Nguyễn Thu Hiền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thu Hiền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

- Sau năm 1975, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là Hoàng Sa và Trường Sa.

- Đối mặt với nhiều hành động xâm phạm từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.

- Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp: tăng cường lực lượng hải quân, tuyên truyền pháp lý quốc tế, đưa vấn đề ra các diễn đàn quốc tế.

- Tổ chức tuần tra, kiểm soát vùng biển; khẳng định chủ quyền qua các văn bản pháp lý và lịch sử.

- Nhân dân, ngư dân cũng góp phần tích cực bảo vệ chủ quyền thông qua hoạt động đánh bắt, sinh sống lâu dài.

-Từ 1991, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách cải cách mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

-Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế đặc biệt.

- Quan hệ đối ngoại được mở rộng, tham gia nhiều tổ chức quốc tế.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, tuy nhiên vẫn tồn tại khoảng cách giàu - nghèo và nhiều vấn đề xã hội.

a. Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn.

- Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...

b. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:

* Trong nông nghiệp:

- Lai tạo các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn;

- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán.

- Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...

* Trong du lịch:

- Khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.


-Sau Đại thắng Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thỏ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. 

- Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng. 

- Thống nhất đất nước càng tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. 

=>  Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Bối cảnh: Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng thành viên của ASEAN. 

- Sự mở rộng thành viên: 

+ Tháng 7/1995: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. 

+ Tháng 7/1997: Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN. 

+ Tháng 4/1999: Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. 

- Ý nghĩa: năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh. 


Về kinh tế:

+ Nhật Bản duy trì vị trí thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010.

+ Các lĩnh vực sản xuất ô tô, tàu thuỷ, rô-bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, mặt hàng điện tử,... của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới. 

+ Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng kinh tế của Nhật Bản châm lại, không ổn định, phục hồi chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và những năm 2008 - 2009. 

- Về xã hội: Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hoá dân số, thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng,...

Năm 2003, các nhà lãnh đạo của ASEAN quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Tuy nhiên, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức được thành lập, sớm hơn 5 năm so với dự kiến. 

- Cộng đồng ASEAN gồm có ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hoá - Xã hội. 

- Các lĩnh vực hợp tác của cộng đồng ASEAN: 

+ Cộng đồng Chính trị - An ninh: chính trị, quốc phòng, an ninh và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tư pháp,...

+  Cộng đồng Kinh tế: thương mại hàng hoá, đầu tư, dịch vụ, thoả thuận thừa nhận lẫn nhau,...

+ Cộng đồng Văn hoá - Xã hội: phát triển con người, phúc lợi và bảo hiểm xã hội, các quyền và bình đẳng xã hội, xây dựng bản sắc ASEAN,..

- Ý nghĩa của sự hình thành Cộng đồng ASEAN: đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết, đảm bảo hoà bình, an ninh và tự cường lâu dài, chuẩn bị cho ASEAN bước vào giai đoạn mới với những mục tiêu liên kết cao hơn