

Ngô Thị Thanh Trúc
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Nhân vật Bê-li-cốp trong đoạn trích Người trong bao là hiện thân của kiểu người sống khép kín, bảo thủ, sợ hãi mọi sự đổi thay. Ông ta luôn bao bọc mình trong những lớp "vỏ bọc" cả về vật chất lẫn tinh thần: mặc áo bành tô, đi giày cao su, đeo kính râm ngay cả khi trời đẹp, luôn cẩn trọng, rụt rè và sợ hãi bất kỳ điều gì đi ngược lại khuôn khổ. Tư tưởng của Bê-li-cốp cũng bị nhốt trong một “cái bao” vô hình khi ông chỉ biết tuân theo những quy tắc cứng nhắc, né tránh mọi sự đổi mới. Chính lối sống ấy không chỉ khiến bản thân ông trở nên tù túng mà còn tạo áp lực lên những người xung quanh. Qua nhân vật này, tác giả phê phán lối sống thụ động, bảo thủ, đồng thời cảnh báo về những “cái bao” tư tưởng đang trói buộc con người, kêu gọi sự dũng cảm thoát ra để sống một cuộc đời ý nghĩa và tự do hơn.
Câu 2:
Trong cuộc sống, ai cũng có một "vùng an toàn" – nơi ta cảm thấy thoải mái, quen thuộc và ít rủi ro. Đó có thể là một công việc ổn định nhưng nhàm chán, một mối quan hệ cũ kỹ, hay đơn giản là thói quen né tránh những thử thách mới. Tuy nhiên, nếu mãi dừng chân trong vùng an toàn, con người sẽ bị kìm hãm, không thể phát triển và chạm đến những tiềm năng thực sự. Chính vì vậy, bước ra khỏi vùng an toàn không chỉ là một sự lựa chọn, mà còn là điều tất yếu để mỗi người hoàn thiện và vươn xa hơn trong cuộc sống.
Bước ra khỏi vùng an toàn giúp con người phát triển bản thân và khám phá năng lực tiềm ẩn. Khi thử thách bản thân với những điều mới mẻ, chúng ta buộc phải học hỏi, rèn luyện và thích nghi. Những doanh nhân thành đạt, những nghệ sĩ nổi tiếng hay những nhà khoa học vĩ đại đều là những người dám vượt qua giới hạn, đối mặt với rủi ro để tìm ra con đường thành công. Nếu Walt Disney không dám từ bỏ công việc an toàn để theo đuổi đam mê hoạt hình, thế giới đã không có một đế chế giải trí như ngày nay. Nếu Thomas Edison không kiên trì thử nghiệm hơn một nghìn lần, bóng đèn điện có thể đã không ra đời. Những thành tựu lớn lao ấy đều bắt đầu từ việc dám rời khỏi sự quen thuộc để theo đuổi điều mới.
Không chỉ giúp phát triển năng lực, việc rời khỏi vùng an toàn còn rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin. Khi dám thử sức với những điều chưa từng trải qua, chúng ta sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Nhưng chính những lần vấp ngã đó giúp ta mạnh mẽ hơn, học cách đứng lên và tin vào bản thân nhiều hơn. Một người ngại giao tiếp, nếu dám thử bước lên sân khấu nói trước đám đông, ban đầu có thể lúng túng nhưng dần dần sẽ trở nên tự tin hơn. Một sinh viên nhút nhát, nếu dám thử đi làm thêm, có thể sẽ mắc sai lầm nhưng từ đó học được kỹ năng sống và trưởng thành hơn.
Ngoài ra, bước ra khỏi vùng an toàn còn mở ra nhiều cơ hội mới. Khi dám thử sức với những lĩnh vực khác nhau, ta sẽ gặp gỡ nhiều người, mở rộng hiểu biết và có thể tìm thấy những con đường mà trước đây chưa từng nghĩ tới. Có những người từng làm công việc ổn định nhưng sau khi thử sức với một đam mê mới, họ phát hiện ra tài năng của mình và đạt được thành công rực rỡ. Nếu cứ mãi ở trong vùng an toàn, họ sẽ không bao giờ có cơ hội đó.
