Triệu Thị Mai

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Triệu Thị Mai
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Đoạn thơ trích từ bài Trăng hè của Đoàn Văn Cừ gợi lên một bức tranh quê yên bình, giản dị mà thấm đẫm tình quê. Âm thanh "võng kẽo kẹt" vang lên trong đêm khuya gợi cảm giác thân thương, quen thuộc của đời sống nông thôn. Những hình ảnh đời thường như con chó ngủ lơ mơ, bóng cây lơi lả bên hàng dậu, ông lão nằm chơi giữa sân hay đứa bé đứng ngắm con mèo... đều được khắc họa một cách sinh động và gần gũi. Tất cả tạo nên một không gian tĩnh lặng mà ấm áp, cho thấy vẻ đẹp bình dị, thanh bình của làng quê Việt Nam. Ánh trăng dịu dàng phủ lên tàu cau càng làm bức tranh trở nên mộng mơ, nên thơ. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu tha thiết của tác giả dành cho quê hương, đồng thời gợi nhắc trong ta nỗi nhớ da diết về những đêm hè thanh tĩnh nơi làng quê xưa.

Câu 2

Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời – là khi con người có nhiệt huyết, khát vọng và khả năng để vươn tới những điều lớn lao. Trong xã hội hiện đại đầy biến động và cạnh tranh, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công và giá trị của mỗi con người. Sự nỗ lực không đơn thuần là cố gắng nhất thời mà là sự kiên trì, bền bỉ vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên, hoàn thiện bản thân. Tuổi trẻ có thể thiếu kinh nghiệm, nhưng lại sở hữu sự dũng cảm và tinh thần không ngại thất bại. Khi nỗ lực hết mình, thanh niên sẽ học được cách chịu trách nhiệm cho lựa chọn của bản thân, rèn luyện bản lĩnh và ý chí vươn lên. Đó cũng là cách để mỗi người trẻ góp phần xây dựng tương lai không chỉ cho cá nhân mà còn cho xã hội. Trong thực tế, đã có rất nhiều tấm gương tuổi trẻ nỗ lực vượt khó vươn lên khiến ta cảm phục. Từ những học sinh nghèo học giỏi, những người khởi nghiệp tay trắng đến những người trẻ cống hiến trong các hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường… Họ chính là minh chứng sống động cho giá trị của sự nỗ lực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thụ động, dễ nản lòng, buông bỏ ước mơ khi gặp trở ngại. Điều này đặt ra yêu cầu mỗi người trẻ cần nhìn nhận lại thái độ sống, khơi dậy ý chí và tinh thần cầu tiến để không bỏ lỡ những năm tháng đẹp nhất đời mình. Sự nỗ lực hết mình không đảm bảo chắc chắn thành công, nhưng nếu thiếu nỗ lực thì thất bại gần như là điều tất yếu. Tuổi trẻ chỉ đến một lần, vì vậy mỗi người hãy sống trọn vẹn với những hoài bão và hành động không ngừng để biến ước mơ thành hiện thực.


Dưới đây là phần trả lời ngắn gọn cho các yêu cầu từ 1 đến 5:

Câu 1.
Ngôi kể: Ngôi thứ ba

=>Dấu hiệu : người kể giấu mình, kể chuyện về các nhân vật. 

Câu 2.
- Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ:

+ Khi mẹ đến ở cùng, chị rất mừng.

+ Chị gặng hỏi mẹ cho rõ ràng, lo mẹ lại khổ như trước.

+ Chị ôm lấy mẹ khi mẹ buồn và trấn an: “Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?

Câu 3.
-Nhân vật Bớt là người:

+ Hiếu thảo, biết tha thứ.

+ Tận tụy, chịu thương chịu khó.

+ Tấm lòng bao dung, không oán trách mẹ dù từng chịu thiệt thòi.

Câu 4.
Hành động và lời nói đó thể hiện:

+ Tình cảm yêu thương, tha thứ của Bớt dành cho mẹ.

+ Mong muốn xóa bỏ khoảng cách, không để mẹ day dứt vì lỗi lầm trong quá khứ.

+ Sự trưởng thành, thấu hiểu và lòng vị tha sâu sắc của Bớt.

Câu 5.
-Thông điệp ý nghĩa: Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng, có thể hóa giải mọi lỗi lầm và khoảng cách.
+Lí do: Trong cuộc sống hôm nay, giữa những áp lực và mối quan hệ dễ rạn nứt, sự bao dung và yêu thương trong gia đình chính là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất.

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 2

- Bài thơ được viết theo thể thơ : lục bát phần dịch thơ

Câu 3

- biệt pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là biệt pháp đối lập ."Đông tàn" đối lập với " xuân " "gian truân" đối lập với sự huy hoàng của mùa xuân sự đối lập này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân, mà còn nhấn mạnh sự rèn luyện, trưởng thành của tinh thần của con người sau những khó khăn thử thách.

Câu 4

-Trong bài thơ, tai ương không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để rèn luyện ý chí, bản lĩnh và tinh thần kiên cường của con người. Chính nhờ những khó khăn, nhân vật trữ tình mới có thêm sức mạnh, sự hăng hái để vững vàng hơn trong cuộc

Câu 5

-Bài thơ truyền tải thông điệp sâu sắc: Trong cuộc sống, khó khăn và thử thách là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu con người biết đối mặt và vượt qua, những nghịch cảnh ấy sẽ trở thành động lực giúp ta thêm mạnh mẽ, bản lĩnh và đạt được thành công rực rỡ hơn.  

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm .

Câu 2:

- nhân vật tôi trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ cái bông

Câu 3 :

- biện pháp tu từ Nhân Hóa ẩn dụ

+ Nhân hóa nhờ tôi có nhiều đồng bang, họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều .

+ hình ảnh đồng bang được nhân hóa thành những cá thể có thể họp nhau như con người điều này làm cho sự gắn kết trở nên sống động thể hiện tinh thần đoàn kết.

+ ẩn dụ câu thơ dệt nên tấm vải nghĩ nhiều lá bền hơn đều hơn da

+ Hình ảnh tấm vải là ẩn dụ cho sự đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chung.

Câu 4 :

- sợi chỉ có những đặc tính, độ bền khả năng liên kết

+ mạch của sợi chỉ không chỉ nằm ở sợi chỉ mà còn ở khả năng kết nối và tạo nên sự đoàn kết khi các sợi chỉ được dệt may lại với nhau chúng tạo nên những tấm vải chắc chắn và bền bỉ hình ảnh này thường được sử dụng trong văn học để nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết.

Câu 5:

- bài học mà em rút ra được là phải có sự đoàn kết thì mọi việc nó mới trở nên dễ dàng và thuận lợi chính là sức mạnh của tất cả mọi người