MẠCH TUẤN ANH

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của MẠCH TUẤN ANH
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1. Tính sáng tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay. Sáng tạo không chỉ là khả năng nghĩ ra cái mới mà còn là động lực thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của cá nhân và xã hội. Trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, sáng tạo chính là "chìa khóa" giúp người trẻ thích ứng, vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội. Một người trẻ sáng tạo sẽ không ngại đối mặt với khó khăn, biết tư duy độc lập, tìm ra những giải pháp mới mẻ cho các vấn đề thực tiễn. Bên cạnh đó, sáng tạo còn giúp họ khẳng định bản thân, tạo dấu ấn riêng trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, mỗi bạn trẻ cần rèn luyện tư duy linh hoạt, dám nghĩ dám làm và không ngừng học hỏi để nuôi dưỡng và phát triển tính sáng tạo, góp phần đưa bản thân cũng như đất nước vươn tới tương lai tươi sáng hơn.

Câu 2:

Nguyễn Ngọc Tư - cây bút nổi tiếng của văn học Nam Bộ, đã mang đến cho người đọc những trang viết thấm đẫm tình người, tình đất phương Nam. Trong truyện Biển người mênh mông, qua hình ảnh nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ: giản dị, nghĩa tình, kiên cường trước nghịch cảnh và luôn khát khao yêu thương. Phi là hiện thân cho số phận nhiều người trẻ ở miền sông nước nghèo khó. Từ nhỏ đã thiếu thốn tình thương cha mẹ, lớn lên trong những nỗi buồn và mặc cảm, Phi trở thành một người sống âm thầm, cô đơn, lôi thôi về hình thức nhưng giàu lòng nhân ái. Sự chịu đựng của Phi trước sự thờ ơ của ba mẹ, sự lặng lẽ bước qua những năm tháng khó khăn cho thấy bản lĩnh, sự kiên cường của người con Nam Bộ. Dù cuộc đời nhiều thiệt thòi, Phi vẫn sống tử tế, đầy nghĩa tình, thể hiện qua việc anh sẵn sàng nhận nuôi con bìm bịp - "người bạn" cuối cùng của ông Sáu Đèo, người hàng xóm nghèo khổ. Còn ông Sáu Đèo, người đàn ông già cả, nghèo túng nhưng ẩn chứa một tấm lòng son sắt và thủy chung. Cả cuộc đời ông là cuộc kiếm tìm người vợ đã bỏ đi sau những giận hờn, đau khổ. Dẫu tuổi già sức yếu, ông vẫn mang trong tim nỗi đau và sự ân hận, khắc khoải mong tìm để chỉ một lần xin lỗi. Tấm lòng ấy giản dị mà sâu sắc, thể hiện phẩm chất nghĩa tình, chung thủy - nét đẹp truyền thống đáng quý của người Nam Bộ. Hình ảnh Phi và ông Sáu Đèo trong truyện gợi lên những suy tư về cuộc sống và con người. Họ có thể nghèo vật chất nhưng giàu lòng nhân ái; có thể lầm lũi trong đời thường nhưng tâm hồn thì trong sáng, tha thiết. Qua đó, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực và đầy xúc động vẻ đẹp chân chất mà cao quý của người dân Nam Bộ: bình dị mà giàu lòng yêu thương, bền bỉ trước những bấp bênh của cuộc đời. Tác phẩm Biển người mênh mông không chỉ là câu chuyện về số phận những con người nhỏ bé, mà còn là khúc ca buồn đầy nhân ái về tình người nơi miền đất phương Nam thấm đẫm nắng gió và tình thương.

Câu 1. Văn bản thuyết minh Câu 2. Người mua bán đi lại bằng xuồng, ghe, tắc ráng, ghe máy. Sử dụng "cây bẹo" (cây sào treo hàng hóa) để quảng bá mặt hàng từ xa. Treo sản phẩm như trái cây, rau củ lên cây sào để khách dễ nhận biết. Một số ghe dùng tiếng kèn (kèn bấm tay, kèn đạp chân) để rao hàng. Các cô gái bán đồ ăn, thức uống dùng lời rao miệng mời gọi khách. Câu 3. Việc liệt kê tên các địa danh (như chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Ngã Bảy, Ngã Năm, Sông Trẹm...) giúp văn bản cụ thể, sinh động, thể hiện sự phong phú, đa dạng của chợ nổi miền Tây, đồng thời tăng tính xác thực, tạo sự tin cậy và hấp dẫn đối với người đọc.

Câu 4. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như "cây bẹo", "kèn tay", "kèn cóc" giúp người bán truyền đạt thông tin nhanh chóng, dễ dàng gây chú ý với khách hàng từ xa, tạo nên nét văn hóa mua bán độc đáo, đặc sắc riêng của chợ nổi miền Tây. Câu 5. Chợ nổi không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống kinh tế của người dân mà còn là không gian văn hóa đặc trưng, phản ánh lối sống sông nước, sự gắn bó hài hòa với thiên nhiên của cư dân miền Tây. Chợ nổi còn thu hút khách du lịch, góp phần quảng bá văn hóa địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Đó là niềm tự hào, là hồn cốt của miền sông nước Nam Bộ.

