Dương Bảo Châm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Dương Bảo Châm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 2:

Trong cuộc sống, mỗi con người là một cá thể riêng biệt với suy nghĩ, năng lực và cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, để xây dựng một xã hội phát triển, một tập thể vững mạnh hay một đất nước phồn vinh, không thể thiếu đi sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết chính là sợi dây vô hình nhưng vô cùng bền chặt, gắn kết mọi người lại với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.


Truyền thống đoàn kết là một giá trị quý báu mà cha ông ta đã dày công vun đắp từ bao đời nay. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chứng minh: mỗi khi đất nước lâm nguy, nhân dân đồng lòng, đồng sức thì sẽ làm nên những chiến công vang dội. Từ những chiến thắng chống ngoại xâm oanh liệt đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình, tất cả đều không thể tách rời tinh thần đoàn kết. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công."


Sự đoàn kết không chỉ cần thiết trong phạm vi quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong từng cộng đồng nhỏ như gia đình, trường học, công ty, hay một nhóm bạn bè. Trong học tập, đoàn kết giúp học sinh hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Trong công việc, đoàn kết giúp tăng hiệu quả lao động, tạo môi trường làm việc tích cực và lành mạnh. Khi mỗi người biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, biết lắng nghe, chia sẻ và cùng nhau cố gắng, thì tập thể đó chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn.


Ngược lại, nếu thiếu sự đoàn kết, con người dễ rơi vào xung đột, ganh ghét, đố kỵ, làm giảm đi hiệu quả công việc và phá vỡ sự phát triển chung. Những tập thể không có sự gắn bó sẽ rất dễ bị tan rã trước những khó khăn nhỏ nhất. Vì vậy, đoàn kết không chỉ là một lựa chọn, mà là yếu tố sống còn đối với mỗi cá nhân và cộng đồng.


Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của sự đoàn kết trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, tôn trọng lẫn nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và luôn sẵn sàng chung tay vì lợi ích chung. Khi mỗi người biết sống chan hòa và đoàn kết, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.


Tóm lại, sự đoàn kết là nền tảng vững chắc để xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững. Đoàn kết là sức mạnh, là chìa khóa để con người vượt qua mọi rào cản, thử thách. Mỗi chúng ta hãy luôn giữ vững tinh thần đoàn kết và lan tỏa giá trị tốt đẹp ấy đến với mọi người xung quanh.

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh là một bài thơ ngắn nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh sợi chỉ tưởng chừng đơn giản, bình thường lại được nhà thơ nâng lên thành biểu tượng của sự bền chặt, gắn kết. Qua việc miêu tả quá trình kéo sợi, từ những sợi bông nhỏ bé, rời rạc đến sợi chỉ chắc chắn, bài thơ thể hiện quá trình xây dựng và củng cố khối đoàn kết. Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh cụ thể và ý nghĩa trừu tượng tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Cách dùng từ giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật càng làm nổi bật chủ đề về sự đoàn kết, thống nhất. Bài thơ không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp của sự gắn kết mà còn là lời kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một cộng đồng vững mạnh, vượt qua mọi khó khăn thử thách. Sự tinh tế trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình ảnh đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Tóm lại, "Ca sợi chỉ" là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đối với dân tộc, đất nước.

câu 1

Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. Tự khuyên mình là một trong những bài thơ như thế:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Thơ Bác cũng giản dị mà sâu sắc như chính con người Bác vậy. Người làm thơ để tự khuyên mình nên cũng chẳng cầu kỳ làm chi. Song giản dị mà vẫn thật giàu hình ảnh. Không trau chuốt, mĩ miều nhưng vẫn cứ lung linh hàm nghĩa, ý tứ thâm sâu. Câu thơ bắt đầu bằng một mệnh đề giả thiết - kết quả gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì xuân tới:

Ví không có cảnh đông tàn.
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nếu “không có cảnh đông tàn” thì cảnh “huy hoàng ngày xuân” cũng chẳng thể nào có được. Nói chuyện tuần hoàn của thiên nhiên âu cũng là để dẫn dắt chuyện con người, chuyện cuộc đời đấy thôi:

Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân. Vì lẽ đó mà phải rèn luyện tinh thần, ý chí; nghị lực đế trụ vững giữa mùa đông. “Bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách đế rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ đã thể hiện tinh thần lạc quan của Bác; của người chiến sĩ cách mạng trước những thử thách lớn lao trong cuộc đời cách mạng của mình. Và cũng chính từ đó, bài thơ đã thật sự là bài học bổ ích cho mỗi chúng ta: khó khăn, gian khổ càng giúp chúng ta rèn luyện bản thân vững vàng hơn, bản lĩnh hơn. Và muốn vậy thì đòi hỏi phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống.

