Nguyễn Trần Hải Dương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Trần Hải Dương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là mái nhà thứ hai, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách của mỗi con người. Ấy vậy mà, trong một không gian đáng ra nên an toàn và đầy tình yêu thương, hiện tượng bắt nạt học đường vẫn đang hiện hữu, âm thầm nhưng dai dẳng, để lại biết bao tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần cho nhiều học sinh.

Bắt nạt học đường là những hành vi có chủ đích nhằm làm tổn thương người khác, dưới nhiều hình thức: chửi rủa, lăng mạ, cô lập bạn bè, đánh đập, thậm chí cả những trò đùa độc ác trên mạng xã hội. Một cái nhếch mép cười giễu, một lời bình luận cay nghiệt, hay một hành vi bạo lực dù nhỏ cũng có thể là mồi lửa thổi bùng nỗi đau trong lòng những nạn nhân vô tội. Có em rơi vào trạng thái lo âu kéo dài, có em thu mình, sợ hãi, có em thậm chí nghĩ đến những hành động tiêu cực. Vết thương tinh thần không dễ thấy như vết thương thể xác, nhưng lại âm ỉ và hằn sâu lâu dài trong tâm trí.

Điều đáng lo ngại là bắt nạt thường xuất phát từ những điều rất nhỏ: khác biệt về ngoại hình, hoàn cảnh gia đình, giới tính, học lực,... Và càng đáng buồn hơn khi có những bạn học sinh trở thành kẻ bắt nạt chỉ để "tỏ ra mình nổi bật", hoặc để "giải trí", "theo nhóm", "thử quyền lực". Đôi khi, chính người lớn cũng vô tình tiếp tay cho việc này khi xem nhẹ vấn đề, cho rằng “trẻ con đùa nhau tí thôi mà” hay “chuyện nhỏ, rồi sẽ tự hết”.

Không, bắt nạt học đường không bao giờ là chuyện nhỏ. Nó là biểu hiện của sự thiếu tình thương, thiếu thấu cảm và thiếu giáo dục về nhân cách. Nếu không bị ngăn chặn, những hành vi ấy sẽ nuôi dưỡng một thế hệ vô cảm, vô tâm, không biết yêu thương hay tôn trọng người khác.

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ: tôn trọng và yêu thương nhau là gốc rễ của một môi trường học đường lành mạnh. Mỗi người cần học cách lắng nghe, thấu hiểu và bao dung. Hãy đứng lên bảo vệ người yếu thế thay vì im lặng quay đi. Hãy biết nói “không” với những trò đùa ác ý. Hãy lựa lời khi nói chuyện, và học cách xin lỗi khi mình làm ai đó tổn thương.

Nhà trường cũng cần tạo môi trường học đường thân thiện, lắng nghe học sinh nhiều hơn, tăng cường giáo dục về cảm xúc, kỹ năng sống và đạo đức. Gia đình cần đồng hành, trò chuyện, làm bạn với con cái để phát hiện và giúp đỡ kịp thời nếu con em mình là nạn nhân – hoặc thậm chí là kẻ đi bắt nạt.

Chấm dứt nạn bắt nạt không phải là điều dễ dàng, nhưng chắc chắn không phải là điều không thể. Khi mỗi người chúng ta – từ học sinh đến giáo viên, từ phụ huynh đến xã hội – cùng chung tay hành động, thì trường học sẽ lại trở thành nơi ngập tràn yêu thương, nơi mọi đứa trẻ đều cảm thấy mình được tôn trọng và an toàn.

Hãy để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Và hãy để trái tim người trẻ không còn mang vết xước bởi những lời nói, hành động tưởng chừng “chơi cho vui” ấy nữa.

Câu 9.

Văn bản đề cập đến vai trò quan trọng của văn hóa trong quá trình hội nhập toàn cầu. Hội nhập văn hóa là sự kết hợp giữa “nhận” cái mới của thế giới và “cho” thế giới những tinh hoa của dân tộc. Tuy nhiên, hội nhập cũng tiềm ẩn nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là cốt cách, là nội lực để dân tộc vững vàng trước những ảnh hưởng ngoại lai. Giữ gìn bản sắc là giữ lấy căn cốt, linh hồn của dân tộc, để văn hóa Việt không bị hòa tan mà luôn tự tin, bản lĩnh trên hành trình hội nhập.

Câu 10.

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại hội nhập không chỉ là bảo vệ những giá trị truyền thống, mà còn là khẳng định bản lĩnh và lòng tự tôn dân tộc. Trong dòng chảy toàn cầu hóa, nếu không có bản sắc, một dân tộc dễ bị “hòa tan”, mất đi tiếng nói riêng. Bản sắc chính là “gốc rễ” để văn hóa phát triển bền vững, là tấm khiên chống lại sự xâm lăng mềm của các giá trị ngoại lai. Vì thế, thế hệ trẻ cần yêu quý, hiểu và lan tỏa văn hóa dân tộc bằng cách sáng tạo và chủ động trong tiếp nhận cái mới, để vừa hiện đại mà vẫn đậm đà hồn Việt.