Quách Minh Quang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Quách Minh Quang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Từ bao đời nay, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đi trước, những người đã đóng góp công sức để tạo nên cuộc sống tốt đẹp ngày nay. Tôn trọng đạo lý này không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn giúp gìn giữ những giá trị đạo đức cao đẹp trong xã hội. Trước hết, tôn trọng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" giúp con người hình thành lòng biết ơn và sống có trách nhiệm. Nhờ có thế hệ cha ông đi trước, chúng ta mới có cuộc sống hòa bình, ấm no như hôm nay. Nếu không biết trân trọng quá khứ, con người sẽ dễ trở nên vô ơn và ích kỷ. Bên cạnh đó, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" còn giúp gắn kết cộng đồng và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Khi biết ơn, con người sẽ có xu hướng sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Điều này tạo nên một xã hội đoàn kết, nhân văn, nơi con người luôn trân trọng giá trị của nhau. Ngoài ra, việc thực hành đạo lý này còn là cách để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Người Việt Nam có nhiều phong tục thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" như thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, tổ chức lễ hội truyền thống... Những điều đó không chỉ giúp con cháu hiểu về cội nguồn mà còn giữ gìn bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ. Người không biết "Uống nước nhớ nguồn" dễ bị xã hội chê trách, không nhận được sự tôn trọng từ người khác. Họ có thể trở nên vô cảm, ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết đền đáp. Ngược lại, người luôn biết ơn sẽ có được sự yêu quý và kính trọng từ mọi người. Tóm lại, tôn trọng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" không chỉ giúp mỗi cá nhân sống có đạo đức mà còn góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện lòng biết ơn, trân trọng những giá trị tốt đẹp từ quá khứ và có ý thức tiếp nối, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc.

Khiêm tốn là một đức tính cao đẹp, thể hiện ở thái độ nhã nhặn, biết đánh giá đúng về bản thân và luôn tôn trọng người khác. Người khiêm tốn không tự cao, tự đại mà luôn giữ tinh thần học hỏi, biết lắng nghe và không ngừng hoàn thiện mình. Trước hết, khiêm tốn thể hiện qua cách ứng xử hàng ngày. Người khiêm tốn không khoe khoang thành tích, tài năng hay vật chất của mình. Họ hiểu rằng dù bản thân giỏi giang đến đâu thì vẫn còn nhiều điều cần học hỏi. Nhờ vậy, họ luôn nhận được sự yêu quý và tôn trọng từ mọi người. Khiêm tốn còn thể hiện qua thái độ cầu thị, luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp. Một học sinh khiêm tốn không tự mãn với điểm số cao mà luôn tìm cách cải thiện kiến thức. Một nhà khoa học khiêm tốn không bao giờ cho rằng mình đã biết hết mà luôn nghiên cứu, tìm tòi cái mới. Chính tinh thần ấy giúp họ không ngừng tiến bộ và đạt được thành công. Bên cạnh đó, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti hay hạ thấp bản thân. Người thực sự khiêm tốn là người nhận thức đúng về giá trị của mình nhưng không vì thế mà kiêu ngạo. Họ biết giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng người khác và sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Tóm lại, khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng, giúp con người hoàn thiện bản thân và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Mỗi người cần rèn luyện đức tính khiêm tốn để trở thành người có ích và được mọi người yêu quý.

Giản dị là một lối sống đẹp, thể hiện ở cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và cả suy nghĩ của mỗi người. Người giản dị không cầu kỳ, xa hoa mà luôn giữ cho mình sự chân thật, mộc mạc và gần gũi. Đó không chỉ là một thói quen sinh hoạt mà còn phản ánh phẩm chất đạo đức và nhân cách cao đẹp. Trước hết, giản dị thể hiện qua cách sống đơn giản, không phô trương. Một người giản dị thường không chạy theo những thứ xa hoa, hào nhoáng mà chỉ tập trung vào những gì cần thiết. Ví dụ, một học sinh giản dị sẽ chọn trang phục phù hợp, gọn gàng thay vì đua đòi theo những trào lưu thời trang đắt tiền. Giản dị còn thể hiện trong lời nói và hành động. Người giản dị không màu mè, hoa mỹ mà luôn nói năng chân thành, dễ hiểu. Họ cũng không phô trương về bản thân mà thường sống khiêm tốn, không khoe khoang tài sản hay thành tích của mình. Chính lối sống này giúp họ được mọi người yêu quý và tôn trọng. Ngoài ra, giản dị còn là một biểu hiện của trí tuệ và bản lĩnh. Những người thành công như Bác Hồ, Nguyễn Hiến Lê hay Einstein đều có lối sống giản dị. Họ không chú trọng đến vật chất mà tập trung vào những giá trị cốt lõi trong cuộc sống. Điều đó cho thấy giản dị không phải là sự thiếu thốn, mà là sự lựa chọn của những người hiểu rõ điều gì là quan trọng nhất. Tóm lại, giản dị là một đức tính đáng quý, giúp con người sống nhẹ nhàng, thanh thản và gần gũi với mọi người. Chúng ta cần rèn luyện lối sống giản dị để hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Bài thơ để lại em cảm xúc: Xúc động trước tình cảm mẹ con, một cái nhìn nể phục và ngưỡng mộ sự cố gắng của người mẹ, đồng cảm với suy nghĩ và trăn trở lo lắng của người con dành cho mẹ mình.

Bài học: Luôn yêu thương, tôn trọng và hiếu thảo với bậc phụ huynh - cha mẹ của chính mình trong mọi hoàn cảnh.

- Các từ láy: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng.

- Hiệu quả: các từ láy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hình dáng, sự tảo tần và vất vả của mẹ.

Một trong những bài thơ hay viết về Bác Hồ mà tôi cảm thấy yêu thích là Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Hình ảnh mở đầu gợi ra ấn tượng sâu sắc, đó là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác vẫn còn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng, nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm, với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác. Những câu thơ tiếp theo khiến tôi thêm càng cảm động hơn. Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo cho những đứa con của mình. Tiếp đến, hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc cũng thật cảm động. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp về lí do mà Bác vẫn chưa ngủ. Khi đọc đến đây, chắc hẳn chúng ta càng thêm yêu mến Bác nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

 

Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:

 

“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

 

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

 

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

 

Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

 

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

 

Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

 

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

 

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

 

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

 

Mẹ đã vế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

 

Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.

 

          Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể mìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết con đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: “Cái cò mà đi ăn đêm.” – thật tội nghiệp biết bao.

 

          Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về, kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. EM mong mẹ không phải vì “xu bánh đa vừng” hay củ khoai, tấm mía, … EM mong mẹ về với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng; có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng, quạnh hiu.

 

          Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn “ì oạp” nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh “ì oạp” thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gọi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợ dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.

 

          Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi. Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?

 

          Bài thơ “Đợi mẹ” có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi, đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà "lũ chúng tôi" vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.