Lê Quỳnh Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Quỳnh Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới cần vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ, vừa đảm bảo phát triển bền vững vì: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm chi phí sản xuất, từ đó thúc đẩy công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp là một trong những ngành có tác động lớn nhất đến môi trường (ô nhiễm không khí, nước, đất, biến đổi khí hậu,...). Phát triển công nghiệp bền vững là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và các thế hệ tương lai, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến xã hội. Việc phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ cho phép tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường hơn, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất để tiết kiệm tài nguyên. Xã hội ngày càng quan tâm đến các sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp bền vững đáp ứng nhu cầu này, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

-Các nhân tố tự nhiên: +Vị trí địa lí: Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành. Ví dụ, các quốc gia có đường bờ biển dài và nhiều cảng biển thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển. +Địa hình: Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông (đường sá, cầu cống, hầm). Vùng núi cao gây khó khăn cho việc xây dựng đường sá hơn vùng đồng bằng. +Khí hậu và thời tiết: Ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện vận tải, ví dụ như sương mù, bão lũ có thể gây gián đoạn giao thông. +Sông ngòi: Quy định sự phát triển của giao thông đường thủy, đồng thời là yếu tố cần xem xét khi xây dựng cầu đường. +Tài nguyên khoáng sản: Ảnh hưởng đến hướng và loại hình vận tải để phục vụ nhu cầu khai thác và vận chuyển tài nguyên.

-Các nhân tố kinh tế - xã hội: +Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: Có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của1 giao thông vận tải. Các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải, tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách.

+Phân bố dân cư: Đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị, ảnh hưởng sâu sắc đến vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô và hình thành mạng lưới giao thông đô thị.

+Mức sống dân cư: Ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chi trả cho các dịch vụ giao thông vận tải. Tiến bộ khoa học - công nghệ: Thúc đẩy sự ra đời của các loại hình giao thông vận tải mới, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải.

+Chính sách phát triển giao thông vận tải của nhà nước: Định hướng và tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. +Hội nhập quốc tế: Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, thúc đẩy phát triển các tuyến giao thông quốc tế.