Trần Ngọc Long

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Ngọc Long
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong môi trường học đường – nơi đáng lẽ là mái nhà an toàn để học sinh phát triển toàn diện cả về tri thức và nhân cách – thì hiện tượng bắt nạt học đường lại đang là một vấn nạn đáng lo ngại. Bắt nạt có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: từ lời nói, hành động, mạng xã hội cho đến sự cô lập trong quan hệ bạn bè. Đây không chỉ là hành vi thiếu văn hóa mà còn để lại hậu quả nặng nề về tâm lý, tinh thần và đôi khi là cả thể chất cho người bị hại. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ sự thiếu quan tâm của gia đình, sự buông lỏng trong giáo dục đạo đức, hoặc ảnh hưởng từ môi trường truyền thông bạo lực. Bên cạnh đó, sự im lặng, thờ ơ của người xung quanh cũng vô tình tiếp tay cho cái ác tồn tại và lan rộng. Nhiều học sinh là nạn nhân nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù hoặc vì nghĩ rằng “chịu đựng là cách tốt nhất để yên ổn”. Hậu quả của bắt nạt học đường không hề nhỏ. Nó gây tổn thương lòng tự trọng, làm giảm sút khả năng học tập, khiến nạn nhân sống trong lo âu, sợ hãi kéo dài, thậm chí dẫn đến trầm cảm hay tự tử. Về lâu dài, bắt nạt học đường làm méo mó giá trị đạo đức và gây ra những bất ổn trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc đồng bộ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, lắng nghe và dạy con biết yêu thương, chia sẻ. Nhà trường phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi bắt nạt, đồng thời tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện. Bản thân học sinh cần nâng cao ý thức, biết cảm thông và không thờ ơ trước những hành vi sai trái. Tóm lại, bắt nạt học đường là một vấn đề nhức nhối, cần được nhìn nhận nghiêm túc và giải quyết kịp thời. Mỗi học sinh hãy cùng nhau xây dựng một môi trường học đường lành mạnh, nơi không có chỗ cho sự tổn thương và sợ hãi, mà chỉ có tình yêu thương, sẻ chia và phát triển.

Đoạn văn nêu bật vai trò quan trọng của văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế. UNESCO cảnh báo rằng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ có thể làm thay đổi sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, mỗi dân tộc cần thông minh hội nhập trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng. Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng cho phát triển bền vững, gắn liền với chính trị và kinh tế. Hội nhập văn hóa là quá trình “nhận” và “cho”, vừa tiếp thu tinh hoa thế giới, vừa đóng góp giá trị Việt Nam cho nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hội nhập cũng tiềm ẩn nguy cơ đồng hóa và mất bản sắc. Do đó, giữ gìn cốt cách dân tộc là giữ sức đề kháng văn hóa, giúp Việt Nam vững vàng trong hội nhập mà không bị “hòa tan”.