Cuộc sống luôn đặt mỗi người chúng ta những thử thách để thẩm định độ bền bỉ, dẻo dai của con người chúng ta với những gai góc của nó. Thật hiếm hoi khi gạn lọc ra xem thử có mấy ai trong cuộc đời rộng lớn này mà chưa một lần phải đương đầu những gian khổ khó khăn. Từ việc nhỏ như học tập, sinh hoạt hàng ngày đến những việc lớn như công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tố quốc, lúc nào gian khó cũng chực sẵn để thử thách lòng người. Có thể nói, đó là những lúc dễ làm ta nhụt chí, sờn lòng nhất. Song “lửa thử vàng gian nan thử sức” nêu chúng ta biết giữ vững ý chí, có niềm tin vào lí tưởng, vào mục đích đúng đắn của công việc, mục đích cuộc sống cao đẹp của mình thì chắc chắn chúng ta có thêm sức mạnh, thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, đi đến đích một cách tự tin bản lĩnh, vững vàng. Còn nhớ, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng ghi lại những tháng ngày gian khổ nhất của nghĩa quân Lam Sơn:

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một đội.

Song, vì đâu mà ta chiến thắng, vì đâu mà Nguyễn Trãi kiêu hùng thảo Bình Ngô. Câu trả lời vẫn còn tươi nguyên màu mực:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan.

Vâng, ta vẫn vững niềm tin vào sức mạnh của đội quân nhân nghĩa, sức mạnh của dân tộc đứng lên chiến đấu đánh đuối những kẻ hiếu chiến, nuôi mộng tranh bá đồ vương.

Những vất vả khó khăn gặp phải như những cơn gió lạnh mùa đông. Có lúc chỉ hơi se nhưng có khi rét buốt tê tái và kéo dài nhiều tháng, nhiều ngày. Song, đông có dữ dội thế nào cũng không thể nào cưỡng được bước đi của tạo hoá. Đến hẹn, đúng kì thì nắng xuân vẫn trở về chan hoà, ấm áp muôn nơi. Nếu ta vượt qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì chắc chắn sẽ được sống trong cảnh xuân “huy hoàng”. Và như vậy cũng có nghĩa là: vượt qua gian khổ sẽ đến sung sướng, vượt qua thất bại sẽ đến thành công. Niềm tin quả có sức mạnh thật kì diệu. Bài học của Bác làm ta nhớ đến lè sống những nhà nho Nguyễn Công Trứ, nhớ đến chất lạc quan mãnh liệt mỗi khi nhà thơ khăn áo đi thi:

Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới xứng mặt anh hùng.

Đúng là, nếu thiếu niềm tin thì Nguyễn Công Trứ khó có thể vượt qua những lần thất bại trên con đường thi cử của mình để có thể thực hiện được chí anh hùng, để tên tuổi rạng ngời cùng sông núi ngàn năm!

