

Nguyễn Thị Mai Hương
Giới thiệu về bản thân



































Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vì khuẩn Rhizobium. Quá trình này dựa trên nguyên tắc vì khuẩn chuyển hoá N2 phân tử sang dạng NH3 vừa cũng cấp cho đất, vừa cung cấp cho cây. Vì thế chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó (đất thiếu Nito dạng dễ hấp thụ) thì sẽ bổ sung và duy trì lượng nitrogen trong đất.
a, - Môi trường nuôi cấy liên tục cần phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi lượng dịch nuôi cấy tương đương. Vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục dừng lại ở pha cân bằng, không có pha suy vong và sự sinh trưởng của vi khuẩn được duy trì liên tục.
- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy. Vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục theo 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong. Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong.
b, Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag): quần thể dần thích nghi với môi trường, số lượng tế bào chưa tăng, enzyme cảm ứng được hình thành.
+ Pha lũy thừa (pha log): quần thể sinh trưởng với tốc độ cực đại và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh do số tế bào sinh ra cao hơn gấp nhiều lần so với số tế bào chết đi.
+ Pha cân bằng: số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian do số tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi.
+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào bị hủy hoại, chất dinh dưỡng dần cạn kiệt và chất đọc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 1:
Bài làm
Sê-khốp là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Nga. Các tác phẩm của ông thường là những câu chuyện ngắn, mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh đời sống xã hội và có giá trị giáo dục cao. 'Người trong bao' là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông, qua nhân vật Bê- li- cốp, tác giả phản ánh một phần nào đó không khí u ám của nước Nga vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, lên án lối sống cổ hủ, kì dị. Bê- li- cốp, một giáo viên dạy tiếng Hy lạp cổ, kỳ quặc từ vẻ ngoài đến tính cách. Mặt luôn nhợt nhạt, nhỏ bé như mặt chồn, mặc đồ khác thường và che giấu tất cả mọi thứ liên quan đến bản thân. Sợ hãi luôn hiện diện trong suy nghĩ của ông, trở thành một kẻ đáng thương. Bê-li-cốp sống trong căn phòng chật chội, luôn che giấu bản thân trong chiếc bao, tránh xa mọi tác động bên ngoài. Cuộc sống của ông đem lại sự sợ hãi và lo lắng cho người xung quanh. Sau cuộc tranh cãi với nhà Va-ren-ca, ông tỏ ra tức giận và nhục nhã, cuối cùng cái chết đến với ông như một kết cục tự nhiên của lối sống ích kỉ tự ti. Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn một chút sau cái chết của ông, nhưng sau đó lại có thêm nhiều 'người trong bao' khác như Bê-li- cốp. Bê-li-cốp không chỉ là một phần của xã hội mà còn là biểu tượng của xã hội thời đó. Lối sống của ông thể hiện rõ sự lạc hậu của xã hội Nga thế kỷ 19. Tác giả lên án chế độ cũ và mong muốn đưa xã hội tiến bộ hơn. Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người giống như Bê-li-cốp, sống trong sợ hãi và nhát gan, không dám bày tỏ ý kiến của mình, luôn theo đuổi theo ý kiến của người khác. Sống trong sợ hãi là một thái độ sống đáng lên án. Chúng ta, những thế hệ tương lai, phải sống tự do, phải là chính mình, nhìn nhận cuộc sống một cách lạc quan và tốt đẹp nhất, giữ cho tâm hồn luôn bình an. Hãy sống tích cực, nắm bắt cơ hội và yêu thương, hãy làm cho thế giới này trở nên hòa bình hơn, và loại bỏ sự sợ hãi, loại bỏ cái bao ẩn sâu trong tâm hồn, để tiến tới những điều tốt đẹp hơn. Đừng để mình mất đi tương lai trong những bóng tối đáng sợ.
Câu 2:
Bài làm
Cuộc sống luôn mang đến những thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, con người thường tạo ra cho mình một nơi gọi là vùng an toàn. Vùng an toàn có thể được hiểu là không gian quen thuộc, nơi chúng ta luôn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất để bộc lộ bản thân. Dù vậy, nếu cứ mãi quẩn quanh trong vùng an toàn ấy, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều trải nghiệm thú vị của cuộc đời. Bạn sẽ không khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của mình. Có khi, bạn sẽ trở nên lạc hậu, bị tụt lại phía sau hoặc cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt. Việc bước ra khỏi vùng an toàn đòi hỏi lòng dũng cảm, để đối diện với những khó khăn và thử thách phía trước.
