

Nông Đức Thanh
Giới thiệu về bản thân



































Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.
Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.
Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.
Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Văn bản "Những quả bóng lửa" gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến việc khám phá và chinh phục không gian, đặc biệt là hành tinh Hoả Tinh. Văn bản đề cập đến việc các linh mục muốn hiểu biết về các sinh vật sống trên Hoả Tinh để xây dựng nhà thờ phù hợp. Và miêu tả sự khác biệt giữa con người và những quả cầu ánh sáng sống trên Hoả Tinh. Không chỉ vậy văn bản còn thể hiện tinh thần kiên trì và quyết tâm khám phá những điều mới mẻ, dù phải đối mặt với những khó khăn và thử thách, của Đức Cha Peregrine. Đến năm2020 của thế kỉ XXI, con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc khám phá không gian và nghiên cứu về các hành tinh khác. Các sứ mệnh của NASA và các tổ chức không gian khác đã gửi nhiều tàu thăm dò và robot lên Hoả Tinh để nghiên cứu về bề mặt, khí hậu và tiềm năng sự sống trên hành tinh này. Và công nghệ không gian đã tiến bộ vượt bậc, giúp con người có thể thực hiện các sứ mệnh không gian dài và khám phá các hành tinh xa xôi.
Trong văn bản "Những quả bóng lửa", nhân vật Đức Cha Peregrine để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Đức Cha Peregrine là một người lãnh đạo đầy tâm huyết và kiên trì. Ông luôn quyết tâm đi vào những nơi khó khăn nhất, thể hiện sự can đảm và lòng quyết tâm đáng khâm phục của ông. Đức Cha không ngại đối mặt với những thử thách,tìm kiếm những con đường mới dù đầy gian nan. Tinh thần tự lực và quyết tâm mở lối đi riêng của ông là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
Đối với thực vật, thoát hơi nước có vai trò là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, đóng vai trò như lực kéo giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng trong thân; tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào bên trong tế bào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 ra ngoài không khí; giúp hạ nhiệt độ của lá, bảo vệ lá cây vào những ngày nắng nóng.
Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều thoát ra ngoài môi trường, và phần lớn thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng 6-10 độ C so với môi trường, người cảm thấy gốc cây sẽ thấy mát hơn.
- Phương trình quang hợp:
Nước + Carbon dioxide Ánh sáng, Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen
- Từ phương trình quang hợp giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên:
+ Cây xanh hấp thụ khí Carbon dioxide, nhả ra khí Oxygen → làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp điều hòa khí hậu, cung cấp Oxygen cho sự sống.
+ Hệ rễ cây cắm sâu dưới đất để lấy nước và các khoáng chất cung cấp cho quá trình quang hợp → Góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,…
+ Cây xanh tạo ra chất hữu cơ → Cung cấp thức ăn cho các sinh vật.
+ Cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ → Giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
a) từ trường xuất hiện xung quanh nam châm hoặc trong không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện
b)Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam .