

Nguyễn Hải Yến
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc, với tầm nhìn sâu rộng về việc trị quốc và dùng người. Chiếu cầu hiền tài là một văn kiện chính trị quan trọng, thể hiện tư tưởng trọng dụng nhân tài để xây dựng đất nước. Trong văn bản này, Nguyễn Trãi đã sử dụng nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ để thuyết phục hiền tài ra giúp nước.Trước hết, ông khẳng định vai trò then chốt của hiền tài đối với sự hưng thịnh của đất nước: "Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử". Câu văn mang tính tổng kết, giúp người đọc hiểu rằng đất nước có phát triển hay không phụ thuộc vào việc trọng dụng nhân tài. Đây là cách lập luận quy nạp, từ thực tế đến chân lý chung.Tiếp theo, Nguyễn Trãi đưa ra các dẫn chứng lịch sử về việc các bậc minh quân như Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông nhờ trọng dụng người tài mà đất nước thịnh trị. Điều này không chỉ tăng tính thuyết phục mà còn gợi lên ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ đương thời.Bên cạnh đó, ông sử dụng giọng văn khiêm nhường, chân thành khi thay mặt nhà vua bày tỏ sự lo lắng vì chưa tìm được nhân tài: "Trẫm sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu". Cách diễn đạt này vừa thể hiện sự quan tâm của nhà vua vừa khéo léo đánh vào lòng tự trọng của hiền tài.Cuối cùng, Nguyễn Trãi còn đưa ra chính sách cụ thể để khuyến khích nhân tài: "Mỗi người đều cử một người... nếu có tài thì trẫm sẽ tùy tài trao chức". Điều này thể hiện tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng trọng dụng người tài mà không phân biệt xuất thân.Nhờ lập luận chặt chẽ, giọng văn thuyết phục và tư tưởng sâu sắc, Chiếu cầu hiền tài trở thành một áng văn chính luận tiêu biểu, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Trãi trong việc xây dựng đất nước
Câu 2
Trong những năm gần đây, hiện tượng “chảy máu chất xám” đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với Việt Nam. Đây là tình trạng những người có trình độ cao, đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư và sinh viên tài năng, rời bỏ quê hương để làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Xu hướng này không chỉ gây thất thoát nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Nguyên nhân dẫn đến “chảy máu chất xám” xuất phát từ nhiều yếu tố. Trước hết, sự chênh lệch về điều kiện làm việc và cơ hội phát triển giữa Việt Nam và các nước tiên tiến là một lý do quan trọng. Ở các nước phát triển, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân phát triển sự nghiệp. Trong khi đó, ở Việt Nam, dù có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như cơ chế quản lý cứng nhắc, thiếu đầu tư vào nghiên cứu khoa học, và mức lương chưa đủ hấp dẫn.Ngoài ra, vấn đề trọng dụng nhân tài ở Việt Nam còn chưa được thực hiện hiệu quả. Nhiều người dù có trình độ cao nhưng khi làm việc trong nước lại không được giao nhiệm vụ tương xứng, gặp phải rào cản về cơ chế, thiếu sự hỗ trợ cần thiết để phát huy hết khả năng. Điều này khiến họ cảm thấy bị kìm hãm và tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài.
Tình trạng “chảy máu chất xám” để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó làm giảm sút nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ, y tế, giáo dục, và nghiên cứu khoa học. Những người giỏi ra đi, đồng nghĩa với việc đất nước mất đi những nhân tố có thể đóng góp vào sự phát triển lâu dài. Ngoài ra, tình trạng này còn tạo ra khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước tiên tiến, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Trước hết, Việt Nam cần có chính sách đãi ngộ hợp lý hơn, không chỉ về tiền lương mà còn về môi trường làm việc và cơ hội phát triển. Cần đầu tư mạnh mẽ vào khoa học – công nghệ, giáo dục, nghiên cứu để tạo ra môi trường sáng tạo và thu hút nhân tài. Ngoài ra, cần cải cách hệ thống quản lý nhân sự, giảm bớt tình trạng quan liêu, trọng dụng những người có thực tài và trao cho họ cơ hội để phát triển.
