Đỗ Như Quỳnh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đỗ Như Quỳnh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 :

Việc bảo vệ môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người cũng như sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Môi trường là nơi cung cấp không khí, nước, lương thực và tài nguyên thiên nhiên – những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt thiếu ý thức, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai và làm suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức và có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường như: tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi nilon, trồng cây xanh, phân loại rác thải, .... Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức cũng cần có những chính sách cụ thể và chặt chẽ để kiểm soát, xử lý những hành vi gây ô nhiễm. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta hôm nay và mai sau.

Câu 2

Trong khi đó, bài thơ thu của Nguyễn Khuyến không trực tiếp luận bàn về lý tưởng sống nhàn, nhưng qua cảnh thu thanh tĩnh và cảm xúc nhẹ nhàng, ta vẫn cảm nhận được bóng dáng của một người ẩn sĩ. Cảnh thu hiện lên trong trẻo, sâu lắng: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, “song thưa để mặc bóng trăng vào” – tạo nên một không gian vắng vẻ, đậm chất ẩn dật. Người ẩn sĩ trong bài thơ này sống chan hòa với thiên nhiên, song lại không hoàn toàn thanh thản. Câu thơ cuối: “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thể hiện nỗi băn khoăn nội tâm – một sự tự vấn khi cảm thấy mình chưa thể sống trọn vẹn như những bậc ẩn sĩ xưa. Đây là điểm khác biệt so với Nguyễn Bỉnh Khiêm: nếu ông thể hiện sự kiên định, dứt khoát trong lựa chọn sống nhàn, thì Nguyễn Khuyến lại chất chứa suy tư, một nỗi bối rối nhẹ nhàng trước lý tưởng sống cao cả. .Về nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thể thơ Nôm lục bát giản dị, gần gũi, mang đậm tính triết lý và trực ngôn. Ông viết thẳng vào tư tưởng, lấy cái “dại” để phản biện cái “khôn”, thể hiện bản lĩnh và quan điểm sống rõ ràng. Còn Nguyễn Khuyến lại sử dụng thơ Đường luật với ngôn từ tinh tế, câu chữ hàm súc, thiên về gợi cảm xúc hơn là luận lý. Hình tượng người ẩn sĩ trong thơ ông hiện lên qua thiên nhiên và tâm trạng, tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng.Về nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thể thơ Nôm lục bát giản dị, gần gũi, mang đậm tính triết lý và trực ngôn. Ông viết thẳng vào tư tưởng, lấy cái “dại” để phản biện cái “khôn”, thể hiện bản lĩnh và quan điểm sống rõ ràng. Còn Nguyễn Khuyến lại sử dụng thơ Đường luật với ngôn từ tinh tế, câu chữ hàm súc, thiên về gợi cảm xúc hơn là luận lý. Hình tượng người ẩn sĩ trong thơ ông hiện lên qua thiên nhiên và tâm trạng, tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng.


Câu 1.

Hiện tượng tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái do biến đổi khí hậu gây ra, mà con người đã trải qua hoặc tin rằng sẽ phải đối mặt, phản ứng tương tự như khi mất người thân. Câu 2.

Bài viết trình bày theo trình tự diễn giải: nêu hiện tượng – giải thích khái niệm – đưa dẫn chứng cụ thể – phân tích tác động – mở rộng phạm vi ảnh hưởng – tổng kết vấn đề. Câu 3.

Tác giả sử dụng các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học (Cunsolo và Ellis), ví dụ thực tế từ cộng đồng Inuit và nông dân Úc, sự kiện cháy rừng Amazon, khảo sát của Caroline Hickman năm 2021. Câu 4.

Tác giả tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu từ góc nhìn tâm lí – xã hội, nhấn mạnh đến tác động tinh thần sâu sắc đối với con người, từ những cộng đồng bản địa đến giới trẻ toàn cầu, thay vì chỉ nói về hậu quả vật chất. Câu 5.

Thông điệp sâu sắc nhất là: Biến đổi khí hậu không chỉ gây tổn hại đến môi trường sống mà còn để lại những thương tổn tinh thần sâu sắc cho con người, thôi thúc chúng ta cần hành động để bảo vệ Trái Đất và chính mình.

 Câu 1:

Con người không chỉ là một phần của thế giới mà còn có trách nhiệm gìn giữ và trân trọng những gì xung quanh mình. Biết yêu thương vạn vật chính là biết nâng niu thiên nhiên, động vật và cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Khi ta nhẹ nhàng với cỏ cây, không tàn phá rừng, không làm ô nhiễm dòng sông, đó chính là một cách thể hiện tình yêu với thiên nhiên. Khi ta đối xử nhân hậu với động vật, không săn bắn, không ngược đãi chúng, đó là cách thể hiện lòng nhân ái. Và khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc bình yên, biết quý trọng con người xung quanh, đó chính là sự yêu thương cuộc sống.Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều người vì lợi ích cá nhân mà tàn phá môi trường, ngược đãi động vật và thờ ơ với những giá trị xung quanh. Điều này không chỉ làm tổn hại đến thiên nhiên mà còn khiến con người dần đánh mất sự gắn kết với thế giới. Vì thế, mỗi người cần ý thức hơn trong từng hành động, từ việc bảo vệ cây xanh, giảm rác thải đến việc đối xử tử tế với động vật và con người. Chỉ khi ta biết yêu thương vạn vật, cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa và trái tim ta mới cảm nhận được sự bình yên.

