Nguyễn Thúy Hiền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thúy Hiền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh

Câu 2:

Đối tượng thông tin là hệ sao T Coronae Borealis (T CrB), còn được gọi là "Ngôi sao Rực cháy" (Blaze Star). Văn bản tập trung vào việc mô tả đặc điểm, chu kỳ bùng nổ và khả năng quan sát hiện tượng nova của hệ sao này từ Trái Đất.

Câu 3:

Đoạn văn này trình bày thông tin theo trình tự thời gian, bắt đầu từ việc phát hiện T CrB vào năm 1866, sau đó là đợt bùng nổ tiếp theo vào năm 1946. Việc nhấn mạnh chu kỳ khoảng 80 năm giúp người đọc hiểu rằng hiện tượng bùng nổ tiếp theo có thể xảy ra trong thời gian gần. Cách trình bày này tạo sự hấp dẫn và kích thích sự quan tâm của người đọc về sự kiện thiên văn sắp tới.

Câu 4:

Mục đích và nội dung của văn bản trên là :

Cung cấp thông tin khoa học về hiện tượng sao T CrB có thể bùng nổ trong tương lai gần, giúp người đọc hiểu và chuẩn bị quan sát hiện tượng này.

Câu 5:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản :

Văn bản có sử dụng hình ảnh minh họa vị trí của sao T CrB trên bầu trời. Hình ảnh này giúp người đọc dễ xác định vị trí ngôi sao khi quan sát, làm cho thông tin trở nên trực quan và dễ hiểu hơn. Nhờ vậy, người đọc không chỉ nắm được lý thuyết mà còn biết cách áp dụng vào thực tế.

Câu 1:

Bài làm

Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, mỗi con người đều cần có một "điểm neo" – nơi neo giữ tâm hồn, định hướng cho bước chân và tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách. "Điểm neo" ấy có thể là gia đình yêu thương, nơi ta tìm về sau những chông chênh; là tình bạn chân thành, nâng đỡ ta trong lúc khó khăn; hay là lý tưởng sống, mục tiêu phấn đấu giúp ta kiên định trước những cám dỗ. Chẳng hạn, nhà bác học Thomas Edison, dù thất bại hàng nghìn lần trong quá trình phát minh bóng đèn, nhưng nhờ niềm tin mãnh liệt vào khoa học – "điểm neo" của ông mà ông không từ bỏ, để rồi mang ánh sáng đến cho nhân loại. Hay như trong văn học Việt Nam, nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, dù sống trong nghèo đói, vẫn giữ vững lòng tự trọng và tình yêu thương con chính là "điểm neo" giúp ông giữ gìn nhân cách giữa cuộc sống khắc nghiệt. Có "điểm neo", con người không bị cuốn trôi bởi dòng đời, mà vững vàng tiến bước, sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận diện và trân trọng "điểm neo" của mình, để cuộc đời không chỉ là hành trình đi, mà còn là hành trình trở về với những giá trị cốt lõi.

Câu 2 :

Bài làm

Tại SEA Games 2023, hình ảnh một cô gái Việt bật khóc, quấn quốc kỳ trên vai khi giành Huy chương Vàng khiến hàng triệu người xúc động. Cô nói: “Tôi mang theo lá cờ để khi chiến thắng, Tổ quốc ở bên tôi.” Tình yêu nước – tưởng như giản dị – lại mãnh liệt và thiêng liêng đến vậy. Đó cũng là tinh thần xuyên suốt trong bài thơ Việt Nam ơi! của Huy Tùng, một bản tình ca tha thiết về đất nước. Tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ những nét đặc sắc nghệ thuật: cảm xúc chân thành, hình ảnh giàu tính biểu tượng và nhịp điệu linh hoạt, truyền cảm.

Trước hết, bài thơ gây ấn tượng bởi cảm hứng trữ tình sâu sắc, thể hiện tình yêu tha thiết với Tổ quốc. Huy Tùng không dùng những ngôn từ hoa mỹ, mà chạm đến trái tim người đọc qua những hình ảnh gần gũi: “Từ lúc nghe lời ru của mẹ .Cánh cò bay trong những giấc mơ”. Từ lời ru, cánh cò, đến truyền thuyết mẹ Âu Cơ tất cả đều là biểu tượng của quê hương, của những giá trị truyền thống đã nuôi lớn tâm hồn con người Việt. Tình yêu nước trong bài thơ không phải thứ tình cảm xa vời, mà bắt đầu từ tuổi thơ, từ những ký ức quen thuộc gắn liền với quê cha đất tổ.

Tiếp nối mạch cảm xúc ấy , nghệ thuật sử dụng thể thơ tự do với nhịp điệu biến hóa linh hoạt là một yếu tố nghệ thuật nổi bật. Khi thì nhẹ nhàng sâu lắng, lúc lại dồn dập hào hùng, nhịp thơ đưa người đọc đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Việc lặp lại cụm từ “Việt Nam ơi!” không chỉ tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn như một tiếng gọi thiết tha, lay động tâm hồn. Câu thơ “Tiếng gọi từ trái tim" được lặp lại với sức ngân vang như lời hiệu triệu, đánh thức tình yêu nước trong mỗi con người. Đây là một thủ pháp nghệ thuật giàu sức biểu cảm, tạo nên sự kết nối xuyên suốt cho toàn bài thơ. Không chỉ dừng lại ở cảm xúc, bài thơ còn nổi bật với hệ thống hình ảnh giàu tính biểu tượng và cảm hứng sử thi. Từ “con người đầu trần chân đất” đến “kỳ tích bốn ngàn năm” cho thấy sức mạnh bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt, những hình ảnh như "biển xanh”, “bão tố phong ba”, “tiếng gọi từ trái tim” đã khơi gợi không khí hào hùng nhưng cũng đầy thử thách mà đất nước từng trải qua.

Đặc biệt, bài thơ không chỉ hoài niệm về quá khứ, mà còn hướng đến tương lai. Các câu thơ như: “Vận nước thịnh, suy, khát khao luôn cháy bỏng” hay "Đường thênh thang nhịp thời đại đang chờ” thể hiện khát vọng phát triển và hiện đại hóa đất nước. Huy Tùng không giấu sự trăn trở trước những “bi hùng” và “đảo điên” của thời cuộc, nhưng vẫn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh đoàn kết và khát vọng của dân tộc. Đó chính là tinh thần của thời đại mới – tinh thần dấn thân, vượt khó và đổi mới.

Với tất cả những yếu tố nghệ thuật đặc sắc ấy, bài thơ không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học, mà còn là tiếng lòng của một người con tha thiết yêu quê hương, là bản hòa ca nối dài từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Bài thơ Việt Nam ơi! của Huy Tùng đã thể hiện thành công hình ảnh một đất nước thân thương, hào hùng và luôn vươn về phía trước. Đọc xong bài thơ, mỗi người đọc không chỉ thêm yêu đất nước mình, mà còn cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng và viết tiếp giấc mơ Việt Nam bằng chính trái tim và hành động của mình.