Tóm lại, “chảy máu chất xám” là một vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam cần phải đối mặt và tìm ra giải pháp kịp thời. Nếu có những chính sách hợp lý và môi trường làm việc tốt hơn, chúng ta có thể giữ chân nhân tài, khuyến khích họ cống hiến cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận.
Câu 2:
Chủ thể bài viết là vua Lê Thái Tổ.
Câu 3:
Mục đích chính: Kêu gọi, chiêu mộ hiền tài giúp ích cho đất nước
Những đường lối tiến cử hiền tài trong văn bản:
+)Các quan lại từ tam phẩm trở lên đều phải tiến cử người hiền tài.
+)Không phân biệt xuất thân (dù đã là sĩ tử hay chưa), chỉ cần có tài trị nước, cầm quân là được trọng dụng.
+)Nếu tiến cử đúng người hiền tài thì sẽ được ban thưởng.
Câu 4:
-Dẫn chứng được đưa ra:
+) Nêu gương các triều đại trước như nhà Hán, nhà Đường nơi các bậc minh quân luôn trọng dụng hiền tài.
+)Đề cập đến những danh thần nổi bật như Tiêu Hà, Tào Tham, Ngụy Võ Trí, Trần Bình, Địch Nhân Kiệt...
-Dẫn chứng mang tính thuyết phục cao vì dựa vào thực tế lịch sử.
-Kết hợp lý lẽ với chứng cứ cụ thể, giúp làm rõ luận điểm.
Câu 5:
Qua bài viết ta thấy vua Lê Thái Tổ:
-Là người có tầm nhìn xa, hiểu được tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
-Khiêm tốn, biết trọng dụng nhân tài, không phân biệt xuất thân.
-Quan tâm đến sự hưng thịnh của đất nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận.
Câu 2:
Chủ thể bài viết là vua Lê Thái Tổ.
Câu 3:
Mục đích chính: Kêu gọi, chiêu mộ hiền tài giúp ích cho đất nước
Những đường lối tiến cử hiền tài trong văn bản:
+)Các quan lại từ tam phẩm trở lên đều phải tiến cử người hiền tài.
+)Không phân biệt xuất thân (dù đã là sĩ tử hay chưa), chỉ cần có tài trị nước, cầm quân là được trọng dụng.
+)Nếu tiến cử đúng người hiền tài thì sẽ được ban thưởng.
Câu 4:
-Dẫn chứng được đưa ra:
+) Nêu gương các triều đại trước như nhà Hán, nhà Đường nơi các bậc minh quân luôn trọng dụng hiền tài.
+)Đề cập đến những danh thần nổi bật như Tiêu Hà, Tào Tham, Ngụy Võ Trí, Trần Bình, Địch Nhân Kiệt...
-Dẫn chứng mang tính thuyết phục cao vì dựa vào thực tế lịch sử.
-Kết hợp lý lẽ với chứng cứ cụ thể, giúp làm rõ luận điểm.
Câu 5:
Qua bài viết ta thấy vua Lê Thái Tổ:
-Là người có tầm nhìn xa, hiểu được tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
-Khiêm tốn, biết trọng dụng nhân tài, không phân biệt xuất thân.
-Quan tâm đến sự hưng thịnh của đất nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao.
Câu 1:
Cuộc sống ngoài kia luôn có những giông bão mà bạn khó có thể biết trước được. Nhưng sống thế nào là do bạn chọn và làm chủ. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sống ở thế chủ động có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Sống ở thế chủ động là việc mỗi người luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình. Sống ở thế chủ động có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Chủ động là tự hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng có được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động, phó mặc cho số phận của mình và những bạn trẻ sống không có ước mơ, hoài bão. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện bản thân bằng cách sống có ước mơ, tích cực trau dồi kiến thức cũng như đạo đức để có thể chạm tay vào ước mơ đó. Cuộc sống luôn cho chúng ta nhiều cơ hội quý báu, điều quan trọng là ta phải chủ động nắm giữ những cơ hội đó để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Hãy sống hết mình để thế cuộc sống thật tươi đẹp, đáng sống.