Tuy nhiên, bước ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là liều lĩnh hay hành động thiếu suy nghĩ. Sự thay đổi cần đi kèm với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dám chấp nhận rủi ro nhưng cũng biết cách quản lý nó. Quan trọng nhất, ta cần có ý chí mạnh mẽ, sự kiên trì và lòng tin vào bản thân để không sợ hãi trước thất bại.
Tóm lại, bước ra khỏi vùng an toàn là một hành trình cần thiết để con người phát triển, rèn luyện bản lĩnh và khám phá những cơ hội mới. Chỉ khi dám thử thách chính mình, ta mới có thể thực sự trưởng thành và đạt được những điều lớn lao trong cuộc sống. Vì vậy, đừng để nỗi sợ hãi giữ chân bạn trong sự quen thuộc, hãy mạnh dạn tiến lên và tạo ra những điều kỳ diệu cho hính mình.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Nhân vật trung tâm của đoạn trích: Bê - li - cốp
Câu 3:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất: xưng là chúng tôi, gọi là hắn
Tác dụng:
+Tăng tính chân thực, tăng sức hấp dẫn
+ Bộc lộ thái độ châm biếm của tác giả, bên cạnh đó còn tạo sự khách quan, dù mang tính chủ quan của người kể nhưng cách kể lại giúp người đọc tự cảm nhận, đánh giá về Bê li cốp
Câu 4: Những chi tiết miêu tả ngoại hình Bê-li-cốp: lúc nào cũng mặc áo bành tô, ngay cả khi trời đẹp, đeo kính râm, mặt áo bông chần, nhét tai bằng bông, luôn mang giày cao su, mang ô, mặt lúc nào cũng giấu trong cổ áo bành tô
Tên đoạn trích Người trong bao tượng trưng cho kiểu người sống khép kín, sợ hãi, bị trói buộc bởi những quy tắc cứng nhắc và tư tưởng bảo thủ.
Câu 5: Đoạn trích Người trong bao mang đến bài học về việc phê phán lối sống khép kín, bảo thủ, sợ hãi sự thay đổi và khuyến khích con người sống cởi mở, tự do, dám bước ra khỏi những "cái bao" trói buộc tư tưởng để hòa nhập với cuộc sống.
Câu 1:
Nguyễn Trãi trong Chiếu cầu hiền tài đã sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và thuyết phục để kêu gọi hiền tài giúp nước. Trước hết, ông khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự thịnh suy của đất nước. Để làm rõ điều này, ông đưa ra dẫn chứng về các bậc minh quân—những người biết trọng dụng nhân tài nên đất nước hưng thịnh. Cách lập luận dựa trên thực tế lịch sử giúp tăng tính thuyết phục. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn sử dụng giọng văn chân thành, trang trọng, thể hiện sự khẩn thiết của nhà vua trong việc tìm kiếm nhân tài. Ông cũng dùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh để nhấn mạnh tầm quan trọng của hiền tài. Đặc biệt, lời lẽ khiêm nhường, tôn trọng người tài cho thấy tinh thần cầu thị, mong muốn nhân tài tự nguyện ra giúp nước. Nhờ nghệ thuật lập luận hợp lý và thuyết phục, bài chiếu đã thể hiện tư tưởng trọng dụng nhân tài, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh.
