

Trịnh Phương Thảo
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1.
Thể thơ của văn bản là thể thơ tự do.
Câu 2.
Một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả ký ức tuổi học trò:
Sân trường, cây phượng, tiếng ve, tà áo mỏng bay qua cổng trường, gió heo may, sách giáo khoa xưa, thầy cô, nụ cười hiền, mái tóc chớm màu mưa, tấm bảng xanh, mái trường như bóng mẹ.
Câu 3.
Các dòng thơ in đậm:
Thôi đừng nghe tiếng ve kêu cháy ruột
Để người lính bình yên nằm dưới cánh rừng già
Biện pháp nghệ thuật:
Ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng trong cụm "tiếng ve kêu cháy ruột", gợi nỗi nhớ mùa hè da diết, xốn xang đến “cháy lòng”.
Hoán dụ trong hình ảnh "người lính bình yên nằm dưới cánh rừng già", tượng trưng cho những người đã hy sinh trong chiến tranh.
Hiệu quả:
Tăng tính biểu cảm, khơi gợi cảm xúc sâu lắng, gắn ký ức tuổi học trò với lịch sử dân tộc và sự tri ân những người đã ngã xuống cho hoà bình hôm nay.
Câu 4.
Tình cảm của nhân vật trữ tình là nỗi nhớ da diết, chan chứa yêu thương về tuổi học trò, mái trường, thầy cô và quá khứ. Đó cũng là sự biết ơn sâu sắc đối với những giá trị tinh thần và những người đã âm thầm vun đắp, hy sinh để nuôi dưỡng tâm hồn và tương lai thế hệ trẻ.
Câu 5.
Từ nội dung văn bản, em rút ra bài học:
Cần biết trân trọng quá khứ, giữ gìn những ký ức đẹp và giá trị tinh thần như tình thầy trò, bạn bè, tình yêu quê hương, lòng biết ơn. Những điều ấy là hành trang quý giá để mỗi người trưởng thành. Em sẽ luôn sống tử tế, biết ơn và nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng đáng với những gì đã được trao tặng từ mái trường và cuộc sống.
Câu 1
Ngôi kể : ngôi thứ 3.
Câu 2
Một số chi tiết về cách ứng xử của chị Bớt cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử bao gồm:
+Chị Bớt cố gặng mẹ cho hết lẽ khi mẹ muốn đến ở chung với mình.
+Chị Bớt không nhắc lại chuyện cũ về việc mẹ phân biệt đối xử mà chỉ quan tâm đến việc mẹ có ổn không.
+Chị Bớt ôm lấy vai mẹ và nói "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" khi mẹ có vẻ ân hận.
Câu 3
Qua đoạn trích, nhân vật Bớt hiện lên là người :
+ Hiếu thảo , yêu thương mẹ : Mừng khi mẹ ở cùng,lo lắng cho mẹ
+ Thương con,đảm đang : Vừa lo công tác, vừa lo làm ruộng , chăm sóc con cái
+ Vị tha, bao dung : Không hề trách móc mẹ về những đối xử bất công trong quá khứ
Câu 4
Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bớt thể hiện sự thấu hiểu,yêu thương và lòng vị tha của chị đối với mẹ .Chị không muốn mẹ phải dằn vặt,day dứt về những lỗi lầm trong quá khứ .Đồng thời,hành động này cũng thể hiện sự bao dung và mong muốn hàn gắn tình cảm gia đình
Câu 5
- Một thông điệp có ý nghĩa nhất là “ Tình yêu thương và lòng vị tha là liều thuốc có thể hàn gắn mọi vết thương “
Bởi mỗi người chúng ta không ai là chưa một lần mắc sai lầm hay người khác làm những điều có lỗi đối với mình. Thay vì oán hận, trách móc, tỏ thái độ tiêu cực với họ thì hãy thử một lần mở rộng lòng bao dung, vị tha , nhìn mọi chuyện theo chiều hướng tích cực để có thể đi tới hướng giải quyết đúng đắn nhất cho đôi bên. Từ đó,giúp hàn gắn những rạn nứt,gỡ bỏ hiểu lầm và xây dựng được mối quan hệ cũng như một xã hội tốt đẹp,văn minh. Như nhân vật Bớt trong câu chuyện mặc dù đã từng bị đối xử bất công, tệ bạc nhưng bằng lòng vị tha và tình yêu thương của mình Bớt đã khiến mẹ nhận ra lỗi lầm của bản thân và hàn gắn lại tình cảm gia đình