

Đào Thị Châu Anh
Giới thiệu về bản thân



































M(x)=x8−101x7+101x6−101x5+...+101x2−101x+125
\(= x^{8} - 100 x^{7} - x^{7} + 100 x^{6} + x^{6} - 100 x^{5} - x^{5} + . . . + 100 x^{2} + x^{2} - 100 x - x + 100 + 25\)
\(= x^{7} \left(\right. x - 100 \left.\right) - x^{6} \left(\right. x - 100 \left.\right) + x^{5} \left(\right. x - 100 \left.\right) - . . . + x \left(\right. x - 100 \left.\right) - \left(\right. x - 100 \left.\right) + 25\)
Vậy \(M \left(\right. 100 \left.\right) = 25\).
a) Xét \(\Delta B A D\) và \(\Delta E A D\):
\(\hat{A B D} = \hat{A E D} = 9 0^{\circ}\).
\(A D\) chung.
\(\hat{B A D} = \hat{E A D} \left(\right. g t \left.\right)\).
Suy ra \(\Delta B A D = \Delta E A D\) (cạnh huyền - góc nhọn)
b) Do \(\Delta B A D = \Delta E A D\) (câu a) nên
+ ) \(A B = A E\) (Cặp cạnh tương ứng)
\(A\) nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng \(B E\) (1)
+) \(D B = D E\) (Cặp cạnh tương ứng)
\(D\) nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng \(B E\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra \(A D\) là đường trung trực của \(B E\).
c) Xét \(\Delta B D K\) và \(\Delta E D C\):
\(B K = C E\) (gt).
\(\hat{K B D} = \hat{C E D} = 9 0^{\circ}\).
\(B D = D E\) (chứng minh trên).
Suy ra \(\Delta B D K = \Delta E D C\) (c.g.c)
Suy ra \(\hat{B D K} = \hat{E D C}\) (Cặp góc tương ứng) (3)
Mặt khác ta có \(D\) thuộc cạnh \(B C\) nên \(\hat{E D C} + \hat{E D B} = 18 0^{\circ}\). (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\hat{B D K} + \hat{E D B} = 18 0^{\circ}\).
Hay ba điểm \(E , D , K\) thẳng hàng
a, Ta có P(x)=A(x)+B(x)
P(x) = (x^3 - 2x^2 + 5x - 3) + (-x^3 + 2x^2 - 3x + 5)
P(x) = x^3 - 2x^2 + 5x - 3 - x^3 + 2x^2 - 3x + 5
P(x) = (x^3 - x^3) + (-2x^2 + 2x^2) + (5x - 3x) + (-3 + 5) P(x) = 0 + 0 + 2x + 2 P(x) = 2x + 2
b,Ta có Q(x) = A(x).C(x)
(Q(x) = (x^3 - 2x^2 + 5x - 3).(x - 3)
Q(x) = x^3(x - 3) - 2x^2(x - 3) + 5x(x - 3) - 3(x - 3)
Q(x) = x^4 - 3x^3 - 2x^3 + 6x^2 + 5x^2 - 15x - 3x + 9
Q(x) = x^4 - 5x^3 + 11x^2 - 18x + 9
c, Ta có P(x) = 2x + 2
Cho P(x)=0
P(x)=2x + 2 = 0
2x = -2
x = -1
Vậy, nghiệm của đa thức P(x) là x=-1
1.
a, Tập hợp các số có thể xảy ra là A={0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}
b, +Các kết quả thuận lợi cho biến cố B "Số xuất hiện trên thẻ được rút là số nguyên tố" là B={2,3,5,7,9}
+Xác suất cho biến cố B là 5/9
2
a) Cửa hàng đông khách nhất vào lúc 11 giờ và vắng khách nhất vào lúc 9 giờ. b) Số lượt khách tăng 15 lượt từ 15 giờ đến 17 giờ.
