

Lê Thị Hương Mai
Giới thiệu về bản thân



































tác phẩm chiếc lược ngà
Đàn ghi-ta của Lorca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lorca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lorca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Sử dụng thể thơ tự do cùng lối viết phá cách là không viết hoa đầu dòng tạo nên nhịp điệu phóng khoáng, tự do. Bài thơ thể hiện khả năng nhập cảm của nhà thơ Thanh Thảo vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca để lựa chọn những thi liệu đầy sức ám ảnh và xử lí những thi liệu ấy một cách sáng tạo. Không những thế, đó còn là niềm suy tư và đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lorca. Đó là sự ngưỡng mộ, niềm sót thương, niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lorca, của nghệ thuật, của cái đẹp. Tất cả những điều đó là sự cộng hưởng diệu kì để tạo nên một thi phẩm có sức lay động lòng người.
Tiếng ghi-ta ở đoạn thơ: "tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghi-ta ròng ròng/ máu chảy" là sự hoán dụ với nhân vật Lorca, một cá thể con người đang ròng ròng máu chảy. Sự nhân hóa lẫn ẩn dụ này có sức ảm ảnh và gọi cảm rất lớn. Nó nói lên nỗi bi phẫn của Lorca, vừa gợi lên nỗi đau xót của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lorca
"không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lorca. Hình ảnh hoán dụ: không ai chôn cất tiếng đàn và hình ảnh so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang gợi sự thương cảm về cái chết thê thảm của nhà thơ chiến sĩ trong tay bọn phát xít, khi đất nước còn chìm trong sự thống trị dã man của bọn chúng.