

Nguyễn Thị Thu Hiền
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Đoạn trích trên không chỉ gây ấn tượng sâu sắc bởi nội dung mà còn bởi nghệ thuật đặc sắc. Trước hết, tác giả đã sử dụng bút pháp lý tưởng hoá để khắc hoạ nhân vật Từ Hải - một con người phi thường, mang chí khí tung hoành bốn phương. Hình ảnh ước lệ như "đội trời đạp đất", "bốn bề" đã làm nổi bật vẻ đẹp anh hùng, phi phàm của nhân vật. Bên cạnh đó, nghệ thuật đối thoại được vận dụng linh hoạt, giúp bộc lộ rõ tính cách nhân vật. Lời nói của Từ Hải mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của bậc trượng phu. Ngược lại, Thuý Kiều lại khéo léo, tinh tế trong cách bày tỏ tình cảm, cho thấy sự thông minh và nhạy bén của nàng. Ngoài ra, thể thơ lục bát với nhịp điệu uyển chuyển kết hợp cùng điển cố, điển tích đã tạo nên sắc thái trang trọng, giúp câu thơ giàu hình ảnh và ý nghĩa. Sự kết hợp hài hoà giữa chất trữ tình và chất anh hùng đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho đoạn trích và góp phần khắc hoạ một cuộc gặp gỡ giữa hai con người.
Câu 2:
Trong thời đại mà con người suy tính nhiều hơn là yêu thương, bỏ quên nhiều hơn tìm lại thì chúng ta đang phải đối mắt với những vấn đề không lời giải đáp. Và một trong những kim chỉ nam giúp con người chúng ta soi đường chỉ lối không gì khác chính là "lòng tốt". Nhưng vì vậy mà có ý kiến cho rằng: "Lòng tốt... tròn trĩnh".
Lòng tốt là một trong những phẩm chất cao quý nhất của con người. Đó là khi ta mở lòng với những số phận bất hạnh, là sự hy sinh thầm lặng của những người vì cộng đồng. Nhờ có lòng tốt, thế giới này mới bớt đi những khổ đau, con người mới biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Victor Hugo từng viết trong Những người khốn khổ: " Trên đời này làm gì có kẻ xấu, chỉ có những người khốn khổ". Phải chăng vì thế mà Giăng Van Giăng- một kẻ tù tội bị xã hội ruồng bỏ, sau khi được giám ngục Myriel giúp đã tìm lại bản chất lương thiện của mình và cống hiến hết mình cho xã hội. Lòng tốt có sức mạnh vĩ đại như vậy. Phải chăng vì nó đã chạm đến sâu thẳm trái tim con người?
Thế nhưng, lòng tốt nếu thiếu đi sự sắc sảo có thể trở thành một bi kịch. Bi kịch của sự cả tin, của những kẻ trao đi tất cả mà không biết rằng có những bàn tay đưa ra chỉ để lợi dụng. Biết bao người vì quá tin vào kẻ khác mà bị lừa gạt, bị phản bội. Như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, vì lòng hiếu thảo mà nàng chấp nhận bán mình chuộc cha. Nhưng chính sự ngây thơ và cả tin ấy đã đẩy nàng vào vực sâu vô tận. Lòng tốt của Kiều là chân thành, nhưng vì thiếu đi sự sắc sảo nên nàng đã phải chịu bao kiếp đoạn trường. Điều đó cho thấy, lòng tốt cần có trí tuệ để nhận ra đâu là người đáng giúp, đâu là nơi đáng tin. Nếu không đó chỉ là một "con số không tròn trĩnh".
Vậy thế nào là một lòng tốt sắc sảo? Đó không phải sự nghi ngờ hay khép kin trước cuộc đời, mà là sự tỉnh táo để phân biệt đúng-sai, thiện-ác. Một người tốt nhưng sáng suốt sẽ không bao giờ giúp đỡ người khác theo cách khiến họ ỷ lại, mà sẽ hướng dẫn họ cách tự đứng lên bằng đôi bàn chân của chính mình. Hay như hình ảnh ông lái đò trong Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân, dù đối mặt với dòng nước hung dữ, ông vẫn vững tay chèo, không khuất phục, không trông chờ sự giúp đỡ của ai. Đó là hình ảnh của một con người mạnh mẽ, không phụ thuộc vào hoàn cảnh và không lệ thuộc vào con người khác. Như vậy, lòng tốt cần sự sắc sảo để không trở thành sự nhu nhược, cần cả bản lĩnh để đứng trước những cạm bẫy của cuộc đời.
Có câu nói: "Nhân từ mà thiếu đi sự khôn ngoan thì chẳng khác nào thắp đèn trong bão tố". Quả đúng như vậy, lòng tốt chỉ thực sự có giá trị khi đi cùng trí tuệ. Hãy cứ yêu thương và trao đi lòng nhân ái, nhưng hãy cũng tỉnh táo để lòng tốt của mình không trở thành công cụ cho kẻ xấu lợi dụng. Vì lòng tốt thực sự không chỉ là ánh sáng ấm áp, mà còn là ngọn lửa soi sáng và bảo vệ chính mình.
Câu 1: Lục Bát
Câu 2: gặp ở lầu xanh
Câu 3: Thuý Kiều là một người có tấm lòng bao dung. Dù Từ Hải đã ra đi, nhưng nàng vẫn dành cho chàng sự trân trọng và tiếc thương sâu sắc. Đồng thời, nàng còn thể hiện sự khiêm nhường, ý thức được thân phận mình trước số phận nghiệt ngã.
Câu 4: Nhân vật Từ Hải là bậc anh hùng phi thường, có chí lớn lao. Nhưng có điểm yếu là quá tin người, điều này dẫn đến bi kịch của cuộc đời chàng.
Câu 5: Văn bản trên gợi cho em nhiều cảm xúc xót xa cho số phận của Từ Hải cũng như Thuý Kiều. Một bậc anh hùng với hoài bão lớn lao nhưng lại rơi vào cạm bẫy. Điều này khiến em cảm thấy đau xót cho một con người tài giỏi nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập.