Nguyễn Quỳnh Hương

Giới thiệu về bản thân

I like drawing
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Trong truyện ngắn Cô hàng xén của Thạch Lam, nhân vật cô Tâm được hiện lên với hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ nông thôn đảm đang, dũng cảm và đầy tình yêu thương gia đình. Cô là trụ cột chính trong một gia đình nghèo, phải cố gắng buôn bán từng đồng để nuôi mẹ già và các em nhỏ ăn học. Dù cuộc sống vất vả, cô Tâm luôn chu đáo và tận tụy: từ gói quà cho em, chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà đến việc dậy sớm trong giá rét để ra chợ. Không chỉ là một người con hiếu thảo, cô Tâm còn là người chị đảm đang, thấu hiểu và trách nhiệm. Hình ảnh cô Tâm hiện lên giản dị qua cách miêu tả nhẹ nhàng, tinh tế và đậm chất thơ của Thạch Lam. Qua những chi tiết đời thường, tác giả khắc họa một tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương và hy sinh. Cô Tâm không chỉ là biểu tượng của người phụ nữ nông thôn thời xưa mà còn là biểu tượng vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam: thầm lặng, kiên cường và giàu lòng nhân ái.


Câu 2:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin vào bản thân là một yếu tố quan trọng trong việc vững vàng bước đi trên hành trình của chính mình. Đối với giới trẻ – thế hệ mang trong mình sức sống mạnh mẽ và khát vọng chinh phục, niềm tin vào bản thân không chỉ là chỗ dựa tinh thần, mà còn là động lực giúp họ vượt qua thử thách để phát triển bản thân

Niềm tin vào bản thân là sự nhận thức và khẳng định về giá trị, khả năng của chính mình, tin rằng bản thân có thể làm được, có thể thành công dù hoàn cảnh có khó khăn. Khi một người trẻ tin vào chính mình, họ dám ước mơ, dám hành động và không ngại thất bại. Tự tin cũng chính là nền tảng để mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực, bứt phá giới hạn và khẳng định bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

Trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ đã tạo ra những dấu ấn nổi bật nhờ vào niềm tin mạnh mẽ vào chính mình. Họ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chấp nhận rủi ro để thử sức trong lĩnh vực mới, vượt qua dư luận để theo đuổi đam mê nghệ thuật hay chinh phục những giải thưởng tầm cỡ quốc tế. Họ không phải là những người hoàn hảo ngay từ đầu, nhưng chính lòng tin vào bản thân đã khiến họ không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay cả khi thất bại, họ vẫn kiên trì, học hỏi và làm lại từ đầu. Đó là tinh thần đáng quý và cần được lan tỏa trong giới trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng có đủ niềm tin vào bản thân. Một bộ phận không nhỏ sống thu mình, dễ bị tác động bởi người khác, ngại thử thách và thường xuyên hoài nghi về năng lực của chính mình. Nguyên nhân có thể đến từ sự thiếu định hướng, áp lực từ gia đình – xã hội, hay những lần vấp ngã trong quá khứ khiến họ không dám bước tiếp. Thiếu niềm tin vào bản thân sẽ khiến người trẻ chùn bước, đánh mất cơ hội, và có thể sống một cuộc đời an phận, mờ nhạt.

Tuy nhiên, cũng không nên nhầm lẫn giữa niềm tin vào bản thân và sự tự tin thái quá, dẫn đến kiêu căng, chủ quan, không chịu lắng nghe. Niềm tin đúng đắn phải đi kèm với sự hiểu rõ bản thân, tinh thần cầu thị và khát vọng vươn lên không ngừng. Mỗi người trẻ cần rèn luyện sự tự tin thông qua học tập, trải nghiệm, đối mặt với thử thách để trưởng thành hơn mỗi ngày.

Niềm tin vào bản thân là yếu tố quan trọng để giới trẻ bước đi trên hành trình thực hiện ước mơ. Mỗi người đều có tiềm năng riêng biệt, chỉ cần dám tin vào chính mình, chúng ta sẽ có thể làm nên những điều kỳ diệu. Niềm tin chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, và hãy nắm chắc lấy chìa khóa ấy để bước vào tương lai bằng sự chủ động, bản lĩnh và khát vọng sống ý nghĩa.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: Hình ảnh đời mẹ được so sánh với:

Bến vắng bên sông

Cây tự quên mình trong quả

Trời xanh nhẫn nại sau mây

Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm
Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Ẩn dụ
Tác dụng: Gợi nhắc về sự sinh thầm lặng của người mẹ và sự vô tâm, quên ơn của con cái khi đã trưởng thành. Câu thơ đánh thức tình cảm, lòng biết ơn và sự trân trọng đối với công lao to lớn của người mẹ.
Câu 4:

Hai dòng thơ thể hiện niềm mong muốn được an ủi mẹ bằng những lời nói dịu dàng và chan chứa đầy tình yêu thương để tỏ lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã lớn tuổi.

