

Dương Mỹ Tâm
Giới thiệu về bản thân



































câu 1: Nghệ thuật lập luận trong Chiếu cầu hiền tài của Nguyễn Trãi thể hiện sự sắc bén, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Bài chiếu sử dụng nhiều phép lập luận khác nhau để đạt hiệu quả tối đa. Đầu tiên, tác giả sử dụng phép lập luận chứng minh, dẫn chứng bằng những sự kiện lịch sử, những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, dân tộc. Tiếp đó, Nguyễn Trãi sử dụng phép lập luận giải thích, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu người tài, đó là do chính sách trị vì chưa hợp lòng dân, chưa tạo điều kiện cho người tài phát triển. Ông cũng khéo léo sử dụng phép lập luận tương phản, đối chiếu giữa thời thái bình thịnh trị với thời loạn lạc để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm và trọng dụng hiền tài. Đặc biệt, bài chiếu sử dụng giọng văn vừa trang trọng, uy nghiêm của một bài chiếu, vừa chân thành, tha thiết, thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của tác giả. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ sắc bén và tình cảm chân thành đã tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ, khiến bài chiếu trở thành một áng văn mẫu mực về nghệ thuật lập luận. Cuối cùng, lời kêu gọi của tác giả được đặt trong bối cảnh cụ thể, cấp thiết, càng làm tăng thêm tính thuyết phục của văn bản
Thân Nhân Trung - một danh sĩ nổi tiếng dưới thời nhà Trần đã từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí. Thời đại ngày nay, hiện tượng “chảy máu chất xám” đang “báo động” ở nước ta, trở thành vấn đề thách thức với sự phát triển và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” là cách gọi ẩn dụ để chỉ tình trạng mất đi nguồn lực nhân tài, trí thức, có năng lực, trình độ khi họ quyết định làm việc và định cư ở nước ngoài. Chảy máu chất xám khiến các quốc gia, ngành công nghiệp và tổ chức mất đi một phần cốt lõi là những cá nhân có giá trị của quốc gia mình. Một bộ phận nhân lực, trí thức tài giỏi, có năng lực của Việt Nam đang dần có xu hướng định cư và làm việc, phục vụ cho lợi ích của nước ngoài thay vì cống hiến cho dân tộc. Ngày nay có một lực lượng đông đảo người lao động Việt Nam có học thức, có trình độ đang làm việc, cống hiến ở nước ngoài thay vì về nước. Tình trạng “thất thoát” nhân tài làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân tài trầm trọng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hằng năm đất nước ta phải chi một loạt số tiền khủng để mời các chuyên gia từ nước ngoài về
làm việc. Việt Nam là quốc gia có nhiều nhân tài nhưng luôn phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, phải mời từ những nơi khác.
“Hiền tài thời nào cũng có”, thế nhưng đáng buồn thay, xã hội hiện đại đã có rất nhiều người tài từ chối làm việc ở Việt Nam để cống hiến cho một đất nước hiện đại, phát triển hơn. Nguyên nhân của tình trạng “chảy máu chất xám” cần được nhìn nhận dựa trên hai mặt chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, xuất phát từ mong muốn được sống được làm việc môi trường tốt, thu nhập cao để lo cho gia đình của mình. Họ muốn bản thân mình phát triển hơn về nhiều mặt, được phát huy tối đa năng lực bản thân mình. Hiện nay quá trình hội nhập quốc tế và tham gia vào các tổ chức như WTO, ASEAN đã mở cửa cơ hội cho việc chuyển dịch lao động giữa các quốc gia. Thế nhưng, người Việt Nam có xu hướng ra nước ngoài làm việc và không có ý định trở về quê hương. Đối diện với thực trạng ấy, nhà nước đã có những chính sách thu hút nhân tài song thực tế lại không đáp ứng được mong đợi. Quá trình học tập và phát triển ở nước ngoài giúp họ đạt được nhiều thành tựu nhưng khi về nước lại không tìm được vị trí phù hợp. Về mặt khách quan, chế độ đãi ngộ của nước ta cũng là một trong những lí do quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi làm việc của mọi người. Mức lương tối thiểu tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thường không hấp dẫn đối với những người trí thức trẻ, không đủ để đảm bảo cuộc sống tốt cho họ. Ngoài ra, sự phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam so với các quốc gia khác vẫn còn hạn chế, cản trở việc nghiên cứu và phát triển của các trí thức trẻ. Hệ thống giáo dục, cơ sở vật chất chưa được đầu tư, chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Do đó, họ buộc phải đến những quốc gia phát triển để dễ dàng tiếp cận thành tựu khoa học kĩ thuật hơn.