Câu 1. Mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ của Hoàng Cát hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, man mác buồn và đầy chất thơ. Từ những nét chấm phá như "gió heo may se sẽ", "lá vàng khô lùa trên phố", tác giả đã vẽ nên một không gian thu với tiết trời dịu nhẹ, làn gió lạnh vừa đủ để gợi nỗi bâng khuâng trong lòng người. Hình ảnh "ta lặng lẽ một mình" giữa "chiều nhạt nắng" càng làm nổi bật nỗi nhớ mong thầm lặng, sâu kín. Mùa thu Hà Nội không chỉ là cảnh sắc mà còn là cảm xúc, là nỗi nhớ, là sự giao cảm giữa người với thiên nhiên, giữa lòng người với những kỷ niệm xa xôi. Hình ảnh "quả sấu sót" và "chùm nắng hạ" gợi sự tiếp nối của các mùa, đồng thời tượng trưng cho những gì còn sót lại, những điều đẹp đẽ, tinh khôi mà con người lưu giữ trong ký ức. Qua đó, Hoàng Cát đã thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp mùa thu Hà Nội: nhẹ nhàng, sâu lắng và chan chứa hoài niệm. Câu 2: Trong thế kỷ XXI, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tạo ra những bước ngoặt lớn lao cho nhân loại. Chỉ trong vài thập kỷ ngắn ngủi, từ những mô hình đơn giản, AI đã bùng nổ mạnh mẽ, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống: từ y tế, giáo dục, tài chính đến giao thông, giải trí và thậm chí là sáng tạo nghệ thuật. AI đã chứng minh sức mạnh phi thường của mình khi có thể phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, học hỏi, tự thích ứng và giải quyết những bài toán phức tạp với tốc độ mà con người khó sánh kịp. Công nghệ nhận diện hình ảnh, dịch ngôn ngữ tự động, xe tự lái, chatbot hỗ trợ khách hàng, các phần mềm sáng tác nhạc, vẽ tranh bằng AI... tất cả đều cho thấy trí tuệ nhân tạo không còn là giấc mơ viễn tưởng, mà đang từng ngày biến đổi thế giới thực. Tuy nhiên, sự phát triển như vũ bão ấy cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Việc AI thay thế con người trong nhiều công việc truyền thống dẫn đến nguy cơ thất nghiệp trên diện rộng, gây áp lực cho thị trường lao động toàn cầu. Đồng thời, những câu hỏi về đạo đức, quyền riêng tư, tính bảo mật và khả năng kiểm soát AI trong tương lai cũng đang trở nên nóng bỏng. Nếu không được định hướng đúng đắn, AI có thể gây ra những hậu quả khó lường, từ bất công xã hội đến nguy cơ vượt tầm kiểm soát con người. Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng AI mang lại tiềm năng to lớn nếu được sử dụng một cách sáng suốt. Nó có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bệnh tật, đói nghèo và giáo dục. Để tận dụng được sức mạnh ấy, con người cần phát triển AI theo hướng nhân văn, đặt lợi ích cộng đồng và giá trị con người lên trên hết. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo kỹ năng mới cho lao động cũng là chìa khóa để thích ứng với kỷ nguyên AI. Tóm lại, sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo là một bước tiến tất yếu của văn minh nhân loại. Nhưng đó cũng là lời nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo, chủ động kiểm soát và khai thác AI một cách hợp lý, để công nghệ thực sự trở thành người bạn đồng hành đắc lực chứ không phải mối đe dọa đối với tương lai loài người.

C1:PTBĐ biểu cảm

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích: → Các từ ngữ, hình ảnh như: "lụt", "sụt lở", "gánh gồng xộc xệch", "chịu đói suốt ngày tròn", "chạng vạng", "co ro bậu cửa", "có gì nấu đâu", "ngô hay khoai còn ở phía mẹ về"… đều thể hiện sự đói khổ, khó khăn, thiếu thốn trong năm khốn khó.

C3:Biện pháp tu từ: Ẩn dụ và nhân hóa

Tác dụng: Làm cho nỗi nhớ thương mẹ, nỗi đau đớn mất mát của người con trở nên sâu sắc, day dứt hơn; diễn tả sự bất lực của con người trước sự chia lìa vĩnh viễn giữa trần gian và thế giới bên kia.

C4:Câu thơ gợi hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, vất vả mưu sinh trong buổi chiều tà (thời điểm cuối ngày, gợi sự mỏi mệt, nhọc nhằn). "Xộc xệch" thể hiện dáng vẻ xiêu vẹo, khắc khổ, phản ánh cuộc sống cơ cực của mẹ cũng như tình thương, sự hi sinh thầm lặng cho các con.

Câu 5. Thông điệp tâm đắc nhất và lí do lựa chọn: → Thông điệp: Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt và lòng biết ơn đối với công lao to lớn của mẹ. Lí do: Đoạn trích khắc họa chân thực, xúc động hình ảnh người mẹ tảo tần vì con trong những năm tháng gian khó. Dù mẹ đã khuất, tình yêu, nỗi nhớ thương và sự tri ân của người con dành cho mẹ vẫn luôn tràn đầy và da diết, nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng, yêu thương đấng sinh thành khi còn có thể.






Quá trình này dựa trên nguyên tắc vi khuẩn chuyển hoá N2 phân tử sang dạng NH3 vừa cung cấp cho đất, vừa cung cấp cho cây. Vì thế chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó (đất thiếu Nito dạng dễ hấp thụ) thì sẽ bổ sung và duy trì lượng nitrogen trong đất.

a)Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.

Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

b)pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong