Phạm Khánh Ly

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Khánh Ly
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

    Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh không chỉ ngợi ca giá trị của sợi chỉ mà còn ẩn chứa một triết lý sâu sắc về sức mạnh đoàn kết của con người. Trước hết, bài thơ mở đầu bằng hình ảnh sợi bông yếu ớt, dễ bị tác động: "Xưa tôi yếu ớt vô cùng / Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời". Đây là một cách so sánh ẩn dụ cho một con người đơn lẻ, khi không có sự hỗ trợ từ cộng đồng, dễ bị tổn thương và mất phương hướng. Tuy nhiên, khi các sợi chỉ liên kết với nhau, chúng trở thành một tấm vải kiên cố, không ai có thể "bứt xé cho ra". Tấm vải ở đây chính là biểu tượng của sự đoàn kết, là sức mạnh tập thể. Tiếp đó, không chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn thuần, bài thơ còn mang ý nghĩa tuyên truyền sâu sắc. Hồ Chí Minh đã khéo léo liên hệ với phong trào cách mạng thông qua lời kêu gọi cuối bài: "Yêu nhau xin nhớ lời nhau, Việt Minh hội ấy mau mau phải vào". Qua đó ta có thể thấy đây không chỉ là một lời nhắn nhủ về sự đoàn kết trong cuộc sống mà còn là liwf hiệu triệu người dân cùng đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc. Tóm lại, bài thơ "Ca sợi chỉ" vừa giản gị, vừa sâu sắc, giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đoàn kết. Thông điệp bài thơ vẫn luôn mangh giá trị thời đại, khẳng định rằng chỉ khi con người đoàn kết, chung sức, chúng ta mới có thể đạt được những thành tựu lớn lao.

Câu 2: 

 

                                                                         “Một cây làm chẳng nên non
                                                                      Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho số nhiều thì có thể dựng nên những đồi núi trập trùng. Một cọng rơm khó làm nên ngọn lửa nhưng một bó rơm thì hoàn toàn có thể trở thành một ngọn đuốc lớn trong đêm tối. Câu chuyện về bó đũa mà người cha đã dạy cho các con của mình vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa thời sự đâu đây như nhắc nhở với con người rằng không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dặn dò con cháu của mình sống trên đời cần phải biết yêu thương, nhường nhịn, đặc biệt là phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau.

    Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân mình. Đoàn kết có ở khắp mọi nơi trong gia đình anh em hoà thuận, thương yêu, chia sẻ khó khăn với nhau, ở trường, các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên; nhà trường quyên góp tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo vượt khó, tổ chức các cuộc thi như Hội khỏe Phù Đổng, Olympic để các hạn học sinh có thể phát huy tinh thần đồng đội của mình một cách mạnh mẽ nhất…

    Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công. Nếu sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu. Nếu biết đoàn kết lại thì sẽ tạo nên được sức mạnh lớn lao. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ thời Hùng Vương đến nghìn năm chống giặc phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân ta trên dưới một lòng, “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” cùng nhau làm nên những kỳ tích. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, khó khăn gian khổ nhiều nhưng chính lúc ấy tinh thần đoàn kết, sự chung sức chung lòng là sợi dây thắt chặt tình cảm đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng ấp là một pháo đài. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc của tiếc công, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở lương thực, thực phẩm ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe ra tiền tuyến, tích cực phát động các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân… để giành được những thắng lợi vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, nghiêng mình.

    Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức sôi nổi và tự nguyện ở khắp mọi nơi. Khi “khúc ruột miền Trung” oằn mình trong tang thương bão lũ năm 2010 thì nhân dân cả nước lại đứng lên quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, động viên thăm hỏi cả về vật chất lẫn tinh thần.Hay là sự giúp đỡ nhau của nhân dân trong cả nước về đại dịch Covid-19 vừa qua. Không chỉ vậy, nhiều tổ chức, cá nhân đã xây dựng quỹ Vì người nghèo, Vì trẻ em chất độc màu da cam, Trái tim cho em… để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm của mọi người đối với mỗi mảnh đời, mỗi trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, mỗi hành động và việc làm đều thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.

   Khi tất cả cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên một sức mạnh lớn lao, cao cả. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình sẽ không dễ dàng vượt qua được. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người. Không những thế, ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống hơn.

    Đoàn kết quan trọng là thế nhưng có nhiều người vẫn không hề biết đoàn kết là gì. Họ lợi dụng tinh thần đoàn kết không phải để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ mà để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Trong nhà trường hiện nay, nhiều nhóm học sinh chia bè phái, tẩy chay các bạn khác gây mất tinh thần đoàn kết ở lớp học. Có bạn thì chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân còn tập thể lớp ra sao thì mặc kệ. Chỉ vì sự ghen tức, ganh đua, ích kỷ cá nhân nhưng làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Những hành vi đó đều thật đáng lên án và phê phán.

   Dễ thấy tinh thần đoàn kết là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Hiểu được điều đó mỗi cá nhân chúng ta hãy đoàn kết, bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; anh em trong nhà thì luôn thương yêu nhau, san sẻ những khó khăn cho nhau; ngoài xã hội thì tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ đồng bào ở các vùng bị thiên tai lũ lụt, những người nghèo, người già neo đơn hay khuyết tật… Hãy biết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” để vươn tới “Thành công, thành công, đại thành công” giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

 

 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Nhân vật "tôi" trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ vật bông.

Câu 3: 

  - Một biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là ẩn dụ qua hình ảnh "Đó là lực lượng, đó là vẻ vang"

    +"lực lượng" tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh tập thể khi nhiều sợi chỉ kết hợp lại.

    +"vẻ vang" thể hiện ý nghĩa cao quý mà sợi chỉ mang lại khi nó góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị.

  -Tác dụng:

    +Nghệ thuật: Làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

    +Nội dung: Biện pháp tu từ trên giúp nhấn mạnh thông điệp rằng những điều nhỏ bé (như sợi chỉ) khi hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đồng thời đề cao giá trị của sự kết nối, đoàn kết với nhau trong cuộc sống. Đây là cách Hồ Chí Minh khéo léo truyền tải tư tưởng về sự đoàn kết đến với chúng ta.

Câu 4:

  -Đặc tính của sợi chỉ: ban đầu yếu ớt, dễ đứt nhưng khi hợp thành nhiều sợi lại tạo nên một tấm vải vô cùng bền chắc.

  -Theo em, sức mạnh của sợi chỉ nằm ở sự đoàn kết, khi riêng lẻ thì yếu ớt, dễ đứt nhưng khi kết hợp, hợp thành lại thì trở nên vô cùng mạnh mẽ, không thể phá vỡ hay tách rời.

Câu 5: 

  Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra được từ bài thơ là sức mạnh của sự đoàn kết : Sợi chỉ tuy nhỏ bé nhưng khi chũng kết hợp lại sẽ tạo nên tấm vải chắc chắn, bền đẹp. Điều này ẩn dụ cho tinh thần đoàn kết của con người: khi mỗi cá nhân gắn kết, hỗ trợ nhau thì có thể tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần xây dựng tập thể vững mạnh. Hơn nữa, bài thơ cũng nhắc nhở rằng mọi thứ trong cuộc sống đều có giá trị riêng, dù nhỏ bé hay bình thường đến đâu, miến là chúng biết hợp tác và phát huy hết khả năng của mình thì đều sẽ tạo nên những thành công nhất định. Đây cũng là bài học sâu sắc về tinh thần lao động, sự kiên trì và cống hiến vì lợi ích chung.