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra những hậu quả khó lường đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tình trạng thiếu hụt nhân tài cứ kéo dài từ năm này sang năm khác mà không thể nào tận dụng được tối đa nguồn lực của đất nước. Theo dữ liệu từ Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT cho thấy có khoảng 190.000 học sinh Việt đang du học ở nước ngoài. các quốc gia phổ biến bao gồm Úc (30.000), du học Mỹ (29.000), du học Canada (21.000), du học Anh (12.000), Trung Quốc (11.000). Mặc dù số lượng du học sinh giảm so với các năm trước, Việt Nam vẫn nằm trong top đầu về số lượng du học sinh tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Canada. Tình trạng học xong không trở về Việt nam sau khi du học ngày càng tăng, khoảng 70% du học sinh không muốn trở về. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lực chất lượng của Việt Nam. Nguồn chất xám bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát. Hiện tượng này còn gây ra sự gián đoạn phát triển và thiệt hại lớn về kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học không có nhân lực thực hiện, thành tựu khoa học kĩ thuật không được phổ biến và ứng dụng. Việc các nhà khoa học sang làm việc cho nước ngoài cũng tác động xấu đến người dân và các giới tri thức khác trong nước. Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm tốc độ phát triển nền kinh tế.
Song, hiện tượng “chảy máu chất xám” không phải diễn ra với toàn bộ nguồn lực
nhân tài, trí thức, có năng lực, trình độ ở Việt Nam. Chúng ta vẫn có những người trẻ tuổi sẵn sàng từ bỏ cơ hội ở nước ngoài để cống hiến sức lực và trí lực cho Tổ quốc. Trần Thế Trung, cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 mà còn là học sinh đầu tiên mang về vòng nguyệt quế trận chung kết năm cho trường chuyên này, anh cũng được biết đến là quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc. Trong bài phỏng vấn với đài truyền hình, Trung đã phát biểu rất ấn tượng: “Học ở trong nước cũng không phải điều gì đó không tốt, thậm chí cơ hội thành công vẫn mở ra nếu mình cố gắng. Ở đâu cũng sẽ có cơ hội, quan trọng là mình có chủ động nắm lấy hay không”. Vì thế, có thể thấy rằng vẫn có rất nhiều những người tài giỏi, có năng lực, trí thức và trình độ ở Việt Nam đang ngày ngày
cống hiến cho Tổ quốc. Thậm chí ngay cả những người Việt đang làm việc và định cư ở nước ngoài, họ vẫn một lòng hướng về Tổ quốc, lan tỏa nét văn hoá, trí tuệ Việt ra khắp thế giới. Họ là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những thành tựu quan trọng mà đất nước ta đạt được ngày hôm nay có sự đóng góp vô cùng quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Là bộ phận không tách rời, là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam, kiều bào ta đồng thuận, ủng hộ sự nghiệp đổi mới và sẵn sàng chung tay, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước.
Để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, để những nhân tài nước Việt có điều kiện để phát huy tài năng thì nhà nước cần có những biện pháp để chiêu mộ hiền tài phù hợp, tạo được điều kiện làm việc để thu hút họ. Đất nước cần có những chính sách để khai thác tối đa nguồn lực của đất nước mình. Mặt khác mỗi người cũng cần phát huy tình yêu nước, tinh thần dân tộc để làm theo lời Bác, sẵn sàng cống hiến tài năng, sức lực để đưa đất nước đi lên. Có thể thấy, mặc dù các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,... là môi trường vô cùng tốt để học tập và làm việc, thế nhưng đất nước ta mới chính là quê hương, là nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Con đường học tập của tôi sau này còn rất dài và nhiều chông gai, tôi hiểu rằng mình cần nỗ lực trau dồi học tập, tu dưỡng đạo đức để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đất nước mình đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, mỗi người cần tự ý thức tình hình đất nước, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tôi hiểu rằng, quê hương mình đang cần những người trẻ như chúng ta, cần sức trẻ để cống hiến và phục vụ cho đất nước. Hãy lấy khát vọng cống hiến cho Tổ quốc làm lẽ sống của thanh niên. Hãy tận dụng tất cả những sức mạnh về thể lực cũng như trí lực để giúp quê hương mình ngày càng giàu mạnh, phát triển hơn.