Bài làm Trong cuộc sống hiện đại, khi áp lực và nhiệm vụ ngày càng gia tăng, thói quen trì hoãn trở thành một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Câu nói: “Thói quen trì hoãn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tương lai của con người” là một lời cảnh tỉnh đúng đắn, phản ánh hệ quả tiêu cực mà thói quen này mang lại. Trì hoãn là việc chần chừ, kéo dài thời gian bắt đầu hoặc hoàn thành một công việc mà ta biết là cần thiết. Có thể vì lười biếng, thiếu động lực, sợ thất bại hoặc do không biết cách quản lý thời gian hợp lý. Tuy nhiên, hậu quả của trì hoãn không đơn giản chỉ là trễ nải công việc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân, chất lượng cuộc sống và thậm chí là tương lai lâu dài. Thói quen trì hoãn khiến con người bỏ lỡ nhiều cơ hội. Một học sinh thường xuyên trì hoãn việc học sẽ không có đủ kiến thức để đạt kết quả cao. Một người đi làm nếu liên tục trễ hạn công việc sẽ đánh mất lòng tin từ đồng nghiệp và cấp trên. Trì hoãn còn gây ra cảm giác lo âu, áp lực khi công việc bị dồn ứ, làm giảm năng suất và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trì hoãn còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Người trì hoãn dễ bị stress, mặc cảm vì bản thân không làm được như mong đợi. Lâu dần, điều này khiến con người mất động lực sống, không còn định hướng rõ ràng cho tương lai. Để khắc phục thói quen trì hoãn, mỗi người cần rèn luyện tính kỷ luật và chủ động. Hãy lập kế hoạch cụ thể cho từng ngày, chia nhỏ công việc để dễ hoàn thành và tạo động lực từ những thành quả nhỏ. Quan trọng hơn cả là giữ cho mình một tinh thần tích cực, kiên định với mục tiêu đã đề ra. Tôi từng là một người hay trì hoãn, nhất là trong việc học. Nhưng khi nhận ra điều đó đang kéo mình tụt lại phía sau bạn bè, tôi quyết định thay đổi bằng cách đặt mục tiêu hàng ngày và tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành. Nhờ vậy, tôi dần cải thiện được hiệu quả học tập và cảm thấy tự tin hơn. Tóm lại, trì hoãn là một thói quen nguy hiểm, âm thầm bào mòn khả năng, ý chí và tương lai của mỗi người. Mỗi chúng ta cần nhận thức rõ điều đó để điều chỉnh bản thân, sống tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn với cuộc đời của mình
Câu 1:
Văn bản bàn về tác hại của việc con người quá phụ thuộc vào công nghệ hiện đại, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và các kỹ năng thiết yếu như giao tiếp, tư duy, sự riêng tư,… Câu 2: Câu văn nêu ý kiến: “Công nghệ khiến cho công việc xâm nhập cả vào cuộc sống gia đình và vui chơi giải trí.” Câu 3a: Phép liên kết: phép nối (quan hệ từ) với cụm từ “Ngoài thời gian đó thì…” để nối tiếp thông tin giữa các câu. Câu 3b: Phép liên kết chủ yếu: phép lặp với từ khóa “công nghệ”.
