Phạm Phương Chi

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Phương Chi
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, với tài năng kiệt xuất , ông để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có Truyện Kiều.

Truyện Kiều thể hiện sâu sắc tâm trạng đau khổ, xót xa của Thúy Kiều khi quay lại vườn Thúy – nơi từng chứng kiến tình yêu đẹp giữa nàng và Kim Trọng. Cảnh vật vẫn còn đó nhưng đã nhuốm màu tang thương, hoang tàn, phản chiếu hiện thực nghiệt ngã của Kiều sau bao biến cố. Hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” vừa gợi nhớ quá khứ tươi đẹp, vừa đối lập với hiện tại lạnh lẽo, cô đơn, làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối, đau đớn của Kiều.

 

Sự đối lập giữa cảnh cũ và tình cảnh hiện tại của Kiều cho thấy bi kịch của nàng: từ một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, nàng phải bán mình chuộc cha, chịu nhiều đau khổ. Khi gặp lại Kim Trọng, nàng không còn đủ tư cách để nối lại tình xưa, đành nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa. Đoạn trích sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ và lời thơ đầy xót xa, thể hiện sâu sắc nỗi đau và số phận bạc mệnh của Kiều. Qua đó, Nguyễn Du không chỉ tái hiện bi kịch cá nhân mà còn thể hiện tinh thần nhân đạo, sự đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến.

Câu 1: Văn bản trên thuộc truyện thơ nôm được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Văn bản là ngôn ngữ của nhân vật Thúy Kiều. Đây là lời của Kiều khi trở lại vườn Thúy và bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa về thân phận của mình.

Câu 3: Thúy Kiều quay lại vườn Thúy, nơi từng chứng kiến tình yêu đẹp của nàng với Kim Trọng, nhưng nay cảnh vật đã đổi thay, hoang tàn.

Kiều đau đớn khi nhớ lại quá khứ hạnh phúc và nhận ra hiện tại đầy bi thương.Kiều than khóc về số phận éo le, trách bản thân vì phải bán mình để cứu cha.Kiều gặp lại Kim Trọng, nhưng vì hoàn cảnh trớ trêu, nàng đành nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa.

 

Câu 4: Hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” mang ý nghĩa biểu tượng:Câu thơ cho thấy sự phũ phàng của thời gian, cảnh vật vẫn còn đó nhưng tình yêu đã dang dở, con người đã chịu nhiều đau khổ.

 

Câu 5: Tác dụng của biện pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích:

 

Thể hiện tâm trạng đau buồn, tiếc nuối của Kiều khi trở lại vườn Thúy.

 

Cảnh vật hoang tàn, lạnh lẽo phản chiếu số phận bấp bênh, bi kịch của nàng.

 

Góp phần làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du khi đồng cảm với nỗi đau của con người.