Đất nước ta đã trải qua ngàn năm lịch sử, như Nguyễn Trãi cũng từng nói: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”, ông cha ta đã biết dựa vào thế mạnh đó để xây dựng đất nước vững mạnh, trường tồn. Vậy nên, chúng ta cần có những biện pháp thiết thực, hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng “chảy máu chất xám”, phát huy mạnh mẽ truyền thống trọng người hiền tài để đưa đất nước tiến lên, ngày càng phát triển và tiến bộ.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài chiếu là nghị luận. Bài chiếu trình bày quan điểm, lập luận về tầm quan trọng của việc tuyển chọn người tài và đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện điều đó.
Câu 2: Chủ thể bài viết là vua Lê Lợi. Điều này được thể hiện qua các từ ngữ như "trẫm", "vâng chịu trách nhiệm nặng nề", "hạ lệnh cho các văn võ đại thần...".
Câu 3: Mục đích chính của văn bản là kêu gọi tiến cử nhân tài để phục vụ đất nước. Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập gồm: tiến cử từ các quan đại thần trở lên, tiến cử cả người đã ra làm quan và chưa ra làm quan, bất kể ở triều đình hay thôn dã, miễn là có tài năng. Việc tiến cử người hiền tài sẽ được thưởng.
Câu 4: Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng về các vị vua thời xưa như Hán, Đường, những người luôn đề cao việc trọng dụng hiền tài, dẫn chứng cụ thể là các tấm gương như Tiêu Hà tiến cử Tào Tham, Ngụy Vô Tri tiến cử Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Thung tiến cử Hàn Hưu. Cách nêu dẫn chứng của người viết rất thuyết phục, dựa trên những sự kiện lịch sử có thật, làm nổi bật tầm quan trọng của việc trọng dụng nhân tài.
Câu 5: Thông qua văn bản, ta thấy chủ thể bài viết (vua Lê Lợi) là người có tầm nhìn xa trông rộng, thấu hiểu tầm quan trọng của nhân tài đối với sự phát triển đất nước. Ông cũng là người khiêm nhường, cầu hiền, lo lắng cho vận mệnh quốc gia, thể hiện sự trách nhiệm cao cả của một vị minh quân.
câu1 :Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… Tuổi trẻ nhất định phải luôn sống ở thế chủ động bởi cuộc sống không dễ dàng hay thiên vị đối với bất kì ai, luôn luôn đặt chúng ta vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết. Sống chủ động giúp tuổi trẻ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc. Thật đáng buồn khi một số bạn trẻ đang sống dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, đặt mình ở thế thụ động. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu. Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.
câu 2:
Nguyễn Trãi không chỉ là vị anh hùng mà còn là nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ nôm của dân tộc. Trong các thi phẩm của ông, bài thơ cảnh ngày hè hay còn gọi là Bảo kính cảnh giới được ông viết lúc ở ẩn là bài thơ đặc sắc. Cảnh ngày hè thể hiện vẻ độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hông yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ là lời kể về cuộc sống nhàn hạ của ông khi cáo quan về ở ẩn:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ với 6 tiếng, âm điệu kéo dài, nhịp thơ đỗi lạ lùng khiến ta hình dung đó là một ngày dài nhàn hạ, tác giả với tư thế ung dung. Nhưng dường như việc hóng mát không đem lại sự nhàn hạ thật sự bởi Nguyễn Trãi là người tâm không nhàn ,thân không nhàn. Ông đã từng băn khoăn, chắc chở về việc nước. Đặt trong nỗi truân chuyên của cuộc đời, suốt đời với nước, với muôn dân. Một phút thanh nhàn quả là hiếm hoi.