Câu 2
Bài thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi không chỉ là bức tranh thiên nhiên thơ mộng, tràn đầy sức sống mà còn gửi gắm tư tưởng nhân nghĩa, khát vọng về một cuộc sống thái bình, ấm no cho muôn dân.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi phác họa một không gian khoáng đạt, thanh bình:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường.
Hoè lục đùn đùn tán rợp trường."
Cảnh sắc hiện lên thật yên ả với hình ảnh tác giả thảnh thơi hóng mát giữa thiên nhiên xanh tươi. Từ “đùn đùn” gợi tả sự sinh sôi, căng tràn sức sống của cây hòe, mở ra một khung cảnh mùa hè rực rỡ, mát lành.
Sắc màu thiên nhiên tiếp tục được tô điểm qua hình ảnh thạch lựu đỏ rực, hoa sen ngan ngát hương thơm:
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương."
Chỉ với vài nét chấm phá, Nguyễn Trãi đã làm bừng sáng cả không gian với màu đỏ thắm của lựu, hương sen lan tỏa khắp mặt hồ. Thiên nhiên trong thơ ông không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sức sống, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với quê hương, đất nước.
Bức tranh làng quê không chỉ có thiên nhiên mà còn thấp thoáng nhịp sống lao động của con người:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương."
Âm thanh “lao xao” của chợ cá, tiếng ve râm ran trong buổi chiều tà tạo nên một bức tranh quê sống động, đầm ấm. Cuộc sống nơi đây bình yên nhưng không tĩnh lặng, mà ngược lại, rất giàu sức sống.
Đặc biệt, hai câu thơ cuối chứa đựng chiều sâu tư tưởng của Nguyễn Trãi:
"Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đời phương."
Hình ảnh "Ngu cầm" gợi nhắc đến điển tích vua Nghiêu, vua Thuấn – những bậc minh quân thời cổ đại. Tiếng đàn ấy không chỉ là âm thanh của nghệ thuật mà còn tượng trưng cho một xã hội lý tưởng, nơi nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ yêu thiên nhiên mà còn là một vị quan luôn đau đáu với dân, với nước, mong muốn đất nước được thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp.
Bài thơ Bảo kính cảnh giới vừa giàu chất trữ tình, vừa thể hiện tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc. Nguyễn Trãi không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn gửi gắm vào đó khát vọng về một cuộc sống thái hòa, ấm no. Đó là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của một bậc hiền tài suốt đời cống hiến cho đất nước.
Câu1:
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2:
-Những hình ảnh hằng ngày thể hiện nếp sống thanh cao,đạm bạc của tác giả:"một mái,một cuốc,một cần câu","thu ăn măng trúc,đông ăn gió","xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao"
Câu 3:
-Biện pháp thu từ liệt kê trong câu
"Một mái,một cuốc,một cần câu"
-Tác dụng:+)Liệt kê ba hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống đơn giản,tự cung tự cấp của tác giả.
+)Làm cho câu văn hay hơn,tăng sức gợi hình,gợi cảm
+)Nhấn mạnh cuộc sống ẩn dật,xa rời chốn phồn hoa,tìm về sự thanh tịnh và bình yên
Câu 4:Quan niệm"dại-khôn" của tác giả
-"Ta dại,ta tìm nơi vắng vẻ":tự nhận mình "dại" vì chọn cuộc sống ẩn dật,xa lánh danh lợi
-"Người khôn,người đến chốn lao xao":cho rằng"người khôn" là những người tranh dành danh lợi,sống trong cảnh xô bồ
-Quan niệm ngược đời nhưng thể hiện tư tưởng"dại mà khôn",tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn thay vì bon chen quyền lực
Câu 5
Thơ ca đã tạo hóa nên một kiếp người đầu sự tự hào và một nhân cách lớn như thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.Người nghệ sĩ ấy dẫm phá biết bao trông gai chốn quang trường bạo loạn,cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du,do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn,hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc mộng hư ảo.Đó mới chính là cuộc sống của một nhà trí tuệ lớn,một nhà bác học uyên thâm vĩ đại.