

Vũ Hồng Quyên
Giới thiệu về bản thân



































Câu 9:
Văn bản "Nhận" và "Cho" trong hội nhập văn hóa nói về việc mình cần học hỏi những giá trị văn hóa mới từ thế giới nhưng cũng phải bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Khi hội nhập văn hóa, chúng ta không chỉ nhận những giá trị văn hóa mới mà còn có thể chia sẻ những giá trị đặc biệt của văn hóa Việt Nam với các nước khác. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng có thể làm mất đi bản sắc văn hóa nếu không cẩn thận. Vì vậy, mỗi dân tộc cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống để không bị hòa tan trong quá trình giao lưu văn hóa.
Câu 10:
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhớ về những truyền thống và phong tục của dân tộc mình. Nếu không bảo vệ bản sắc văn hóa, chúng ta có thể mất đi những điều đặc biệt của dân tộc. Khi giữ gìn văn hóa, chúng ta sẽ tự hào về nguồn gốc của mình và giúp mọi người hiểu thêm về đất nước mình. Bảo vệ bản sắc văn hóa cũng giúp chúng ta duy trì những điều tốt đẹp từ ông bà, tổ tiên. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều cần giúp bảo vệ và phát huy văn hóa của dân tộc.
Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang trở thành một thách thức đáng kể với xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn với giáo dục nói chung. Để giải quyết hiện tượng xấu này, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để xóa bỏ nó.
Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hình thức như lăng mạ, đánh nhau, đe dọa, lan truyền thông tin xấu hay bất kì hành động nào gây tổn thương tâm lí và vật lí cho nạn nhân. Điều này có thể xảy ra trực tiếp trong các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những hành vi bạo lực này khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và không an toàn trong môi trường giáo dục.
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là tâm lí lứa tuổi học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại lựa chọn con đường bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy của bản thân. Áp lực học tập, áp lực từ phía thầy cô, gia đình cũng có thể gây đến bạo lực học đường. Sự thờ ơ của nhà trường, việc phụ huynh chưa quan tâm, sát sao với con cái cũng dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lí, tính cách, suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành động cực đoan của các em.
Khi bạo lực học đường diễn ra, các học sinh sẽ trở nên kém tập trung, lo âu, kết quả học tập giảm sút. Lâu dài, các em sẽ mất niềm tin vào giáo dục và có thể mắc các hội chứng trầm cảm, tự kỉ, sợ giao tiếp xã hội,... Vấn nạn này không chỉ tác động đến tâm lí, tinh thần của học sinh mà còn gây hậu quả lớn về mặt xã hội. Nó tạo ra môi trường học tập không an toàn, lành mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh.
Để đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhất quán và đồng bộ từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, hệ thống giáo dục cần thiết lập các chương trình đào tạo và hoạch định giáo dục tâm lí, giúp học sinh xây dựng kĩ năng kìm chế cảm xúc và giải quyết xung đột. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp chặt chẽ để giáo dục con em về những tác hại, hệ quả xấu của nạn bạo lực học đường. Các bạn học sinh là người trực tiếp tiếp xúc với bạo lực, cho dù có nghe, nhìn hay là nạn nhân của vấn nạn này, các bạn cũng phải dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, các cấp quản lí và xã hội cũng cần tạo ra các cơ chế xử lí công bằng đối với các trường hợp bạo lực học đường.
Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là thách thức đối với toàn xã hội. Tất cả mọi người cần chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức và tâm lí. Từ đó, mầm mống bạo lực sẽ dần được loại bỏ, trường học sẽ thực sự là “ngôi nhà thứ hai” đầy hạnh phúc của học sinh.
Câu 9:
-Câu văn sử dụng biện pháp tu từ: So Sánh (Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển)
-Tác dụng: Nó thể hiện tình yêu thương của bà cho Tích Chu là rất nhiều. Tình yêu ấy cao hơn trời, rộng hơn biển
Câu 10:
Tình yêu thương của bà trong “Cậu bé Tích Chu” là một hình ảnh đẹp về sự hy sinh. Dù cuộc sống khó khăn, bà vẫn hết lòng chăm sóc cháu. Tuy nhiên, sự vô tâm của Tích Chu đã khiến bà rơi vào hoàn cảnh đáng thương. Đây là lời nhắc nhở rằng tình yêu thương không chỉ để nhận mà còn cần được đáp lại. Mỗi người cần biết quan tâm đến gia đình trước khi quá muộn.