Lưu Thùy Dung

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lưu Thùy Dung
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:      Đoạn trích về cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều và Từ Hải thể hiện nhiều đặc sắc nghệ thuật, góp phần khắc hoạ rõ nét hình tượng nhân vật và tư tưởng của tác phảm. Trước hết bút pháp lý tưởng hoá được Nguyễn du miêu tả Từ Hải với tài năng phi thường có chí lớn và bản lĩnh hơn người thông qua các hình ảnh như "đội trời đạp đất", "vẫy vùng" đã nâng tầm nhân vật, khiến Từ Hải trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do và ý chí làm chủ cuộc đời. Bên cạnh đó, đoạn trích còn nổi bật với nghệ thuật đối thoại. Lời nói của Từ Hải mang khí chất dứt khoát, mạnh mẽ. Còn Thuý Kiều lại đầy khiêm nhường, tinh tế,bộc lộ lòng tự trọng và khao khát đổi đời. Ngoài ra, tác giả còn sự dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điển cố( Bình Nguyên Quân) để nhấn mạnh sự khác biệt của Từ Hải với những kẻ tầm thường. Nhờ những đặc sắc nghệ thuật này đoạn trích không chỉ khắc hoạ thành cônghinhf tượng người anh hùng mà còn thể hiện rõ tư tưởng đề cao tự do, tài năng và khát vọng đổi đời trong truyện Kiều.

Câu 2:        
Lòng tốt từ lâu đã trở thành một giá trị đạo đức cao đẹp của con người, là sợi dây gắn kết giữa người với người, nó có thể mang lại sự an ủi, giúp xoa dịu tổn thương, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, lòng tốt không chỉ đơn thuần là sự cho đi một cách vô điều kiện mà cần có sự tỉnh táo, sắc sảo để thực sự mang lại giá trị. Như câu nói: "Lòng tốt của con người có thể chữa lành các vết thương, nhưng lòng tốt cũng đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh". Ý kiến này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một lòng tốt thông minh, có suy xét thay vì lòng tốt mù quáng, dễ bị lợi dụng.

Trước hết, lòng tốt chính là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mà không mong đợi lợi ích cá nhân. Lòng tốt có thể được thể hiện qua hành động cụ thể hoặc lời nói an ủi, động viên. Chỉ với những hành động nhỏ nhưng cũng có thể trở thành động lực giúp họ vượt qua nghịch cảnh. Một lời động viên đúng lúc, một hành động sẻ chia đúng chỗ có thể sưởi ấm trái tim người khác, mang lại cho họ niềm tin vào cuộc sống."Chữa lành các viết thương" là lòng tốt có thể xoa dịu được những nỗi đau tinh thần và thể xác, giúp người khác vượt qua khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống. Chẳng hạn, như những tổ chức từ thiện, những nhóm cứu trợ đã giúp hàng triệu người nghèo đói, thiên tai. Chính nhờ lòng tốt của mọi người đã giúp họ có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống." Con số không tròn trĩnh" thể hiện sự thiếu sắc sắc sảo trong lòng tốt cũng giống như con số không tròn trĩnh, vô nghĩa, không mang lại giá trị thực sự, thậm chí có thể gây tổn hại. Khi giúp đỡ một ai đó mà không suy xét kĩ lưỡng, ta có thể vô tình tiếp tay cho sự lười biếng, ỷ lại hoặc bị kẻ xấu lợi dụng. Thực tế, có nhiều trường hợp những kẻ giả danh nghèo khó để trục lợi lòng tốt của người khác. Nếu không đủ tỉnh táo, lòng tốt ấy chỉ trở thành "con số không tròn trĩnh", vô nghĩa, thậm chí phản tác dụng

Một ví dụ điển hình là trong giáo dục, nếu cha mẹ chỉ yêu thương con cái một cách nuông chiều, cho con mọi thứ mà không dạy con cách tự lập, chịu trách nhiệm thì lòng tốt ấy lại trở thành nguyên nhân khiến con cái hư hỏng, không biết trân trọng giá trị lao động. Ngược lại, một lòng tốt thông minh sẽ giúp người nhận không chỉ vượt qua khó khăn mà còn tự đứng lên bằng chính năng lực của mình.

Để lòng tốt trở nên sắc sảo trước hết, lòng tốt cần đi đôi với lí trí, cần suy xét kĩ lưỡng hoàn cảnh, đối tượng và cách giúp đỡ. Giúp ai đó không có nghĩa là làm thay họ tất cả, mà là cho họ cơ hội, động lực để vươn lên. Ngoài ra, lòng tốt cần có giới hạn, không nên giúp đỡ một cách vô điều kiện mà cần đặt ra nguyên tắc để tránh bị lợi dụng.

Lòng tốt là một liều thuốc có thể chữa lành vết thương, nhưng chỉ khi đó là một lòng tốt thông minh, biết đặt đúng chỗ, đúng người. Một lòng tốt mù quáng, thiếu suy xét chẳng những không có hía trị mà còn có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Vì vậy, hãy tử tế bằng cả trái tim và lí trí, để lòng tốt thực sự trở thành ánh sáng soi rọi cuộc đời.

Câu 1: thể thơ: Biểu cảm

Câu 2: Hai nhân vật Từ Hải và Thuý Kiểu gặp nhau ở lầu hồng (lầu xanh)

Câu 3: Những câu thơ trên thể hiện Thuý Kiều là người hiểu chuyện, có lòng tự trọng và khao khát tự do. Nàng ý thức được thân phận thấp kém, khiêm nhường tự nhận mình là "hoa hèn", "thân bèo bọt", không dám trông mong nhiều. Tuy nhiên, trong lời nói vẫn bộc lộ hy vọng được cứu vớt bởi người có "lượng cả bao dung" như Từ Hải. Điều đó cho thấy Kiều từng phải trải qua bao đau khổ nhưng vẫn giữ niềm tin vào tương lai.         
Câu 4: Đoạn trích đã khắc họa Từ Hải là hình tượng người anh hùng lí tưởng, hội tụ cả tài năng, vóc dáng cao lớn, chí khí và có bản lĩnh phi thường. Chàng mang trong mình khát vọng lớn,  không chịu gò bó, tung hoành khắp bốn phương"đội trời đạp đất" . Từ Hải trân trọng tấm lòng Thuý Kiều, sẵn sàng giúp nàng thoát khỏi những đau khổ, bất hạnh. Hình tượng Từ Hải không chỉ thể hiện lý tưởng về một bậc anh hùng mà còn phản ánh tư tưởng tự do, phóng khoáng của Nguyễn Du 

Câu 5: Văn bản trên đã khơi gợi sự ngưỡng mộ và ấn tượng sâu sắc về hình tượng Từ Hải-một anh hùng tài giỏi, bản lĩnh và mang chí khí lớn. Chàng không chỉ toàn diện về tài năng, ngoại hình, chí khí mà chàng còn có tấm lòng bao dung, trâng trọng Thuý Kiều, sẵn sàng giúp nàng thoát khỏi kiếp đoạn trường. Điều đó khiến em cảm phục trước tinh thần khẳng khái, vừa xúc động trước tình cảm tri âm, tri kỉ của chàng dành cho Kiều.