Nguyễn Thị Diệu Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Diệu Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Môi trường đang gặp nguy hiểm trầm trọng với tỷ lệ ô nhiễm và sự tuyệt chủng của động vật cao nhất mọi thời đại, trong vòng chưa đầy một thập kỷ nữa nguy cơ của biến đổi khí hậu sẽ không thể đảo ngược và vô vàn những hệ luỵ khôn lường có thể huỷ hoại hoàn toàn sự sống của chính chúng ta. Vì vậy mà bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách và đòi hỏi sự chung tay không chỉ từ một cá nhân mà là cả một cộng đồng, xã hội. Từ những hành động nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định đến việc lớn hơn là giảm thiểu việc sử dụng năng lượng điện khi không cần thiết, khí gas và các loại khí đốt, hay hạn chế sử dụng đồ dùng một lần, tui nilon chẳng hạn. Thay vào đó có thể dùng các vật dụng thay thế, sử dụng được dài lâu và tuyên truyền việc cắt giảm, tái chế, tái sử dụng. Bảo vệ môi trường chính là khi ta nhận thức được mình nên và phải làm gì khi Trái Đất cần. Mỗi khi có một hành động nhỏ là một phút duy trì sự sống, và khi hành động ấy đến từ một cộng đồng lớn hơn là bảo vệ cả một hành tinh xanh.

Câu 2:

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, nhưng mỗi tác giả lại chọn cho mình một lối đi riêng để khắc hoạ hiện thực và khi đặt cạnh nhau lại mang đến mối tương quan đặc biệt. Cùng viết về đề tài, Nhàn của tác gia Nguyễn Trãi và một bài thơ của Nguyễn Khuyến đều khắc hoạ hình tượng người ẩn sĩ có nét tương đồng nhưng vấn mang nét chấm phá riêng biệt, đưa đến khi phách, thể hiện quan niệm khác nhau

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, nhưng mỗi tác giả lại chọn cho mình một lối đi riêng để khắc họa hiện thực. [Tên tác phẩm 1] của [Tên tác giả 1] và [Tên tác phẩm 2] của [Tên tác giả 2] tuy có sự khác biệt về hoàn cảnh sáng tác nhưng đều tập trung vào [đề tài hoặc nội dung cụ thể]. So sánh hai tác phẩm sẽ giúp ta hiểu rõ hơn những nét tương đồng trong tư tưởng nhân văn và phong cách độc đáo mà mỗi tác giả gửi gắm.


Trước hết, dễ nhận thấy là cả hai hình tượng ẩn sĩ có lẽ đều đang lựa chọn cuộc sống ẩn dật khi với thơ Nguyễn Trãi "tìm nơi vắng vẻ" còn thơ Nguyễn Khuyến"là "cần trúc lơ phơ "gió hắt hiu'. Họ không màng phú quý "nhìn xem phú quý chiêm bao", không màng danh lợi "mặc ai chốn xe ngựa", tránh chốn quan trường chọn ẩn dật nơi xa xôi hẻo lánh để tịnh tâm mình cũng nhử giả toả khỏi căng thẳng, sự việc trong triều trước đó.

Hình ảnh thiên nhiên từ lâu đã là hình ảnh gắn liền với thi nhân vì vậy mà khi đem vào hai bài thơ đều hiện lên với hình ảnh đẹp đẽ đến lạ. Một vẻ đẹp yên ả, tĩnh lặng "trời thu xanh ngắt mấy từng cao, nước biếc trông như tầng khói phủ", một vẻ đẹp thanh bình và thân thương "thu ăn măng trúc, đống ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Những vị ẩn sĩ ung dung tự tại, không vướn bận chuyện đời thường hoà mình với thiên nhiên, cuộc sống vô lo cùng núi rừng.

Thế nhưng với Nguyễn Trãi người ẩn sĩ này vẫn đau đáu một nỗi nước nhà, lòng thương dân của một người chí nhân quân tử đâu đó ta có cảm giác như việc ẩn dật chỉ là bất đắc chí "Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao". Ngôn ngữ Nôm gần gũi, thân thuộc dễ dàng thể hiện trong quan niệm cuộc sống "Nhàn" của ông vẫn phải giữ vững khí tiết của người quân tử, 'chí làm trai'. Còn với Nguyễn Khuyến, ngôn ngữ hàm súc, thể hiện hình tượng ẩn sĩ có cuộc sống hoàn toàn tĩnh lặn, thoát tục, không vướn bận sự đời, tách biệt, lánh xa bụi trần.

Hình tượng người ẩn sĩ trong cả hai bài thơ đều là những hình tượng đẹp được thể hiện xuất sắc, đầy sức sống, thanh cao, thoát tục mang đến cho người đọc cái nhìn thú vị về cuộc sống nơi núi rừng, cuộc sống ẩn dật. Cả hai thi phẩm đều là tác phẩm hay, thổi hồn cho thơ trung đại, làm phong phú thêm kho tàng văn chương Việt Nam.


Câu 1:

Theo bài viết, hiện tượng tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.

Câu 2:

Bài viết trên trình bày thông tin theo trình tự thời gian và logic vấn từ từ việc đưa ra bằng chứng rồi sau đó phân tích, đánh gia

Câu 3:

Tác giả đã sử dụng những bằng chứng để cung cấp thông tin cho người đọc là hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia, số liệu về tỷ lệ lo lắng, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu từ trẻ em và thanh thiếu niên.

Câu 4:

Theo tôi cách tiếp cận vấn đề về biến đổi khí hậu của tác giả là gián tiếp qua việc xác định, tìm hiểu về hậu quả to lớn, những vấn đề để lại. Dựa trên nghiên cứu, số liệu cụ thể xác đáng, thuyết phục từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, nhìn nhận một cách tổng quát, khách quan hơn.

Câu 5:

Thông điệp sấu sắc nhất mà tôi rút ra được là biến đổi khí hậu không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường mà còn là sự sống của con người chúng ta. Những hệ luỵ ấy đặt ra yêu cầu về việc cần nâng cao nhận thức và hành động cấp bách của mỗi cá nhân vì chính tương lai của ta và thế hệ sau này.

em không đồng ý với hành động của anh T. Anh T vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế, anh kê khống hoá đơn bán hàng và doanh thu để thu lợi cá nhân. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và anh T có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Anh T nên kê khai đúng và chính xác dù đang gắp nhiều khó khăn.

a) Bà đã vi phạm quyền, nghĩa vụ trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội khi không khai báo y tế dù biết cơ thể xuất hiện triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm, và hơn thế bà C vẫn tự nhiên xuất hiện tại những nơi đông người mà không đeo khẩu trang, găng tay hay tránh xa người khác. Bà C cũng vi phạm Hiến pháp và luật bảo vệ sức khoẻ của người khác khi đnag đe doạ đến cuộc sống sức khoẻ của cộng đồng.

b) Hâu quả của hành vi trên có thể khiến không chỉ bà C mà còn những người xung quanh gặp nguy hiểm. Bà c tự mua thuốc về chữa trị mà không thông qua khám chữa bệnh có thể khiến tình trạng của bà ngày càng tệ hơn, điều này cũng khiến cho sự nguy hiểm của việc truyền nhiễm tăng cao khi bà không chỉ vẫn lui tới những nơi đông người mà còn không thực hiện phương pháp bảo hộ gây nguy hiểm tới cộng đồng. Bà C có thể bị xử phạt vi phạm vì các hành vi trên.