DƯƠNG VŨ PHƯƠNG VY

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của DƯƠNG VŨ PHƯƠNG VY
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

Cuộc sống luôn đặt ra cho con người vô vàn thử thách, và điều quan trọng không phải là chúng ta vấp ngã bao nhiêu lần mà là khả năng đứng dậy sau mỗi lần thất bại. Câu nói của Paulo Coelho: “Bí mật của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần” đã khẳng định giá trị của ý chí, lòng kiên trì và nghị lực trong hành trình sống. Vấp ngã là điều không thể tránh khỏi, nhưng chính sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh mới là điều làm nên thành công. Mỗi lần đứng dậy là một lần con người trưởng thành, học hỏi, và tiến gần hơn đến mục tiêu. Nếu chỉ vì một lần thất bại mà bỏ cuộc, ta sẽ chẳng bao giờ chạm đến ước mơ. Bài học ở đây không chỉ là kiên nhẫn mà còn là tin tưởng vào chính mình, không ngừng vươn lên, bất chấp khó khăn. Cuộc đời không dành cho kẻ bỏ cuộc, mà dành cho những ai dũng cảm đi đến cùng. Vì vậy, hãy luôn sẵn sàng đứng dậy, dù có ngã bao nhiêu lần đi chăng nữa.

câu 2

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa kiệt xuất, không chỉ nổi tiếng với tài thao lược chính trị mà còn để lại một di sản văn học đồ sộ, trong đó nổi bật là tập Quốc âm thi tập. Bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 33) thể hiện sâu sắc nhân cách cao đẹp và tư tưởng sống thanh cao, hướng nội của ông.


Về nội dung, bài thơ thể hiện tâm thế ẩn dật nhưng không bi quan, mà ngược lại là một thái độ chủ động an nhiên, tìm sự thanh thản trong đời sống tinh thần. Nguyễn Trãi không màng “bể triều quan”, không bon chen danh lợi mà lựa chọn cuộc sống yên ổn với thiên nhiên: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt / Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan”. Qua hình ảnh hương quế, bóng hoa, thi nhân đã vẽ nên một khung cảnh đầy chất thơ, thể hiện sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Tuy lui về ở ẩn, ông vẫn giữ cho mình lý tưởng cao đẹp, noi gương đạo đức của Khổng Tử, Nhan Tử, thể hiện khí phách của bậc quân tử: “Đời dùng người có tài Y, Phó / Nhà ngặt ta bền đạo Khổng, Nhan”.


Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng lại được viết bằng chữ Nôm, góp phần phát triển văn học dân tộc. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, hàm chứa triết lý sâu xa. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự – trữ tình – triết lý, Nguyễn Trãi đã truyền tải một lối sống thanh cao, không bị danh lợi cuốn trôi, giữ vững khí tiết kẻ sĩ giữa thời cuộc.


Tóm lại, Bảo kính cảnh giới (Bài 33) không chỉ là tiếng lòng của Nguyễn Trãi mà còn là bài học quý giá về cách sống, cách làm người, giàu tính nhân văn và mang đậm vẻ đẹp cổ điển của thơ Nôm trung đại.



câu 1:

văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin

Câu 2.

→ Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh (kết hợp với tự sự và miêu tả).




Câu 3.

→ Nhan đề ngắn gọn, rõ ràng và giàu thông tin, phản ánh đúng nội dung chính của văn bản là phát hiện 4 hành tinh mới gần Trái đất. Nó gây hứng thú cho người đọc yêu thích thiên văn.




Câu 4.

→ Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh mô phỏng sao Barnard và các hành tinh của nó.

→ Tác dụng: Giúp người đọc hình dung trực quan về hệ sao và các hành tinh được đề cập, từ đó tăng thêm sự sinh động và hấp dẫn cho văn bản khoa học.




Câu 5.

→ Văn bản mang tính chính xác và khách quan cao, được trích dẫn từ nhiều nguồn uy tín như báo cáo khoa học, đài thiên văn và chuyên san The Astrophysical Journal Letters. Thông tin được trình bày rõ ràng, có căn cứ và không mang yếu tố chủ quan hay suy diễn.


Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững vì: 

- Đặc điểm của công nghiệp là gắn với khoa học - công nghệ. 

- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về các sản phẩm của ngành. 

- Việc phát triển công nghiệp dựa trên thành tựu của công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. 

- Việc đảm bảo phát triển bền vững trong công nghiệp giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên cho các thế hệ tương lai vì công nghiệp là ngành có tác động lớn nhất đến môi trường


* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

- Vị trí địa lí

+ Đây là nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.

+ Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. 

- Nhân tố tự nhiên

+ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải.

+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

+ Khí hậu và thời tiết (mưa, bão, sương mù, băng tuyết,…) ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.

- Nhân tố kinh tế - xã hội

+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải.

+ Phân bố dân cư (các thành phố lớn, đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

+ Khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.

+ Vốn đầu tư và chính sách tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

* Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải. Vì các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải nên sự phát triển và phân bố các cơ sở kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, các ngành kinh tế khác trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.


- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.

- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.

- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sản lượng.

Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.