

Dương Thị Thu Hiền
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận xã hội
Câu 2:
Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là: Hiện tượng sử dụng từ ngữ nước ngoài một cách bừa bãi và đang xuất hiện nhiều trên các biển hiệu của Việt Nam
Câu 3:
Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng:
-Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.
-Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên.
- Báo chí trong nước không sử dụng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí chuyên ngành.
-Một số nơi bảng hiệu chữ nước ngoài to hơn chữ Việt, gây cảm giác lạc vào nước khác.
-Nhiều tờ báo của Việt Nam tóm tắt bài viết bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối gây lãng phí thông tin cho người đọc trong nước.
Câu 4:
Thông tin khách quan: “Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên.”
Ý kiến chủ quan: “Có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.”
Câu 5:
Nhận xét về cách lập luận của tác giả:
-Tác giả lập luận chặt chẽ, rõ ràng, sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật sự tương phản giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
- Sử dụng dẫn chứng thực tế, cụ thể, và sinh động.
- Kết hợp với giọng điệu chân thành, mang tính phản biện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, nhằm thức tỉnh lòng tự trọng dân tộc trong cách sử dụng chữ viết.