Gạo đem vào giã bao đau dán
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Không có thành công nào mà không phải trải qua nhiều gian khó, không phải đổ mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn. Chính trong gian khổ, con người sẽ vững vàng hơn, dạn dày hơn, trưởng thành hơn về mọi mặt. vẫn còn đó câu chuyện cổ về quả dưa đỏ như một bài học về lòng kiên trì trước khó khăn. Có thể nói chính cuộc sống khắc nghiệt trên đảo hoang đã rèn giũa một Mai An Tiêm cần cù, thông minh và sáng tạo tuyệt vời như vậy đó. Để rồi, sự kiên nhẫn đến sốt ruột khi chứng kiến Mai An Tiêm bền bỉ thả từng quả dưa đỏ xuống mênh mông biển cả mong nhận được một thông điệp từ đất liền đã không phụ lòng người. Hạnh phúc đến với chàng và cả gia đình chàng quả không dễ dàng như những phép màu vẫn thường thấy trong cố tích. Song nói vậy để thấy rằng: quý biết bao những hạnh phúc đã đi qua đắng cay như thế.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lễ
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa đông băng giả
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Cuộc đời của Bác và của cả những chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là những tấm gương cảm động về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng mãnh liệt. Thấy được lẽ sống cao cả đó, chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với những kẻ thiếu quyết tâm, thiếu ý chí, nghị lực trước công việc, hay nản chí, ngã lòng, bi quan trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những kẻ đó khó có thể thành công trong cuộc đời, khó có thể đặt niềm tin vào họ. Suy cho cùng, lí tưởng sống của họ cũng hết sức mờ nhạt, khó có thể là một người trung thành. Những kẻ bán nước, những tên việt gian mà lịch sử đã từng kết tội là gì nếu không phải là sự đầu hàng nhục nhã, là kết quả của sự mềm lòng, nhụt chí vì họ không có niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta cũng như thiếu niềm tin vào chính mình?

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, chúng ta đang rất cần những con người có bản lĩnh, có ý chí, có quyết tâm, phấn đấu thực hiện một mục đích cao đẹp của bản thân cũng như của xã hội. Chính vì thế, bài thơ

của Bác một lần nữa ân cần nhắc nhở chúng ta không ngừng phải trau dồi, rèn luyện bản lĩnh sống trong cuộc đời. Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được một mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua gian nan thử thách. Cái cốt yếu là ở chỗ: ta có thế sẵn sàng chấp nhận gian khó hay không, có sẵn sàng đương đầu với nó hay không? Trong đấu tranh cách mạng, với người chiến sĩ, đầu hàng có nghĩa là chết, thì với chúng ta hôm nay, đầu hàng có nghĩa là không đáng sống đúng nghĩa cao đẹp của nó nữa rồi. Nói vậy cũng có nghĩa là mỗi người phải không ngừng rèn luyện đế có thế’ sẵn sàng đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng của mình để vượt khó, về đích huy hoàng nhất. Và có lẽ, cái không thể thiếu được là niềm tin cuộc sống, niềm tin vào những cái cao đẹp mà ta đã vì nó mà sống, mà hi sinh, mà không nề hà gian khổ. Mỗi người phải luôn tâm niệm rằng:

Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.

Là học sinh, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ phải trau dồi ý thức vượt khó. Có thể, là tinh thần quyết tâm đạt cho bằng được những ước mơ mà minh hằng mong mỏi, nhưng cũng có thể là ý chí khắc phục những gian khó nhỏ nhoi trước mắt. Tấm gương học giỏi của những bạn nghèo vượt khó nhưng học tốt là những điển hình đẹp cho mỗi chúng ta phấn đấu vươn lên hằng ngày.

Bài thơ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học vô cùng quý báu đế có thế sống vững, sống tốt trong đời và cho đời. Chặng đường học tập vẫn còn đang ở phía trước với biết bao trở ngại, khó khăn đòi hỏi nghị lực dẻo dai, bền bỉ của mỗi chúng ta. Hi vọng rằng, lời dạy của Bác đã, đang và sẽ thấm sâu mỗi ngày trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta bước vào tương lai tự tin, bản lĩnh, vững vàng.

câu 2

Cuộc sống là một hành trình đầy khó khăn và thử thách. Không chỉ đối diện với những trở ngại về tình cảm, vật chất, chúng ta còn phải vượt qua những cám dỗ luôn rình rập xung quanh. Để bước qua tất cả, mỗi người cần có một bản lĩnh vững vàng, giữ cho mình sự kiên định và hướng về con đường đúng đắn. Vậy bản lĩnh là gì?

Bản lĩnh là khả năng giữ vững chính kiến, kiên định trước khó khăn, không dao động trước những cám dỗ hay ý kiến trái chiều. Nó là thước đo nhân cách con người, biểu hiện qua việc họ có dám đứng lên bảo vệ điều đúng đắn và hướng tới những giá trị tốt đẹp hay không. Sống bản lĩnh giúp chúng ta tự tin hơn, tạo động lực mạnh mẽ để theo đuổi những mục tiêu, ước mơ trong cuộc sống.

