Nguyễn Thị Phương Nhung

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Phương Nhung
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1.

Sê-Khốp được biết đến là một nhà văn nổi tiếng của nước Nga, dòng văn mà ông theo đuổi và thành công đó chính là văn hiện thực. Ông là một người có công cách tân truyện ngắn và kịch nói. Sáng tác của ông luôn là chiếc gương phản chiếu lên án những hiện thực ở nước Nga. Trong những tác phẩm của ông tiêu biểu có tác phẩm Người trong bao. Mà qua chân dung và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp ta thấy được những cái nhà văn muốn lên án xã hội con người Nga. Cụ thể ở đây chính là phê phán lối sống tầm thường dung tục của tiểu tư sản Nga.

Nhan đề của tác phẩm cũng thật đặc biệt khi ta thấy được rằng chính cái tên ấy đã nói lên phần nào nhân vật Bê li cốp. Nhân vật ấy đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản với lối sống dung tục, nhút nhát, giáo điều. Đối với bê li cốp “nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”. Và cuối cùng thì anh ta cũng phải nằm trong bao mà đi chầu Diêm Vương. Nhan đề ấy thể hiện được cái sự hèn nhát của những người tri thức Nga. Và kết cục của những con người như thế thì không tốt. Lối sống nhút nhát, dung tục ấy sẽ có hại cho người dân Nga, nó gây đầu độc cuộc sống, gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Ngoài ra cái bao kia cũng mang hàm ý đó là cái bao bọc bó hẹp, cuộc sống tù túng, đen tối của người tri thức Nga mà sống không thoát ra được chết đi cũng thế.

Về phần tính cách của nhân vật này cũng rất kì lạ. Thu mình trong vỏ bọc là thế nhưng Bê li cốp lại có những ước mơ khát vọng khó hiểu lập dị. Đó là khát vọng ngăn cách với cuộc sống con người, chỉ biết sống cho mình, mình được an toàn và tránh xa mọi điều làm tổn hại đến sự an toàn ấy. Tính cách của bê li cốp đó là sợ hãi hiện tại và tôn sùng những gì là của quá khứ. Anh ta say mê tiếng Hi Lạp cổ vì thế mà anh ta hạnh phúc nhất khi thốt lên câu. Có lẽ đó là khoảnh khắc duy nhất để anh ta chui ra khỏi cái bao bọc của mình. Tính tình anh ta giống như một kẻ tâm thần chỉ biết “lo âu”, “sợ hãi”, “nhút nhát”. Không những thế Bê li cốp chỉ thích sống theo thông tư chỉ thị. Một khi chưa có thông tư chỉ thị thì không thể làm được. Làm theo thông tư là tốt nhưng có những chuyện đợi thông tư đến thì sẽ muộn mất thì hắn vẫn không dám giải quyết. Điều đó thể hiện lối sống cứng nhắc quá mức. Chính bởi thế mà anh ta không thể nào thoát khỏi cái vỏ bọc của bản thân mình. Sống trong sợ hãi thì còn sống làm gì nữa. Đồng thời anh ta luôn bằng lòng với lối sống cổ hủ lạc hậu và không chịu được cách sống thức thời của chị em nhà Va ren ca.

Có thể nói nhân vật hiện lên như một thảm họa của tạo hóa, một con người cô độc lạc lõng, kì quái, khủng khiếp và không hiểu cuộc sống đương thời.

Chính vì cái kì quái ấy mà khiến cho biết bao nhiêu ngươi sợ hắn. Các giáo viên trong trường hay đến hiệu trưởng cũng sợ hắn. Bình thường hắn đến thăm nhà giáo viên mà hắn cho rằng công việc ấy nhằm duy trì tình bạn tốt đẹp. thế nhưng khi đến thì hắn chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi phổng ra đó và rồi đưa mắt nhìn xung quanh khiến cho người ta phải sợ. Rồi một lát thì cáo từ về. Đến chơi mà không nói gì thì đến để làm gì?. Các bà diễn kịch cũng không dám gặp mặt hắn, phải dấu. Các nhà tu thì không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Quả thật Bê li cốp giống như một con ma đáng sợ khiến cho cả thành phố con người Nga phải khiếp sợ hắn. Cuộc sống như thế có khác nào địa ngục mà hắn cứ chui cái thân thể và cả tâm hồn mình trong cái vỏ bọc. Có thể nói chính cái lối sống của hắn đã ảnh hưởng đến cuộc sống và con người Nga hiện tại và tương lai. Nhân vật ấy giống như nền phong kiến tối tăm của Nga lúc bấy giờ.

