

Nguyễn Bảo Ngân
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Nhân vật Bê-li-khối trong đoạn trích "Người trong bao" của Anton Chekhov là một người đàn ông sống nội tâm, nhút nhát và thiếu tự tin. Ông là một hình mẫu của những người sống trong vỏ bọc, luôn tránh né những tình huống giao tiếp và không dám đối mặt với cuộc sống. Bê-li-khối là một bác sĩ có học thức, nhưng lại không thể tạo dựng được mối quan hệ xã hội, ngay cả với những người xung quanh mình. Điều này khiến ông sống trong sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm và cảm giác an toàn. Dù có những cảm xúc lạ lẫm với cô gái mà ông gặp, Bê-li-khối không dám thể hiện tình cảm, chỉ biết quan sát và nhìn cô từ xa mà không bao giờ có hành động cụ thể. Sự e dè và sợ hãi của Bê-li-khối thể hiện rõ ràng trong việc ông tự đóng mình lại trong một "bao" bảo vệ, nhưng lại đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu vắng hạnh phúc và sự lạc lõng trong cuộc đời ông. Bê-li-khối là hình mẫu của những người sống quá lý trí và tự kìm hãm cảm xúc của chính mình, khiến họ dần trở nên xa lạ với thế giới xung quanh.
Câu 2
Một khía cạnh khác của sự an toàn là an toàn trong các mối quan hệ xã hội. Chúng ta cần phải biết bảo vệ bản thân trước những tác động tiêu cực từ người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm hay công việc. Mối quan hệ lành mạnh là khi cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, tôn trọng và hỗ trợ nhau. Việc lựa chọn bạn bè, đối tác phù hợp và giữ khoảng cách với những người có thái độ tiêu cực hoặc lạm dụng quyền lực sẽ giúp chúng ta duy trì một cuộc sống cân bằng và an toàn về mặt tâm lý.
Thêm vào đó, sự an toàn của bản thân cũng bao gồm việc tự bảo vệ quyền lợi và sự tự do cá nhân. Điều này có nghĩa là mỗi người cần phải biết cách đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình trong mọi tình huống, từ công việc đến cuộc sống cá nhân. Sự an toàn về mặt quyền lợi giúp mỗi cá nhân duy trì sự tự tin và sự chủ động trong cuộc sống, không bị thao túng hay phụ thuộc vào người khác. Tự bảo vệ mình cũng có nghĩa là chúng ta học cách nói “không” khi cần thiết, đặt ra giới hạn và không cho phép ai xâm phạm đến sự tôn trọng và không gian cá nhân của mình.
Cuối cùng, sự an toàn của bản thân không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người cần ý thức về việc bảo vệ mình và người khác, đồng thời xây dựng một xã hội an toàn, công bằng và đầy tình thương. Để làm được điều đó, mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức về các nguy cơ và cách thức bảo vệ bản thân, đồng thời có những hành động thiết thực để giảm thiểu những rủi ro, giúp mỗi người đều cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
Tóm lại, sự an toàn của bản thân là yếu tố nền tảng giúp mỗi người có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Việc bảo vệ sự an toàn này không chỉ giúp chúng ta sống khỏe mạnh và hạnh phúc mà còn tạo dựng một xã hội văn minh, an bình. Chính vì vậy, mỗi người cần phải hiểu và thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân một cách toàn diện để đảm bảo rằng mình luôn được an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: tự sự
Câu 2:
Nhân vật trung tâm trong đoạn trích: Bê-li-cốp
Câu 3
Theo ngôi kể thứ ba. Tác dụng là giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện về cảm xúc của các nhân vật.
Câu 4
Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.
Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông.
Câu chuyện "Người trong bao" của nhà văn Anton Chekhov được đặt tên như vậy để phản ánh tình trạng của nhân vật chính, ông Luiz – một người đàn ông sống trong sự cô đơn, tự giam mình trong một thế giới khép kín, giống như "người trong bao" (hay như cái bao bọc xung quanh). Nhân vật này sống trong một sự ngăn cách, xa rời thực tế, không thể hòa nhập với xã hội và thế giới xung quanh.
"Người trong bao" là hình ảnh ẩn dụ về sự tách biệt, sự khép kín của nhân vật chính trong câu chuyện. Ông bê li khốp có thể là một người nhút nhát, e dè, không dám đối diện với những thử thách của cuộc sống, cũng như không dám mở lòng với những người xung quanh. "Bao" ở đây là hình ảnh của sự tự kìm hãm, sự trốn tránh và nỗi sợ hãi trong việc đối mặt với cuộc sống và những mối quan hệ.
Từ ngữ "bao" cũng thể hiện sự cách biệt, một lớp vỏ bọc vô hình mà nhân vật tạo ra để bảo vệ mình, nhưng đồng thời cũng là điều khiến ông ngày càng cô lập hơn. Cái tên này chỉ ra một thực tế đau lòng: nhân vật dù cố gắng giữ gìn an toàn, nhưng lại dần dần mất đi cơ hội sống một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa.