Câu 5:

Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học về sự biết ơn đối với công lao to lớn và tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho chúng ta từng qua tháng ngày nuôi nấng. Hãy trân trọng tình yêu thương đó và đền đáp công ơn của cha mẹ khi chúng ta có thể.

Câu 1:

Tính sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Sáng tạo giúp người trẻ không rập khuôn, biết nghĩ ra những cách làm mới trong học tập và công việc. Nhờ có sáng tạo, họ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của xã hội hiện đại và tìm ra hướng đi riêng cho bản thân. Bên cạnh đó, sáng tạo cũng giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, tạo ra những sản phẩm, ý tưởng mới mẻ có ích cho cộng đồng. Để rèn luyện tính sáng tạo, người trẻ cần ham học hỏi, dám thử thách bản thân và không ngại thất bại. Như vậy, sáng tạo là một yếu tố cần thiết để thế hệ trẻ phát triển toàn diện và góp phần vào sự tiến bộ chung của xã hội.


Câu 2:

Trong truyện ngắn Biển người mênh mông của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo hiện lên với hình ảnh tiêu biểu cho con người Nam Bộ: chân chất, giàu tình cảm và biết sống vì người khác. Tuy mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều mang trong mình những nét đẹp rất riêng của người miền sông nước.

Nhân vật Phi là một người trẻ có cuộc đời nhiều thiệt thòi. Anh không có cha từ khi sinh ra, sống cùng bà ngoại và lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của gia đình. Khi bà ngoại mất, anh trở nên lôi thôi, sống một mình, ít giao tiếp với ai. Tuy vậy, Phi vẫn là người tốt, biết quan tâm đến người khác và giữ trong mình lòng nhân hậu. Khi ông Sáu Đèo rời đi, Phi sẵn sàng nhận nuôi con bìm bịp mà ông để lại. Hành động tưởng như nhỏ này lại thể hiện tấm lòng nghĩa tình của Phi. Dù cuộc sống khó khăn, anh vẫn biết trân trọng tình cảm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Từ đó, có thể thấy con người Nam Bộ qua Phi là những người sống thật, sống tình cảm và không bao giờ quay lưng với người đã tin tưởng mình.

Nhân vật ông Sáu Đèo là một ông lão nghèo, sống đơn độc và có cuộc sống lang bạt. Ông từng sống trên ghe, đi nhiều nơi và trải qua nhiều vất vả. Điều khiến người đọc nhớ nhất ở ông không phải hoàn cảnh mà là tấm lòng thủy chung. Ông dành cả đời để đi tìm lại người vợ cũ – người đã rời đi sau một trận cãi vã. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, ông vẫn không quên người vợ ấy và luôn mong có thể gặp lại chỉ để nói lời xin lỗi. Ông cũng là người giàu trách nhiệm khi lo lắng cho con bìm bịp – người bạn nhỏ gắn bó với ông, sợ nó bị bỏ rơi nên đã nhờ Phi chăm sóc. Qua ông Sáu Đèo, người đọc thấy được hình ảnh người Nam Bộ thật thà, thủy chung và luôn nghĩ cho người khác.

Qua hai nhân vật này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được vẻ đẹp bình dị mà sâu sắc của con người Nam Bộ. Họ không sống màu mè, hoa mỹ, nhưng luôn giữ được cái tình, cái nghĩa trong cách sống. Dù cuộc đời có khó khăn đến đâu, họ vẫn sống tử tế, chân thành và không bỏ rơi tình cảm của mình dành cho người khác.

Câu 1: Văn bản trên là văn bản thông tin
Câu 2:
- Rao hàng bằng "cây bẹo", cắm dựng đứng trên ghe xuống

- "Bẹo" hàng bằng các âm thanh lạ tai từ những chiếc kèn

- Các cô gái bán đồ ăn thức uống thì "bẹo hàng" bằng lời rao

Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng địa danh trong bài: làm cho thêm sinh động, có tính minh bạch và phong phú

Câu 4: Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài: giúp cho người đọc có cái nhìn trực quan về thông tin, tăng tính xác thực

Câu 5: Chợ nổi không chỉ là nơi giao thương, buôn bán mà còn là nét văn hóa đặc sắc, phản ánh lối sống sông nước của người dân miền Tây. Nó góp phần gắn kết cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương, đồng thời là điểm đến hấp dẫn trong du lịch, giúp bảo tồn và lan toả giá trị văn hóa truyền thống.Chợ nổi không chỉ là nơi giao thương, buôn bán mà còn là nét văn hóa đặc sắc, phản ánh lối sống sông nước của người dân miền Tây. Nó góp phần gắn kết cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương, đồng thời là điểm đến hấp dẫn trong du lịch, giúp bảo tồn và lan toả giá trị văn hóa truyền thống.