Có rất nhiều tình huống trong đời đòi hỏi chúng ta thể hiện sự bản lĩnh. Chẳng hạn, trong công việc, khi cấp trên hoặc đồng nghiệp mắc sai lầm, người bản lĩnh sẽ không im lặng vì sợ làm mất lòng mà sẵn sàng lên tiếng để sửa sai. Trong học tập, bản lĩnh của học sinh được thể hiện qua việc không gian lận trong thi cử, không chạy theo những hành vi sai trái chỉ để làm vừa lòng bạn bè. Người bản lĩnh còn biết giữ bình tĩnh trước những áp lực, đưa ra quyết định sáng suốt ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Lịch sử và văn học ghi nhận nhiều tấm gương bản lĩnh. Nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là hình mẫu của sự kiên cường. Dù bị giam cầm, ông vẫn không khuất phục trước cường quyền, giữ vững khí phách khiến người đời nể phục. Trong thực tế, những tấm gương như chị Nguyễn Thị Luyện – thành viên đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam – cũng là minh chứng sống động. Dù mất cả cha lẫn mẹ khi còn trẻ, chị vẫn kiên cường vượt qua nỗi đau để cống hiến hết mình, góp phần mang về huy chương vàng tại SEA Games 29.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có bản lĩnh để vượt qua khó khăn. Nhiều người dễ dàng gục ngã, chạy theo dư luận hoặc sa ngã trước những cám dỗ. Những học sinh, sinh viên khi rời xa gia đình, bước chân vào môi trường mới, thay vì tập trung học tập lại chạy theo lối sống hưởng thụ, ăn chơi, khiến cuộc đời rẽ sang hướng tiêu cực.

Bản lĩnh không phải là tố chất bẩm sinh mà cần được rèn luyện qua thời gian. Những người có ý chí lớn, chăm chỉ học hỏi, và sẵn sàng đối mặt với thất bại thường sẽ xây dựng được bản lĩnh vượt trội. Đây chính là phẩm chất của những người anh hùng, những doanh nhân thành đạt, hay những nhà lãnh đạo tài ba.

Là người trẻ, để học tập và rèn luyện tốt, chúng ta cần giữ vững chính kiến và quan điểm của mình. "Thất bại là mẹ thành công," nếu kiên trì và kiên cường, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những thành tựu xứng đáng. Hãy sống với bản lĩnh, để tạo nên cuộc đời mình thật ý nghĩa và thành công!


Câu 1 (0.5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm.

Câu 2 (0.5 điểm):

Bài thơ được viết theo thể: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 3 (1.0 điểm):
Biện pháp tu từ: Phép đốiẩn dụ.

  • Phân tích:
    • Hai câu thơ:
      "Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,
      Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;"
      sử dụng phép đối rất chỉnh: "đông hàn tiều tụy cảnh" đối với "xuân noãn đích huy hoàng", thể hiện sự đối lập giữa nghịch cảnh và hạnh phúc.
    • Đồng thời, hình ảnh "mùa đông tiêu điều" và "mùa xuân huy hoàng" là ẩn dụ cho những giai đoạn khó khăn và thành công trong cuộc sống.
      → Qua đó, tác giả thể hiện quy luật: trải qua gian khổ mới đến được vinh quang

Câu 4 (1.0 điểm):
Mặc dù tai ương thường mang nghĩa tiêu cực, nhưng trong bài thơ này, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa tích cực.
→ Đó là cơ hội rèn luyện bản thân, giúp tinh thần thêm mạnh mẽ, hăng hái, kiên cường hơn trong cuộc sống.


Câu 5 (1.0 điểm):
Bài học ý nghĩa nhất rút ra từ bài thơ:
→ Trong cuộc sống, khó khăn, gian khổ là điều tất yếu, nhưng chính những thử thách ấy giúp con người trưởng thành, bản lĩnh hơn, và từ đó, đạt được thành công và hạnh phúc.
Không có mùa đông khắc nghiệt thì không thể có mùa xuân rực rỡ.