CÂU 5
Câu 1
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn, nhà thơ mà là nhà chính trị nổi tiếng của nước ta, văn bản ' Chiếu cầu hiền tài' là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã thể hiện lập luận của mình một cách chi tiết và đầy thuyết phục. Bằng cách đưa ra đưa những dẫn chứng trong lịch sử và trên kinh nghiệm và tầm hiểu biết của mình nhưa đưa ra những vị vua, quan lại thời Hán, Đường, và cách họ đã lựa chọn và tìm ra người hiền tài để giúp đất nước. Nguyễn Trãi đã phân tích và đánh giá đúng tình hình, và đưa ra quyết định đúng đắn về việc lựa chọn hiền tài cho đất nước. Ông còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật như so sánh và ẩn dụ để cho văn bản vừa có tính thuyết phục và vừa sinh động và hấp dẫn hơn. Qua đó, ta có thể thấy rằng nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi trong văn bản ' Chiếu cầu hiền tài' là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho văn bản có tính thuyết phục và mang lại giá trị sâu sắc trong lịch sử nước ta về đường lối chính trị.
Câu 2
Trải qua 4000 năm lịch sử, đất nước ta luôn phải đối mặt với những giặc ngoại xâm luôn nhăm nhe bờ cõi nước ta, chúng tìm đủ mọi cách để nhân dân ta khuất phục và phục tùng chúng. Nhưng, chúng ta thà hi sinh chứ không chịu kiếp làm ách nô lệ. Ngoài tinh thần yêu nước của dân tộc ta còn có một yếu tố quan trọng để giành lại nền độc lập và hòa bình như bây giờ là những người có tư chất thông minh, là những người tài năng trong mọi lĩnh vực. Tiêu biểu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị cha già dân tộc, hay về quân sự có: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Nguyễn Trọng Tấn... Còn về chế tạo vũ khí ta có Giáo sư Trần Đại Nghĩa. Qua đó, đủ để ta thấy rằng đất nước Việt Nam ta quy tụ rất nhiều người tài năng hay thậm chí là những thiên tài. Tuy nhiên, hiện nay có một sự thật đáng buồn là những tài năng trẻ của Việt Nam có xu hướng học tập, sinh sống và định cư ở nước ngoài. Gây ra hiện tường chảy máu chất xám.
Nói một cách đơn giản, hiện tượng chảy máu chất xám là hiện tượng những người thiên tài đi đến một đất nước khác để sinh sống, và sử dụng trí thông minh, tài năng của mình để cống hiến cho đất nước đó. Hiện tượng này ta có thể thấy rõ trong đời sống hiện nay. Vốn là một đất nước đang phát triển, về cơ sở vật chất và điều kiện kinh tế còn khó khăn khiến họ có suy nghĩ rằng, ở Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu và việc trả lương quá thấp so với trí tuệ của họ. Cho nên, họ quyết định đến các cường quốc hùng mạnh như Mĩ, Nga và Trung Quốc. Điều đó khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân tài trầm trọng, ảnh hưởng đến sự xây dựng và phát triển đất nước.
Ta có thể nhìn nhận hiện tượng này bằng hai góc độ chủ quan và khách quan. Về chủ quan, bắt nguồn về nhu cầu được sống trong điều kiện kinh tế phát triển và nguồn thu nhập cao xứng đáng để cho họ sử dụng trí tuệ của mình mà quên đi mất cội nguồn dân tộc, đất nước và tổ tiên ta mà quên mất rằng không ít những thiên tài chấp nhận từ bỏ cuộc sống sung túc, giàu có của mình để trở về Việt Nam phát triển đất nước đi lên. Còn về mặt khách quan mà nói, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển về kinh tế và điều kiện để đáp ứng nhu cầu của họ không thể bằng các cường quốc trên thế giới được. Điều đó đã kìm hãm việc sử dụng chất xám và trí tuệ của họ. Vì vậy, họ sẽ lựa chọn nơi mà họ có thể sử dụng trí tuệ của mình mà không gặp khó khăn về những máy móc thông minh, cơ sở vật chất, đãi ngộ tốt. Đương nhiên họ sẽ lựa chọn những cơ hội tốt cho mình. Ta có thể thấy một ví dụ cụ thể về tình trạng chảy máu chất xám, qua chương trình ' Mùa lên đỉnh Olympia' khi các quán quân thường lựa chọn việc đi du học và định cư ở nước ngoài. Một số ít lựa chọn ở Việt Nam để góp phần phát triển đất nước.