Câu 2: 

Trong dòng chảy văn học kháng chiến, nhiều tác phẩm đã khắc họa rõ nét sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh đối với quê hương, đất nước. Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện sâu sắc sự đối lập giữa vẻ đẹp thanh bình của quê hương trước chiến tranh và cảnh hoang tàn, đau thương sau khi giặc đến. Đoạn thơ trên chính là minh chứng rõ nét cho sự biến đổi ấy.

Khổ thơ đầu mở ra một bức tranh quê hương tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc:

"Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"

Những hình ảnh quen thuộc như “lúa nếp thơm nồng” hay “tranh Đông Hồ” không chỉ thể hiện vẻ đẹp bình dị của làng quê Bắc Bộ mà còn gợi lên hồn cốt văn hóa dân tộc. Câu thơ “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” cho thấy niềm tự hào của tác giả về quê hương giàu truyền thống, nơi mà mỗi bức tranh dân gian đều lưu giữ tinh thần Việt Nam. Không gian ấy yên bình, ấm áp, chan chứa niềm vui và sự sung túc.Thế nhưng, hiện thực đau đớn đã ập đến khi giặc tràn qua, biến chốn thanh bình thành cảnh hoang tàn 

"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu"

Chiến tranh được tái hiện qua những hình ảnh đầy ám ảnh: “lửa hung tàn” bốc lên “ngùn ngụt”, “ruộng ta khô”, “nhà ta cháy” – tất cả như một bức tranh tang thương nhuốm màu chết chóc. Câu thơ “Chó ngộ một đàn / Lưỡi dài lê sắc máu” đầy tính tượng hình, vừa phản ánh cảnh hoang vắng, vừa ẩn dụ về sự tàn bạo của quân xâm lược. Chúng không chỉ cướp đi sự sống mà còn để lại những nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi. Không dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng những biểu tượng đặc trưng của tranh Đông Hồ để nhấn mạnh sự chia cắt, tan tác của quê hương:

"Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa trăm ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?"

Bức tranh “Lợn âm dương” – vốn là biểu tượng của sự no ấm, sinh sôi – giờ lại bị “chia lìa trăm ngả”, không còn nguyên vẹn. “Đám cưới chuột” – bức tranh từng khắc họa cảnh náo nhiệt, vui tươi – giờ chỉ còn là nỗi hoài niệm: “Bây giờ tan tác về đâu?” Câu hỏi tu từ vang lên đầy xót xa, thể hiện niềm đau đớn tột cùng của tác giả khi chứng kiến quê hương bị giặc dày xéo.Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật đối lập rõ rệt giữa hai bức tranh trước và sau chiến tranh. Nếu như phần đầu là những hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống thì phần sau lại phủ đầy nỗi đau và sự chia lìa. Biện pháp liệt kê, hình ảnh tượng trưng và câu hỏi tu từ giúp tăng tính biểu cảm, làm bật lên nỗi xót xa, căm phẫn trước cảnh quê hương bị tàn phá.Từ những hình ảnh ấy, tác giả không chỉ tái hiện hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh mà còn gợi lên tinh thần yêu nước mãnh liệt. Đằng sau sự tiếc nuối là niềm đau, và từ niềm đau ấy, người dân sẽ càng quyết tâm đứng lên bảo vệ quê hương.

Qua đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm đã vẽ nên sự đối lập giữa vẻ đẹp thanh bình của quê hương trước chiến tranh và sự hoang tàn, đau thương khi giặc đến. Bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, tác phẩm không chỉ bày tỏ nỗi xót xa mà còn khơi dậy lòng yêu nước, ý chí chiến đấu bảo vệ quê hương. Đoạn thơ không chỉ là lời than thở về một miền quê bị tàn phá mà còn là tiếng nói thức tỉnh, nhắc nhở mỗi người về giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ quê hương.

 

 

 

 

Câu 1 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm

Câu 2 

 Nội Dung : Văn bản thể hiện sự nhắc nhở con người về những tổn thương mà ta vô tình hay cố ý gây ra cho thiên nhiên, cuộc sống và con người xung quanh. Tác giả kêu gọi sự trân trọng, nâng niu thế giới và khuyến khích con người sống chậm lại, biết cảm nhận, sẻ chia để không làm tổn thương những giá trị mong manh, quý giá.

Câu 3 

Một biện pháp tu từ trong đoạn (7) là liệt kê:

Dẫn chứng: “Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…

Tác dụng:

Làm tăng sức gợi hình gợi cảm

Biện pháp liệt kê nhấn mạnh sự bao dung, độ lượng của thiên nhiên và cuộc sống đối với những tổn thương mà con người gây ra. Qua đó, tác giả muốn đánh thức sự trân trọng, nâng niu và ý thức trách nhiệm của con người đối với thế giới xung quanh.

Câu 4 

Tác giả nói: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm” để nhấn mạnh rằng con người cần có những trải nghiệm đau đớn, tổn thương để thấu hiểu và trân quý hơn những giá trị xung quanh. Khi bị tổn thương, con người mới có thể giật mình nhận ra những điều mong manh dễ vỡ, từ đó sống có ý thức, trách nhiệm và biết nâng niu, bảo vệ cuộc sống.

Câu 5 

Bài học ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản là con người cần biết trân trọng thiên nhiên, cuộc sống và những tình cảm xung quanh. Hãy sống chậm lại, tinh tế hơn để không vô tình gây tổn thương đến những điều nhỏ bé nhưng quý giá. Đồng thời, biết cảm nhận và sẻ chia để cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhân văn hơn.