Con đường đời của mỗi người chưa bao giờ là bằng phẳng, vì vậy chúng ta cần chấp nhận thực tế và mở rộng vùng an toàn của mình. Khi thoát ra khỏi vùng an toàn, chúng ta sẽ tích lũy được nguồn kiến thức phong phú, những bài học kinh nghiệm đầy giá trị làm nền tảng cho sự bứt phá trong những lĩnh vực mới, những hướng đi mới. Bước ra khỏi ranh giới của bản thân nghĩa là ta đã hoàn toàn sống độc lập, có khả năng xử lý và giải quyết những tình huống khó khăn, những sóng gió bất ngờ ập đến trên con đường đến đỉnh vinh quang.
Khi phá vỡ bức tường an toàn, chắc chắn sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy yếu lòng, mệt mỏi hay choáng ngợp vì những thay đổi lớn, nhưng đó sẽ là cơ sở để chúng ta rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì bền bỉ, không vì chút khó khăn mà nản lòng hay từ bỏ giữa chừng.
Câu chuyện của nữ doanh nhân Hồ Ngọc Trâm là một minh chứng tiêu biểu. Chị đã dám từ bỏ vị trí quản lý nhân sự cấp cao của một công ty nước ngoài để bắt đầu công việc yêu thích của mình là xây dựng nông trại cung cấp nông sản sạch, một công việc hoàn toàn xa lạ với chuyên ngành của chị. Quá trình ấy không hề dễ dàng nhưng chị đã rất thành công, minh chứng cho việc dám thoát ra khỏi vùng an toàn và thực hiện những điều mới mẻ.
Trái với những tấm gương tiêu biểu ấy, ta vẫn thường bắt gặp nhiều thanh niên trẻ vì ngại bị từ chối mà không dám nộp hồ sơ vào các công ty lớn hay sống một cuộc sống lặp đi lặp lại theo quy củ, không có gì đột phá, không có gì thay đổi. Đó là những người suốt cuộc đời chỉ có thể dậm chân tại chỗ, chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt và thậm chí là không thể thành công.
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy, tuổi trẻ chúng ta hãy tập cho mình lối sống hòa nhập với những điều mới, hãy bước khỏi vùng an toàn của bản thân để trở thành những người bản lĩnh, kiên cường, tràn đầy kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết. Chỉ khi dám đối mặt và vượt qua những thử thách, chúng ta mới có thể phát triển toàn diện và đạt được những thành công đáng kể trong cuộc sống.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2:
Nhân vật trung tâm: Bê-li-cốp
Câu 3:
Đoạn trích trên được sử dụng ngôi kể thứ Ba , người kể giấu mình giúp kể cả được những biểu hiện sâu kín nhất trong nội tâm nhân vật.
Câu 4:
-Chi tiết:
+ Hàng ngày đều đi giày cao su,
+cầm ô
+ nhất thiết cầm bành tô ấm cốt bông
+ Chiếc đồng hồ quả quýt
+ Chiếc dao nhỏ để gọt bút chì
=> tất cả đều được đựng trong một cái bao
+ Mặt cũng được so sánh như ở trong chiếc bao vì lúc nào cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.
- Theo em lý do đoạn trích được đặt là " Người trong bao vì " Nhân vật chính của Câu chuyện được kể đến là một người cái gì cũng liên quan đến chiếc bao. Là một người có khát vọng mãnh liệt thu mình lại với thế giới giống như núp trong một cái bao và không muốn tiếp xúc với ai tự cô lập chính bản thân mình. Nên đoạn trích có tên " Người trong bao" là như thế.
Câu 5:
Theo em, bài học được rút ra từ đoạn trích là:
+ Không nên có tính cách thu mình lại với thế giới hay cô lập chính bản thân mình với mọi người xung quanh, học cách giao tiếp, cởi mở , thân thiện với mọi người xung quanh.
+ Hãy đối mặt với cuộc sống hiện tại và không nên quá bận tâm về quá khứ. trong quá khứ ai cũng có niềm vui và nỗi buồn riêng. Việc khơi gợi lại quá khứ là một chuyện không tốt.
Câu 1:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2:
- Sử dụng thành công nghệ thuật đối: nơi vắng vẻ >< chốn lao xao, dại >< khôn, ta >< người
=> cho ta thấy đc triết lí sống thâm trầm: dại mà hoá ra không dại, khôn mà hoá ra không phải khôn.
Câu 3:
Liệt kê: mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê.
-> Chính cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.
Câu 4:
-Tìm nơi "vắng vẻ" là tìm nơi mình thích thú.
"Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.
Câu 5:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, đã từng lăn lộn chốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu đánh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng chỗ tâm hồn hoà nhập cùng thiên nhiên, xem quý phú như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhà văn trí tuệ lớn.