Vì vậy, mỗi cá nhân cần phát huy tình yêu đối với đất nước và tinh thần dân tộc của cha ông ta, sẵn sàng đóng góp khả năng về trí tuệ và sức lực của mình để đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và đi lên để sánh ngang với các cường quốc năm châu theo nguyện vọng và cũng là lời răn dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
Câu 2
Chủ thể bài viết là: Vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi)
Câu 3
Mục đích chính của văn bản: Là kêu gọi và tuyển mộ những người có tài năng và đức hạnh để giúp xây dựng và phát triển đất nước.
Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:
+ Tiến cử người hiền tài từ triều đình và thôn dã
+ Tiến cử người hiền tài có tài văn võ, có thể trị dân coi quân
+ Thưởng cho những người tiến cử hiền tài.
Câu 4
Người viết đã đưa ra dẫn chứng về các vua thời Hán, Đường trong triều đại Trung Quốc
Nêu ra dẫn chứng cụ thể và rõ ràng, đồng thời phân tích và đánh giá dẫn chứng để làm cho luận điểm của mình thuyết phục hơn.
Câu 5
Qua văn bản trên tôi có thể nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết như sau: Vua Lê Thái Tổ tức Lê Lợi là một người lãnh đạo tài ba và kiệt xuất, có tầm nhìn xa trông rộng. Nếu đất nước thiếu hiền tài thì khó có thể phát triển được nhận ra được điều đó ông luôn quan tâm đến việc lựa chọn hiền tài để phát triển đất nước. Bằng cách kêu gọi các quan lại trong triều đình tìm kiếm hiền tài để góp phần củng cố đất nước giàu mạnh và phát triển hơn, bằng cách phân tích và đánh giá tình hình ông đã có một quyết định đúng đắn khi đưa ra đường lối tìm hiền tài của mình.
Câu 1:
Thế giới không ngừng phát triển ngày càng tiên tiến và giàu mạnh hơn. Có nghĩa nó sẽ trở nên khắc nghiệt hơn, sự cạnh tranh trong cuộc sống gần như là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay, kẻ nào chiến thắng sẽ có một cuộc sống an nhàn và giàu có, còn kẻ thua cuộc luôn phải ngước lên nhìn họ với ánh mắt tiếc nuối:
- ' Tại sao lúc đó mình không cố gắng hơn? Bây giời phải khổ thế này?' Nhưng đã quá muộn mình vẫn mãi là kẻ thua cuộc. Vậy tại sao mình là kẻ thua cuộc? Là bởi vì trong mỗi chúng ta đều khuyết đi một thói quen, một thói quen , một lối sống vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay. Nó là một trong những nhân tố quyết định tương lai của chúng ta sao này, đó chính là lối sống chủ động. Sống chủ động giúp chúng ta phát triển khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Sống chủ động còn giúp chúng ta có tinh thần thoải mái, giảm stress và áp lực trong cuộc sống. Nhiều người có quan điểm rằng luôn cắm mặt vào học tập và làm việc thì sẽ thành công. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, dù có cố gắng, chăm chỉ đến đâu mà trạng thái tinh thần luôn mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì rất khó để có thể đạt được ước vọng mà mình mong muốn. Còn nếu tinh thần của chúng ta luôn thư thái, thoải mái thì khả năng tư duy, giải quyết vấn đề vô cùng nhạy bén. Khi đó, đã xác định được kẻ thắng cuộc trong trò chơi đầy hiểm nguy, khắc nghiệt và cạnh tranh này. Sống chủ động là chìa khóa để đạt đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống ngày nay. Hãy tự quyết định và kiểm soát trong cuộc sống của mình.\
Câu 2
Trong thế giới văn học thời trung đại ở Việt Nam, Nguyễn Trãi được coi là một nhà văn chính luận vô cùng tài năng và độc đáo. Bên cạnh những áng văn chính luận sắc bén thì Nguyễn Trãi cũng rất thành công ở thể loại thơ trữ tình viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật nhất phải kể đến 2 tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Bài thơ Gương báu khuyên răn nằm trong tập Quốc âm thi tập là một trong những bài thơ hay thể hiện rõ nét tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi cũng như tái hiện lại bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của ngày hè.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hoà, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa. Mặc dù khung cảnh hiện lên yên bình và nên thơ là thế, nhưng tâm trạng của luôn lo lắng cho dân và xã hội, đất nước ngày nay.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hoè lớn lên nhanh, tán cây toả rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen toả hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Câu 1:
Thể thơ: lục bát
Câu 2:
Hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày, đạm bạc thanh cao của tác giả:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến, cội cây, ta sẽ uống
Câu 3
Từ liệt kê: một mai, một cuốc, một cần câu
Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu đều đặn, chậm rãi
+ Gợi tả cuộc sống giản dị, thanh cao của tác giả
+ Nhấn mạnh sự tự do, phóng khoáng của đời người
Câu 4
“dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, khiến cuộc sống luôn vội vã. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả thì ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
Câu 5
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. “Nhàn” là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.