Hắn cứ thế sống quanh năm với những nỗi lo sợ của mình. Nào là sợ ánh sáng ban ngày, sợ bóng tối, sợ trộm. Trong nhà lúc nào cũng đóng then cài cửa, đắp chăn kín mít cả đầu. Hắn toàn mơ thấy những điều kinh khủng nhất và chính vì thế mà hắn luôn thức dậy với bộ mặt tái nhợt. Không thể nào quên kể đến câu chuyện tình của Bê li cốp với cô nàng Va ren ca. khi nàng đến thì Bê li cốp đã yêu nàng. Và chính vì thế mà anh ta để hắn cả một tấm hình của người đẹp lên trên bàn làm việc của mình. Anh ta còn tính đến chuyện cưới xin nữa, thế rồi có người vẽ tranh biếm họa về đám cưới của anh ta và Va ren ca. Bức biếm họa ấy được gửi đến cả trường nam và trường nữ. Trong một lần Bê li cốp nhìn thấy chị em nhà Va ren ca cưỡi xe đạp giữa đường thì hắn cho rằng như thế chẳng ra thể thống gì cả. và hắn quyết định đến nói với chị em họ. Cô chị không có nhà chỉ có cô em. Hai bên cãi vã nhau và Va len cô đẩy bê li cốp xuống cầu thang khiến cho anh ta ngã nhào. Không thể quên được tiếng cười ha ha của Va ren cô. Tiếng cười ấy không những chấm dứt chuyện cưới xin mà còn phê phán cái lối sống trong bao của Bê li cốp nói riêng và người tri thức Nga nói chúng. Và sau một tháng thì Bê li cốp chết, anh ta được nằm trong cái bao vĩnh viễn.

Qua đây ta thấy được nhà văn Sê-Khốp đã lên án cái lối sống của những con người tri thức cổ hủ lạc hậu, lo sợ chỉ biết sống cho chính bản thân mình. Cách sống ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người Nga hiện tại và con người tương lai. Chính vì thế lên án để mà không sống như vậy nữa.

câu 2.

Trong cuộc sống, việc luôn ở trong "vùng an toàn" có thể mang lại sự ổn định và an tâm, nhưng cũng chính nó có thể khiến chúng ta trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo và không phát huy hết tiềm năng của bản thân. Sự sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn là một yếu tố quan trọng giúp mỗi người phát triển và đạt được thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta dám bước ra khỏi sự an phận, đối diện với những thử thách và khó khăn, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều mới mẻ, từ đó phát triển kỹ năng, mở rộng tầm nhìn và trở nên mạnh mẽ hơn. Đặc biệt trong thời đại thay đổi nhanh chóng như hiện nay, sự chủ động thay đổi, dám thử thách bản thân và làm quen với những điều mới mẻ sẽ giúp chúng ta thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Mặc dù có thể gặp khó khăn và thất bại, nhưng chính những trải nghiệm đó sẽ rèn luyện chúng ta thành những người kiên cường và tự tin. Do đó, tinh thần sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn không chỉ là một yếu tố cần thiết mà còn là chìa khóa mở ra cơ hội và sự thành công trong tương lai.

 

câu 1.

phương thức biểu đạt chính : tự sự

câu 2.

nhân vật trung tâm : Bê-Li-Cốp

câu 3. 

ngôi kể thứ 3

tác dụng : làm tăng tính chân thật khách quan cho câu chuyện.

câu 4.

Chân dung Bê-li-cốp:

- Ngoại hình: thu mình trong vỏ bọc, luôn tạo một thứ bao bọc, bảo vệ mình.

- Lối sống thu mình trong bao.

- Biểu tượng cho sự hèn nhát, quái đản.

- Lối sống thu mình.

-Lối sống trong bao, thu mình, hèn nhát

  nhan đề được đặt là " người trong bao " vì người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người hèn nhát, cá nhân, ích kỉ, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. Truyện cũng cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu.

câu 5.

Bài học rút ra được là hãy thay đổi cuộc sống cũ kĩ, hãy sống cho ra sống. Tác giả ngầm khẳng định kiểu người trong bao ấy thì sống cũng như chết. Chỉ có cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới xóa hết được lối sống ích kỉ ấy.

câu 1.

Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước: sau chiến tranh, nguyên khí quốc gia kiệt quệ, triều đình hỗn loạn, lòng người hoang mang… những người hiền tài thì sống ẩn dật, lánh xa sự đời, bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh nguy nan… Nhưng bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm như “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?...” Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái. 

câu 2.

Thân Nhân Trung, một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Trần, từng khẳng định: "Hiền tài là nguồn sức mạnh của quốc gia, nếu nguồn sức mạnh này phát triển thì đất nước càng mạnh mẽ và phồn thịnh, ngược lại, nếu suy yếu thì quốc gia trở nên yếu đuối và tụt hậu." Câu nói này thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vai trò của người tài đối với sự phát triển của một quốc gia. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người hiền tài ngày càng được thúc đẩy, nhưng thực trạng "chảy máu chất xám" đang là một thách thức đối với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

Hiện nay, việc các trí thức trẻ, có tri thức và tài năng quyết định rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài đã tạo ra tình trạng "khan hiếm" nhân tài cho đất nước. Điều này là một hiện tượng chảy máu chất xám không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới phải đối mặt.

Việt Nam, mảnh đất "địa linh nhân kiệt", đã sinh ra nhiều danh nhân lừng danh trong lịch sử như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Du và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Hiền tài luôn có, nhưng đáng tiếc, xã hội hiện đại đã có nhiều người tài từ chối làm việc tại Việt Nam để đóng góp cho một quốc gia hiện đại và phát triển hơn. Điều này không thể trách nhiệm họ, bởi tất cả đều muốn làm việc trong môi trường tốt hơn, nơi họ có cơ hội phát triển tài năng và đam mê của mình.

Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp người tài quyết định trở về Việt Nam để đóng góp cho đất nước, nhưng họ gặp khó khăn trong việc phát triển tài năng do thiếu điều kiện và sự hỗ trợ thích hợp. Điều này đã dẫn đến lãng phí của những tài năng đáng quý. Để phát triển và đưa Việt Nam đến vị thế vinh quang, cần kết hợp tinh thần và ý thức trách nhiệm đối với đất nước cùng với chính sách thu hút hiền tài từ phía nhà nước.

câu 1. 

phương thức biểu đạt chính : nghị luận

câu 2. 

chủ thể bài viết là : Ngô Thì Nhậm

câu 3.

_ Mục đích nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

_ Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:  •Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa.

 •Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật.

  • Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng.

câu 4.

Vua Lê Lợi rất anh minh, chính trực. Vua luôn coi trọng người tài, không màng địa vị, tiền của. Vua Lê Lợi là người rất lo cho đất nước

 

 

câu 1.

Trong cuộc sống, thành công luôn đến từ việc chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Chính vì thế mỗi chúng ta phải có trong mình một thế chủ động. Vậy lối sổng chủ động là gì? Lối sống chủ động là sống lạc quan yêu đời, hướng về phía trước, không nản lòng trước những khó khăn của cuộc đời. Khi chúng ta sống ở thế chủ động, sẽ nhìn mọi thứ theo hướng tích cực, khiến tâm hồn vui tươi, lạc quan. Bên cạnh những người sống theo thế chủ động thì còn có những người vẫn luôn sống ở thế bị động, luôn ỷ lại vào người khác,...Chính vì thế, lối sống chủ động đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, tuổi trẻ cần sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

câu 2. 

Qua văn bản trên em thấy được tâm hồn, tình cảm của ông bừng sức sống, cuộc đời như lad một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn mẻ. Cảnh vật như cổ rích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt cỉa một thi ãi đa cảm, giàu lòng ham sống với đời.

câu 1.

Thể thơ: thấy ngôn bát cú đường luật

câu 2.

Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả là: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

câu 3.

-biện pháp tu từ liệt kê: một mai, một cuốc, một cần câu

- tác dụng: 

      • tạo sự nhịp nhàng, hài hoà

      • nhận mạnh thơ về cách sống, cách cư xử của tác giả

      • thể hiện sắc thái mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý

câu 4. 

Quan niệm khôn - dại của tác giả nhằm chỉ: 

  - dại là tìm nơi vắng vẻ, nơi yên tĩnh của thiên nhiên

  - khôn là đếm chốn lao xao, chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt

-> đó là cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả

câu 5.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người giống giản dị, thanh bạch. Ông là người có trí tuệ, cốt cách cao; là người có bản lĩnh coi thường danh lợi