Lê Mai Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Mai Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc không chỉ là trách nhiệm mà còn là biểu hiện của lòng tự tôn dân tộc, tự hào đối với cội nguồn văn hoá. Sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Nó giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả, truyền đạt thông tin chính xác và lưu giữ những giá trị tinh thần cộng đồng. Tuy nhiên, ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của công nghê thông tin, tiếng Việt đang chịu nhiều ảnh hưởng. Việc lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng ngôn ngữ một cách thiếu chuẩn mực đang làm phai mờ đi sự trong sáng của tiếng Việt. Việc gìn giữ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng. Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Mỗi người nên trau dồi thêm về kiến thức, ngôn ngữ và lan toả những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt đến mọi người. Nhà trường, gia đình và các cơ quan quản lí văn hoá cần tăng cường giáo dục về ngôn ngữ, xây dựng môi trường ngôn ngữ lành mạnh, đồng thời có những biện pháp bảo vệ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt trong đời sống xã hội. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không phải là một việc khó khăn mà là hành động thể hiện tình yêu và trách nhiệm của chúng ta đối với ngôn ngữ mẹ đẻ.

Câu 2:

Bài thơ tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân của PGS.TS Phạm Văn Tình là một khúc ca ngân vang, thể hiện tình yêu sâu sắc và niềm tự hào mãnh liệt đối với tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là hồn cốt, là bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam qua những thăng trầm lịch sử. Bằng một giọng điệu trữ tình,trang trọng cùng những hình ảnh thơ giàu sức gợi, tác giả đã khắc hoạ một cách sinh động vẻ đẹp và sức sống trường tồn của tiếng mẹ đẻ.

Mở đầu bài thơ, Phạm Văn Tình đã đưa gười đọc ngược dòng thời gian, về với những trang sử hào hùng của dân tộc. Tiếng Việt cất lên từ "thời xa lắm", gắn liền với những dấu mốc quan trọng như "mang gươm mở cõi dựng kinh thành", "vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả". Việc đặt tiếng Việt song hành cùng những sự kiện lịch sử quan trọng đã khẳng định vai trò không thể thiếu của nó trong quá trình hình thành và bảo vệ đất nước. Không chỉ vậy, tiếng Việt còn là nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc. Tác giả nhắc đến "Bài hịch năm nào hơn mười vạn tinh bình", gợi nhớ về sức mạnh đoàn kết và ý chí quật cường của cha ông. Tiếng VIệt cũng là nơi lắng đọng nỗi "thương nàng Kiều rơi lệ", thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt, "Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình" đã cho thấy tiếng Việt là công cụ để truyền bá những tư tưởng lớn lao, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường.

Không chỉ mang dấu ấn lịch sử và văn hoá, tiếng Việt còn thấm đượm trong những điều giản dị, thân thương nhất trong cuộc sống. Nó là "tiếng mẹ" ngọt ngào, là "tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà", là "xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ", là "nồng nàn trong câu hát dân ca", Những hình ảnh gần gũi này đã cho thấy tiếng Việt hiện diện trong mọi khoảnh khắc của đời sống, là sợi dây vô hình kết nối các thế hệ, là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm.

Một đặc điểm đặc sắc trong bài thơ là cách tác giả thể hiện niềm tin vào sức sống mãnh liệt và sự trẻ trung của tiếng Việt. Dù đã trải qua "ngàn đời", tiếng Việt vẫn "hôm nay như trẻ lại". Hình ảnh "bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ" gợi nhớ về những gía trị truyền thống bền vững. "Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử" là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, thể hiện sự nối tiếp và phát triển của văn hoá Việt. Và cuối cùng, "nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ" đã khẳng định sức sáng tạo không ngừng của tiếng Việt trong dòng chảy thời gian. Sự kết nối giữa "thiên niên kỉ" và những lời chúc tết "mặn mà" đã cho thấy tiếng Việt vẫn giữ trọn vẹn giá trị trong cuộc sống hiện đại.

Để thể hiện những nội dung sâu sắc trên, tác giả đã sử dụng một loạt các biện pháp nghê thuật hiệu quả. Thể thơ tự do với cách gieo vần linh hoạt tạo nên sự phóng khoáng, tự nhiên cho dòng chảy cảm xúc.. Giọng điệu thơ vừa trữ tình, thể hiện tình yêu tha thiết vừa quan trọng, ngợi ca những giá trị vẫn văn hoá, lịch sử. Kết cấu bài thơ mạch lạc, đi theo dòng chảy thời gian, tạo nên một sự liền mạch và sâu lắng trong cảm xúc.

Tóm lại, bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một tác phẩm ý nghĩa, thể hiện một cách sâu sắc và xúc động tình yêu, niềm tự hào đối với tiếng Việt. Bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp và sức sống trường tồn của tiếng mẹ đẻ, khơi gợi trong lòng người đọc niềm trân trọng và ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của tiếng Việt trong cuộc sống hôm nay và mai sau.

câu 1:

-Văn bản trên thuộc kiểu văn bản : nghị luận

câu 2:

Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là :

- Việc gìn giữ bản sắc của dân tộc thông qua chữ viết

-Tác giả phê phán sự lạm dụng tiếng nước ngoài ở một số thành phố của nước ta

Câu 3:

Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng:

- Quảng cáo ở những nơi công cộng bên Hàn luôn ưu tiên chữ của người Hàn Quốc, nếu có tiếng khác thì nhỏ hơn và đặt dưới.

-Báo chí trong nước xuất bản chủ yếu bằng tiếng Hàn, chỉ có những tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc.

-Tại một số thành phố ở Việt Nam, bảng hiệu cơ sở Việt nhưng chữ nước ngoài lại to hơn chữ Việt.

-Nhiều tờ báo trong nước có thói quen tóm tắt bằng viết bằng tiếng nước ngoài ở cuối tờ báo.

Câu 4:

-Thông tin khách quan: "Ở Hàn Quốc, chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên."

-Thông tin chủ quan:"Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài mà ta nên suy ngẫm."

Câu 5:

-Cách lập luận của tác giả:

+ Cách lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục. Tác giả đã sử dụng những bằng chứng thực tế để phân tích.

+ Bên cạnh đó, những chứng cứ thực tế giúp cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.