Câu 4: Bằng chứng trong đoạn (4) mang tính thực tế và thuyết phục, cho thấy mặt trái đáng lo ngại của công nghệ hiện đại, cảnh báo người đọc về việc bị xâm phạm đời tư và sự kiểm soát vô hình bởi các thiết bị và ứng dụng công nghệ. Câu 5: Thái độ của người viết là phê phán, lo ngại trước tác hại của việc lạm dụng công nghệ và mong muốn người đọc nhận thức được để điều chỉnh hành vi sống phù hợp hơn. Câu 6: Chúng ta cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị công nghệ, dành thời gian trò chuyện, gặp gỡ trực tiếp với người thân, bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể, ngoài trời để duy trì và phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo sự kết nối tình cảm thực sự trong đời sống
Để phát triển một cách toàn diện, bên cạnh việc tích lũy kiến thức, con người cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống tích cực để hòa nhập và khẳng định giá trị của bản thân. Đánh giá cao vai trò của kĩ năng sống, có nhận định cho rằng “Với học sinh, kĩ năng sống không quan trọng như tri thức". Đây là một ý kiến hoàn toàn sai . Và đây là vấn đề cần bàn luận. “Kĩ năng sống” là những năng lực giúp con người giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả, phù hợp. Đó cũng là những khả năng của con người dùng để duy trì một trạng thái tích cực của tinh thần, kĩ năng sống được biểu hiện trực tiếp qua những lời nói và hành vi phù hợp khi tương tác với con người và môi trường xung quanh. Nếu tích lũy kiến thức có thể mang đến những tri thức, hiểu biết có ích để con người hiểu hơn về cuộc sống, là nhân tố quan trọng giúp con người thực hiện được những mục tiêu, hoài bão thì việc rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng không kém, đó là năng lực xử lí vấn đề cuộc sống của con người. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người không chỉ cần có tri thức mà còn cần trang bị cho mình những kĩ năng sống để khẳng định giá trị và hoàn thiện bản thân mình. Khi sở hữu cho mình những kĩ năng sống tích cực, con người có thể xử lí linh hoạt và có hiệu quả những tình huống có vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống, khi có những năng lực giải quyết vấn đề, vì vậy mà những khó khăn, thách thức của cuộc sống không thể làm khó họ, người có kĩ năng sống thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người gắn kết những mối quan hệ, mang đến thiện cảm trong mắt người đối diện. Mặt khác kĩ năng sống góp phần nâng cao giá trị của bản thân, hoàn thiện cho tính cách và năng lực của con người. Nếu chỉ có tri thức mà không có kĩ năng sống, con người sẽ trở nên thụ động trong những kiến thức mình có mà không thể vận dụng vào trong cuộc sống. Không có kĩ năng sống con người sẽ tự ti, thiếu chủ động trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; Không thể giải quyết những vấn đề của bản thân, của xã hội con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không thể phát huy tận độ những năng lực, sở trường vốn có. Nói tóm lại, ý kiến trên là một ý kiến hoàn toàn sai . Chúng ta cần phải nắm rõ vai trò, tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với cuộc sống của con người . Do đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập tri thức, làm giàu cho vốn hiểu biết thì mỗi học sinh cần tích cực bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng mềm để thêm vững vàng trong cuộc sống hiện đại
Câu 1.
Văn bản tập trung bàn về lòng kiên trì và vai trò quan trọng của nó trong việc đạt được thành công trong cuộc sống. Câu 2.
Câu "Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công." là câu nêu luận điểm ở đoạn(2) Câu 3a.
Phép nối – sử dụng quan hệ từ “tuy nhiên” để liên kết hai vế đối lập nhau về nội dung. Câu 3b.
Phép lặp – lặp từ “kiên trì” để liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 4.
Cách mở đầu nêu rõ vai trò quan trọng của lòng kiên trì, giúp người đọc định hình được vấn đề chính của văn bản và tạo sự hứng thú tìm hiểu nội dung tiếp theo. Câu 5.
Bằng chứng đưa ra rất tiêu biểu và thuyết phục, đó là tấm gương của Thomas Edison – nhà phát minh nổi tiếng. Câu chuyện cụ thể, rõ ràng và minh họa sinh động cho tác dụng của lòng kiên trì. Câu 6. Trong quá trình học tập, có lần tôi gặp rất nhiều khó khăn khi học môn Toán. Ban đầu, tôi cảm thấy nản lòng vì kết quả không tốt. Tuy nhiên, tôi không bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục học thêm, hỏi thầy cô và bạn bè. Sau một thời gian kiên trì rèn luyện, tôi đã cải thiện được điểm số rõ rệt. Trải nghiệm đó giúp tôi hiểu rằng chỉ cần giữ vững lòng kiên trì, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công