Câu 2:
Hiện tượng “chảy máu chất xám” đang trở thành một vấn đề nhức nhối đối với Việt Nam. Đây là tình trạng người tài, đặc biệt là những trí thức, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế,… rời khỏi đất nước để tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài. Thực trạng này không chỉ gây tổn thất lớn về nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Trước hết, nguyên nhân dẫn đến “chảy máu chất xám” xuất phát từ nhiều yếu tố. Một trong những lý do quan trọng là môi trường làm việc trong nước còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu và ứng dụng khoa học tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, dẫn đến việc nhiều nhân tài không có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ dành cho người tài vẫn chưa đủ hấp dẫn, khiến họ khó có thể gắn bó lâu dài. So với các nước phát triển, mức lương và cơ hội thăng tiến trong nước còn hạn chế, khiến nhiều người lựa chọn ra nước ngoài để tìm kiếm một môi trường tốt hơn. Ngoài ra, tâm lý sính ngoại và xu hướng hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy làn sóng du học sinh, lao động trí thức chọn cách định cư tại các nước tiên tiến thay vì trở về quê hương.
Hậu quả của “chảy máu chất xám” là vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, nó khiến đất nước mất đi một lượng lớn nhân tài, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực. Khi những người giỏi nhất không còn ở lại, khả năng cạnh tranh của quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ, khoa học, kinh tế cũng suy giảm. Điều này khiến đất nước khó có thể theo kịp tốc độ phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nhân tài trong nước còn kéo theo tình trạng phụ thuộc vào nhân lực nước ngoài, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Để hạn chế tình trạng này, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể nhằm giữ chân nhân tài. Trước hết, cần cải thiện môi trường làm việc, đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và sáng tạo. Đồng thời, chế độ đãi ngộ và mức lương dành cho lao động trí thức cũng cần được nâng cao, giúp họ có thể yên tâm cống hiến mà không phải lo lắng về thu nhập. Ngoài ra, cần tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, công bằng, không để xảy ra tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay trọng bằng cấp hơn năng lực. Quan trọng nhất là thay đổi tư duy về trọng dụng nhân tài, không chỉ thu hút người giỏi về nước mà còn phải biết sử dụng họ đúng cách để họ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Tóm lại, “chảy máu chất xám” là một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển của Việt Nam. Để giữ chân nhân tài, cần có những chính sách hợp lý và một môi trường làm việc tốt hơn, giúp những người có năng lực cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển. Nếu làm tốt điều này, đất nước sẽ có thể giữ được những nhân tài xuất sắc, góp phần vào sự phát triển bền vững trong tương lai.
Câu 1: phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Chủ thể bài viết: nhà vua
Câu 3:
Mục đích của văn bản: kêu gọi và chiêu mộ nhân tài để phục vụ đất nước
Những đường lối tiến cử:
+ Vua trực tiếp cầu hiền
+ Quan lại tiến cử
+ Người tài tự tiến cử
Câu 4:
Người viết đã đưa ra dẫn chứng về các bậc đế vương thời xưa, những người dùng hiền tài để giúp nước
Nhận xét:Dẫn chứng có tính thuyết phục, mang giá trị lịch sử, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trọng dụng nhân tài trong việc xây dựng đất nước
Câu 5:
Chủ thể bài viết thể hiện phẩm chất của một vị minh quân trọng dụng nhân tài, khiêm tốn. Ông hiểu rõ vai trò quan trọng của hiền tài trong việc xây dựng đất nước, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc. Đồng thời, bài viết cũng cho thấy sự quan tâm của ông đối với quốc gia, mong muốn tìm kiếm người tài để giúp triều đại hưng thịnh, mang lại lợi ích cho dân.
Câu 1:
Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: chủ động có vai trò mấu chốt trong việc đưa con người đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi. Ngay từ hôm nay bạn nên luyện tập cách sống chủ động cho mình bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp. Bạn đang sống và làm việc ở một môi trường phát triển, bạn không thể để người khác kiểm soát hay điều khiển mơ ước của bạn. Chủ động theo đuổi và lên kế hoạch cho mơ ước của chính bản thân là con đường duy nhất để bạn sống với chính mình. Khi bạn hăm hở bắt tay thực hiện nó, bạn sẽ tạo ra được một cuộc sống thú vị và có giá trị. Hành trình cuộc đời của con người, chính là khám phá ra những năng lực và khả năng của bản thân. Chỉ cần bạn luôn sống ở thể chủ động, thành công sẽ luôn đến với bạn. Hãy bình tĩnh, tự tin và quyết đoán để luôn là người chủ động trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Câu 2:
Nguyễn Trãi là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa của Đại Việt, đồng thời ông còn là tác giả áng thiên cổ hùng văn "Bình ngô đại cáo". Ngoài ngòi bút sắc bén, lập luận đanh thép với dẫn chứng thuyết phục trong những áng văn chính luận, ta còn bắt gặp một Nguyễn Trãi với phong thái nhàn tản, giao cảm hòa hợp cùng thiên nhiên trong "Bảo kính cảnh giới 43". Không chỉ mang chất trữ tình sâu sắc, bài thơ chứa đựng cả nội dung mang tính giáo huấn người đời, ngời sáng tâm hồn lý tưởng của bậc thi sĩ lớn Ức Trai.