Câu 1:
Bài làm
Cuộc sống ngoài kia luôn có những giông bão mà bạn khó có thể biết trước được. Nhưng sống thế nào là do bạn chọn và làm chủ. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sống ở thế chủ động có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người.
Sống ở thế chủ động là việc mỗi người luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình. Sống ở thế chủ động có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Chủ động là tự hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng có được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động, phó mặc cho số phận của mình và những bạn trẻ sống không có ước mơ, hoài bão. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện bản thân bằng cách sống có ước mơ, tích cực trau dồi kiến thức cũng như đạo đức để có thể chạm tay vào ước mơ đó.
Cuộc sống luôn cho chúng ta nhiều cơ hội quý báu, điều quan trọng là ta phải chủ động nắm giữ những cơ hội đó để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Hãy sống hết mình để thế cuộc sống thật tươi đẹp, đáng sống.
Câu 2:
Bài làm
Nguyễn Trãi không chỉ biết đến với tác phẩm nổi tiếng, một áng thiên cổ hùng văn bình ngô đại cáo mà còn được biết đến với những bài thơ thiên nhiên và con người như Côn Sơn Ca, Cây Chuối… một trong những tác phẩm thiên nhiên và con người ấy còn phải kể đến bài thơ bảo kính cảnh giới 43 của ông. Đó là bài thơ cảnh ngày hè với những thiên nhiên con người và tâm trạng của Nguyễn Trãi.
Trong những bài thơ về tình yêu thiên nhiên Côn Sơn chính là nơi dừng chân của Nguyễn Trãi trong những ngày tháng buồn bã mệt mỏi nơi quan trường.
Sự ung dung nhàn hạ ấy được thể hiện trong câu thơ đầu tiên:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ như mở ra những ngày tháng thảnh thơi, hóng mát những ngày dài, những hình ảnh dài của những ngày tháng ấy dần được mở ra ở những câu sau. Những ngày tháng ấy là những ngày tháng an nhàn khi gác lại chuyện chính sự sang một bên, khiến cho không chỉ tâm hồn mà thể xác cũng rất nhàn hạ. cuộc sống với ông chỉ cần thế mùa hè đến ông không cảm nhận thấy cái nóng của đất trời mà ông chỉ cảm nhận được gió mát. Thiên nhiên nơi chốn quê hương chính là nguồn cảm hứng vô tân cho tác giả. làm cho ông cảm thấy vui vẻ phần nào trong cuộc sống ở quê.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Đây là những câu thơ đặc tả những cảnh đẹp mùa hè nơi chốn quê hương ông, là hương sắc mùa hè rất sinh động và hấp dẫn. hình ảnh của mùa hè hiện ra với những gam màu nóng:màu đỏ của hoa hòe, màu lựu đỏ, màu hồng của cánh sen và chúng được kết hợp với những động từ mạnh như “ đùn đùn”, “ phun”, “ tiễn” cho thấy một bức tranh quê hương với màu sắc và hương vị đặc trưng và sự sinh sôi nảy nở mạnh mẽ trong mùa hè.
Bức họa đồng quê hiện ra với biết bao nhiêu màu sắc bao nhiêu thay đổi đẹp đẽ, và đó còn là sự sinh trưởng mạnh mẽ của hoa cỏ cây cối. nó mang tới cho chúng ta những cảm giác thật yên bình, không những thế ta còn cảm nhận được cái hương vị của mùa hè qua động từ “tiễn”.
Không những thế mùa hè còn mang đến cho tác giả những những phiên chợ những làng ngư phủ. Cuộc sống thôn dã hiện ra với vẻ tấp nập hiếm có của con người nơi đây. Chính chợ phản ánh cuộc sống của con người có no đủ, giàu có hay không
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Cuộc sống thật sự náo nhiệt, những phiên chợ của những ngư dân vùng biển, hình ảnh ảnh những con người lao động hiện lên thật đẹp với phiên chợ vui vẻ của những lưới cá bội thu.
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Cất lên một khúc đàn của cây đàn vua Ngu Thuấn mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. MƯợn được hình ảnh vua Ngu Thuấn cây cầm ấy để làm cho nhân dân ta giàu mạnh khắp phương. Dù đã trở về với cuộc sống nơi thôn dã nhưng ông luôn luôn giữ tình yêu thương và lòng mong mỏi một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân trăm họ.
Bài thơ là những dòng chảy cảm xúc về thiên nhiên cũng như nỗi khát khao mong mỏi và tấm lòng yêu nước nồng nhiệt của Nguyễn Trãi. Bìa thơ tuy ngắn nhưng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng mạnh. Kết thúc bài thơ là tinh thần nhân nghĩa cao cả và tình yêu nhân dân vô bờ bến của ông.