biện pháp tu từ tinh tế, làm cho mỗi câu chữ trở nên sống động và thấm đẫm cảm xúc yêu thương.

Câu 2 :

                                                                                     Bài làm

Trong cuộc sống hiện đại, đầy hối hả cuốn chúng ta đi, đôi khi chúng ta quên mất rằng lòng yêu nước không chỉ được nuôi dưỡng từ những bài giảng lịch sử khô khan, mà còn từ những câu chuyện về những con người đã làm nên lịch sử. Chính họ, với những hy sinh và đóng góp của mình, đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người.
"Bài giảng lịch sử" thường là những bài học trong sách vở, giảng dạy về các sự kiện, nhân vật và giai đoạn quan trọng của dân tộc. Những bài giảng này mang tính lý thuyết khiến người học khó cảm nhận được sự sống động và ý nghĩa sâu sắc. Học sinh, sinh viên và người nghe có thể tiếp nhận những thông tin về các cuộc chiến tranh, các sự kiện quan trọng, nhưng đôi khi họ chỉ nhớ được những dữ liệu khô cứng mà không thể cảm nhận được sự tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của đất nước hay thế giới. Các bài giảng thường chỉ dừng lại ở những con số, những tên gọi mà thiếu đi sự cảm thụ về những giá trị nhân văn và tình cảm mà lịch sử mang lại. Những sự kiện trong lịch sử chỉ là những khái niệm, không gắn liền với cảm xúc, không có sức hút mạnh mẽ đối với người học.
Ngược lại, "người làm nên lịch sử" là những cá nhân hoặc tập thể đã có những đóng góp lớn lao, tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Họ có thể là những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ cách mạng, hoặc những người dân bình thường với tấm lòng yêu nước nồng nàn. Ví dụ, khi nghe về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, ta không chỉ biết về sự kiện lịch sử đó mà còn cảm nhận được tinh thần kiên cường, quyết tâm của những người phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập, tự do. Hay khi nghe về cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta không chỉ nhớ về những con số thương vong mà còn cảm nhận được sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng, những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ quê hương.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị. Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó trừu tượng hay xa vời. Nó bắt nguồn từ những câu chuyện bình dị về những con người đã hy sinh vì độc lập và tự do của dân tộc. Nhớ về công ơn của họ, chúng ta không chỉ biết ơn mà còn cảm nhận được sự thiêng liêng của tự do và độc lập. Nó cũng được thể hiện bằng những việc làm nhỏ để quảng bá những nét văn hóa độc đáo về con người và đất nước mình.
Chính những câu chuyện thực tế, những hy sinh xương máu của ông cha ta đã làm nên nền độc lập hôm nay, mới chạm đến trái tim và khối óc của mỗi người. Khi nghe về những chiến công oanh liệt, những gian khổ mà thế hệ trước đã trải qua, chúng ta không thể không xúc động và tự hào.
Việc ghi nhớ và tôn vinh công lao của những anh hùng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Điều này không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập và tự do. Những câu chuyện về anh hùng dân tộc cần được kể lại một cách sinh động và chân thực, để truyền cảm hứng và niềm tự hào dân tộc.
Để lịch sử không trở nên khô khan và nhàm chán, cần có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, giáo viên nên kết hợp kể chuyện, thảo luận và thực hành. Việc đưa học sinh tham quan bảo tàng, di tích lịch sử hoặc mời những nhân chứng lịch sử chia sẻ sẽ giúp họ hiểu rõ hơn và cảm nhận sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc.
Quan điểm trái chiều
Một số người cho rằng việc quá tập trung vào những câu chuyện bi thương của lịch sử có thể gây tâm lý tiêu cực cho thế hệ trẻ. Họ cho rằng nên tập trung vào những thành tựu và tiến bộ hiện tại để khích lệ tinh thần. Tuy nhiên, việc hiểu và trân trọng quá khứ sẽ giúp chúng ta biết quý trọng những gì đang có và phấn đấu nhiều hơn cho tương lai.

Tóm lại, câu nói "Chúng ta không xúc động trước những bài giảng lịch sử. Chúng ta xúc động trước những người làm nên lịch sử" đã khẳng định rõ ràng rằng lịch sử chỉ trở nên sống động và có ý nghĩa khi chúng ta nhìn nhận nó qua con mắt của những con người thực sự đã làm nên những bước ngoặt lớn lao. Những con người ấy không chỉ là những nhân vật trong sách vở mà là những tấm gương sáng chói, mang lại cho chúng ta nguồn cảm hứng và niềm tin vào tương lai.

Câu 1 :

- Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

- Dấu hiệu để xác nhận thể thơ : không có quy tắc về số dòng hay số âm tiết trong mỗi dòng, sử dụng ngôn ngữ hình tượng và cảm xúc đặc sắc, mang lại sự tự do trong cách thể hiện ý tưởng.

Câu 2 :
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ thể hiện những cảm xúc sâu sắc về lòng yêu nước, sự tự hào và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Có sự kết hợp giữa nỗi đau của quá khứ, những kỷ niệm đau thương trong chiến tranh và niềm vui khi thấy sự đổi mới, phát triển của quê hương. Đồng thời ngợi ca tinh thần đoàn kết và nỗ lực ủng hộ kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 3 :

Trong câu thơ "Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp Một / Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi", tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản. Hình ảnh "em bé tung tăng" tượng trưng cho sự hồn nhiên, vô tư của trẻ con, trong khi "triệu tấn bom rơi" lại gợi lên cảnh khốc liệt và đau thương của chiến tranh. Biện pháp này không chỉ làm nổi bật tuổi thơ vô tội mà còn nhấn mạnh sức mạnh của sự sống và nghị lực vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, cho thấy dù trong khắc nghiệt, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trẻ em vẫn là những mầm non tương lai đầy hy vọng cho đất nước.

Câu 4 :

“Vị ngọt” trong câu thơ cuối chính là biểu trưng cho những thành quả của sự hy sinh, đấu tranh của các thế hệ đi trước. Nó có thể là vị ngọt của độc lập, tự do hay niềm hạnh phúc được sống trong hòa bình. Vị ngọt này được tạo thành từ những hy sinh, mất mát và khó khăn mà đất nước đã trải qua, là thành quả của sự kiên cường và lòng yêu nước mạnh mẽ.

Câu 5 :

Từ nội dung đoạn trích, có thể thấy rằng lòng yêu nước là một giá trị thiêng liêng và vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là tình cảm sâu sắc của mỗi người dành cho đất nước mà còn là trách nhiệm của họ với nơi chôn rau cắt rốn. Yêu nước không chỉ là sự tự hào về văn hóa, lịch sử, mà còn là sự đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện một tinh thần kiên cường, không bao giờ chịu từ bỏ, khuất phục trong mọi hoàn cảnh. Lòng yêu nước còn kết nối các thế hệ với nhau, truyền cảm hứng cho những thế hệ mai sau tiếp tục gìn giữ và phát huy những bản sắc dân tộc tươi đẹp của quê hương.