Bảo kính cảnh giới thuộc trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Những câu thơ trong Cảnh ngày hè có âm điệu du dương như những niềm vui nho nhỏ được Nguyễn Trãi chắt chiu trong cuộc đời vinh quang nhưng cũng đầy bi kịch của thi nhân. Bài thơ có thể chia thành hai phần: phần một (sáu câu thơ đầu) tái hiện cảnh ngày hè - cảnh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người; phần hai (hai câu thơ còn lại) thể hiện khát vọng cao đẹp và tầm vóc tư tưởng của Nguyễn Trãi. Được tổ chức theo kết cấu của một bài thơ thất ngôn bát cú nhưng bài thơ Cảnh ngày hè lại được mở đầu bằng một câu thơ thất luật, ngắt nhịp 1/2/3 một cách tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ thất luật với kết cấu đặc biệt vang lên như một lời kể vui vẻ, thoải mái về những giây phút rảnh rỗi hiếm hoi trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Ông đã khởi đầu ngày mới bằng một tâm thế thư thái, an nhàn, tự do thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà ông đã lui về ở ẩn, rũ sạch những xa hoa của chốn phồn hoa đô hội để sống giữa thiên nhiên. Lời thơ giản dị mà gợi lên được sự thanh thản trong tâm hồn thi nhân. Với tâm trạng ấy, bức tranh thiên nhiên ngày hè được tái hiện bằng những nét rực rỡ, tươi tắn và đầy sức sống:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Bằng một cái nhìn trẻ trung, thi nhân đã lựa chọn những gam màu ấm và sáng để thể hiện khung cảnh thiên nhiên tươi tắn của ngày hè. Lựu đỏ, sen hồng là những gam màu nóng, khác hẳn với những sắc màu lạnh thường thấy của thơ ca trung đại. Dễ nhận thấy trong tứ thơ một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Tất cả mọi vật dường như đang trong tư thế trỗi dậy, muốn bộc lộ hết vẻ đẹp của mình. Cây hòe trước thềm khoe sắc với tán lá màu lục, cứ sinh sôi, nảy nở, sum suê “đùn đùn” lên mãi như muốn chiếm trọn không gian mà tỏa bóng; cây lựu bên hiên dồn hết sức của nhựa mầm non búp, bật nở ra những bông hoa đỏ rực rỡ; sen trong ao đã “tiễn” mùi hương - có nghĩa là đã ngát mùi hương - là sen đang ở độ đẹp nhất, lá xanh tươi, hoa thì tỏa hương thơm ngát, góp vào cái sức sống sôi động và mạnh mẽ của vạn vật để cùng phô diễn nhựa sông với cuộc đời. Có thể nói, qua bốn câu thơ đầu, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh ngày hè đẹp, tràn đầy sức sống và rực rỡ màu sắc. Cảnh thiên nhiên ở đây không tĩnh vắng như những bức tranh thiên nhiên thường thấy trong thơ trung đại, trái lại rất sống động. Nó khiến ta cảm nhận được sự cựa quậy, sinh sôi của sự sống trong từng đường nét, màu sắc. Chính điều đó đã mang lại vẻ đẹp riêng, không thể trộn lẫn của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ này. Nó cũng thể hiện tâm trạng thư thái và tâm hồn nghệ sĩ đặc biệt tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Ở hai câu thơ tiếp theo, bức tranh ngày hè đã trở nên trọn vẹn khi xuất hiện cảnh sinh hoạt của con người:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Hai từ láy “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh của làng chài quen thuộc - lao xao của chợ cá, rộn rã của tiếng ve. Ở đây, Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tiếng lao xao, tiếng ve phải chăng là tiếng lòng ông, tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, tiếng lòng của một người yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên, cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. Để miêu tả bức tranh sinh hoạt của con người, thi nhân đã chọn lựa địa điểm nhìn là chợ. Trong văn học, chợ vốn là một không gian truyền thông biểu hiện nhịp điệu của sự sống con người.