Trong những ngày nhàn tản ấy, Nguyễn Trãi thu vào hồn mình bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống sôi động:
Hòe đục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Ba câu thơ mở đầu, tái hiện một bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè. Cảnh sắc thiên nhiên trước hết là bông hòe dưới sân, màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ. Và khi tác giả dùng động từ "đùn đùn" có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phóng khoáng. Dường như tầm nhìn của tác giả trải dài từ xa tới gần với màu đỏ thắm của hoa lựu cùng sắc hồng nhẹ nhàng của hoa sen ta hương thơm ngát. Một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn,rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế qua ba câu thơ cô đọng. Hôn nghệ sĩ cũng say đắm cùng thiên nhiên, giao cảm với trần thế xua đi bào mệt mỏi.
Không chỉ giao cảm, hưởng thụ nét đẹp giản dị của thiên nhiên Nguyễn Trãi còn cảm nhận cuộc sống lao động bình dị ở nơi đây:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dường như đây là một sự chuyển đổi cảm giác hoàn hảo từ thị giác, khứu giác sang thính giác. Ông lắng nghe những âm thanh xa xa của cuộc sống. Tiếng "lao xao" âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đan xen vào cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình. Nhưng hình như Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân. Dù cuộc sống lao động đã khuấy động tâm trí nhà thơ nhưng đâu đây vẫn có tiếng ve "dắng dỏi", âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng. Tiếng ve trầm bổng, ngắn dài được ví với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè oi ả như một bản đàn lôi cuốn, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống căng tràn. Bức tranh thiên nhiên ấy qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy đã làm cho bản thân ẩn sĩ lay động, thôi thúc ông hòa cùng niềm vui của sự sống để quên đi nỗi sầu nước non.
Chính thiên nhiên và cuộc sống ngoài kia thổi vào hồn ẩn sĩ những khát vọng lớn lao hướng tới đất nước, tới cuộc đời chung:
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.
Quả thật, đối với vị anh hùng dân tộc, khát vọng ấy luôn ấp ủ trong tâm. Đó là mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân. Tác giả ước mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong. Đây là một điển tích tác giả sử dụng nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân, ta hiểu rằng tuy đã lánh mình tránh xa nơi "ồn ào" nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn một lòng "ưu quốc ái dân", vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc. Những khát vọng hoài bão ấy là điểm quy tụ hồn thơ Ức Trai: cuộc đời vì nước vì dân.
Bảo kính cảnh giới- gương báu răn mình, có sức chứa đựng vô cùng lớn những giá trị tư tưởng và khát vọng hướng về thiên nhiên và cuộc sống của vị anh hùng dân tộc. Bài thơ mở ra cho dân tộc một con đường mới để phát triển thơ tiếng việt.
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 2: Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả là: “Một mai, một cuốc, một cần câu”, “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Những hình ảnh này thể hiện cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 3: Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong hai câu thơ: “Một mai, một cuốc, một cần câu/ Thơ thần dầu ai vui thú nào” là liệt kê những dụng cụ lao động đơn giản, mộc mạc: mai, cuốc, cần câu. Tác dụng của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh sự giản dị, tự tại trong cuộc sống của tác giả, đồng thời tạo nên nhịp điệu đều đặn, chậm rãi, thể hiện sự ung dung, thư thái của nhà thơ.
Câu 4: Quan niệm dại - khôn của tác giả trong hai câu thơ “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao” rất đặc biệt. Tác giả coi việc tìm đến nơi vắng vẻ, sống cuộc đời thanh bạch, tự tại là sự “dại”, trái ngược với quan niệm thông thường cho rằng đó là sự khôn ngoan. Ngược lại, những người ham danh lợi, chạy theo sự ồn ào, náo nhiệt của chốn thị phi lại được gọi là “khôn”. Đây là sự đảo ngược quan niệm, thể hiện sự châm biếm, phê phán xã hội đương thời và khẳng định quan điểm sống khác biệt của tác giả.
Câu 5: Qua văn bản, ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có nhân cách cao đẹp, sống giản dị, thanh cao, không màng danh lợi. Ông tìm đến sự tĩnh lặng, hòa mình với thiên nhiên, sống cuộc đời tự tại, ung dung. Ông có một quan niệm sống khác biệt, coi trọng sự tự do, bình yên hơn là sự giàu sang, phú quý. Vẻ đẹp tâm hồn ấy toát lên từ lối sống đạm bạc, từ những thú vui tao nhã và quan niệm sống độc đáo của ông. Ông là hình ảnh tiêu biểu của người trí thức yêu nước, sống thanh cao, không màng danh lợi.