Nguyễn Trãi đã sử dụng âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá làng chài để gợi về nhịp sống sôi động, no đủ của một miền quê trù phú. Bức tranh cuộc sống con người còn được tái hiện bằng hình ảnh “lầu tịch dương”. Hình ảnh một căn lầu vắng trong buổi chiều tà, xét về cả thời gian và không gian đều gợi buồn. Vậy mà, chỉ cần thêm vào chi tiết “Dắng dỏi cầm ve”, nhà thơ đã xóa đi hoàn toàn nỗi buồn ấy. Trong buổi chiều vắng, tiếng ve ngân lên rộn rã như tiếng đàn đã trở thành lời ngợi ca cuộc sống no đủ, bình yên. Nguyễn Trãi đã từng trải qua chiến tranh loạn lạc nên lại càng thấm thía ý nghĩa của cuộc sống yên ấm, hòa bình trong hiện tại. Qua đó, người đọc thấy được Nguyễn Trãi trân trọng cuộc sống đó biết bao! Nhưng hình như ẩn sâu trong những âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá từ xa vọng lại, tiếng cầm ve ngân lên trong buổi chiều tà vẫn thấp thoáng một chút nỗi niềm bâng khuâng trong tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Nỗi niềm ấy như có một chút gì khắc khoải, như là sự mong mỏi, ngóng vọng vào một hành động cụ thể, thể hiện khát vọng cao đẹp của Nguyễn Trãi:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Khát vọng ấy không chỉ giới hạn ở một miền quê, một vùng đất mà nó hướng tới mọi con người, mọi miền quê trên thế gian này. Đó là khát vọng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi: mong ước sao cho muôn dân khắp bốn phương trời luôn được sống trong no đủ, thanh bình. Tác giả mong ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy nên khúc Nam Phong ca ngợi đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Câu thơ kết thúc bài được kiến tạo theo cách ngắt nhịp 3/3, thể hiện rõ sự dồn nén cảm xúc của bài thơ. Mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên giàu hình ảnh, màu sắc, hình khối, đường nét nhưng kết thúc bằng câu thơ nói về con người cho thấy điểm kết mà tác giả muốn hướng đến không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở con người. Điều này đã thể hiện rõ tâm hồn hết sức cao cả và vĩ đại của Nguyễn Trãi- vị anh hùng dân tộc luôn mong muốn cho dân được ấm no, hạnh phúc.
Bài thơ Cảnh giới bảo kính đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
Câu 1: Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2: Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, uống rượu dưới gốc cây
Câu 3:
Liệt kê: một mai, một cuốc, một cần câu
Tác dụng:
+Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, sinh động hơn
+Nhấn mạnh cuộc sống bình dị, an nhàn, yên bình của tác giả mặc kệ ai có những thú vui nào, ông vẫn ngồi thẩn thơ
Câu 4: quan điểm của tác giả có chứa sự mỉa mai và ngạo nghễ:
+Ông tự nhận mình ngu, ông tự nhận mình ngu nhưng thực chất là khôn
+tác giả khiêm tốn, không khoe khoang trí khôn của mình
Câu 5:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, đã từng lăn lộn trốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời cũng hiểu danh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn một nhà trí tuệ lớn